Chữ nguyên âm là gì

[Last Updated On: 13/09/2021]

Chữ viết tiếng Việt [chữ quốc ngữ] được xây dựng theo hệ thống chữ cái La- tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm 29 chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm.

Nguyên âm: Là những âm mà khi phát âm, luồng hơi đi từ trong phổi ra không gặp trở ngại gì đáng kể [Chú ý là nguyên âm là những âm không thể đánh vần được]

Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03 nguyên âm đôi.

+ Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i [y], o, ô, ơ, u, ư

+ Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê [yê, ia, ya], ươ [ưa], uô [ua].

Phụ âm: Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu gặp phải cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài [Chú ý phụ âm là những âm có thể đánh vần được]

Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, [k, q], ch, d, đ, g [gh], gi, h, kh, l, m, n, nh, ng [ngh], p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai nhóm: phụ âm đầu và phụ âm cuối.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` [ghi thanh huyền], ~ [ghi thanh ngã], . [ghi thanh nặng], ? [ghi thanh hỏi], ‘ [ghi thanh sắc], không dùng dấu để ghi thanh ngang [không].

[Nguồn tham khảo: Giáo trình tiếng Việt Thực hành, Trường đại học Nội vụ]

[otw_is sidebar=otw-sidebar-1]

Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, ngày nay tiếng việt cũng được đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới số đông người sử dụng và đang được phát triển. Hàng năm, có không ít người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt. Đối với những người nước ngoài học tiếng việt làm thế nào học tiếng việt hiệu quả?

Trước tiên khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó là làm quen với bảng chữ cái điều này hết sức quan trọng giúp người học tiếp cận được với ngôn ngữ .Chúng ta cần phải nắm chắc bảng chữ cái và những quy luật của nó. Bảng chữ cái tiếng việt như chúng ta đã biết bao gồm 29 chữ theo thứ tự như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Trong bảng chữ cái này được chia ra như sau:

  • 12 nguyên âm : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y [nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ư]
  • 17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
  • có 4 trường hợp bán nguyên âm là: oa, oe, uy, uê thì có o và u là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là o và u không được xem là nguyên âm trong tổ hợp 4 âm tiết trên.
  • các phụ âm ghép chuẩn là: ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu

Thứ hai là làm quen về mặt thanh điệu, tiếng việt là thứ tiếng đa thanh điệu bao gồm 06 thanh điệu: thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng. Mỗi thanh điệu kết hợp với âm tiết mang một thanh điệu khác nhau.

Khi đánh dấu thanh điệu cần lưu ý vào các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm thì không bao giờ mang thanh điệu. Ngoài có một số nguyên tắc khi đánh thanh điệu chúng ta cần chú ý

Khi đánh dấu thanh điệu cần lưu ý vào các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi còn các phụ âm thì không bao giờ mang thanh điệu. Ngoài có một số nguyên tắc khi đánh thanh điệu chúng ta cần chú ý

  • Âm tiết có một nguyên âm thì thanh điệu sẽ được đặt chính nguyên âm đó: bà, bố, mẹ, xã, để
  • Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là phụ âm thì nguyên âm nào liền ngay trước phụ âm tận cùng sẽ mang thanh điệu: hàng, tiếng, điện, ngỗng, bảng
  • Âm tiết có hai nguyên âm mà tận cùng của âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm nào đứng trước sẽ mang dấu thanh điệu: mèo, hái, loại ,bữa, thổi
  • Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là phụ âm thì nguyên âm nào đứng trước phụ âm tận cùng sẽ mang dấu thanh điệu: thuyền, tuyết, chuyện, hoãn, tuyển
  • Âm tiết có ba nguyên âm mà tận cùng âm tiết là nguyên âm thì nguyên âm ở giữa các nguyên âm đó sẽ mang dấu thanh điệu: ruồi, chuối, thoại, duỗi, khuỷu
  • Âm tiết có hai nguyên âm tận cùng tạo thành các vần oa, oe, uy, uê thì thanh điệu sẽ đặt ở nguyên âm cuối: xòe, hóa, ngọa, lũy, khỏe

Thứ ba là phần phát âm và luyện âm như chúng ta đã biết tiếng việt có quan hệ logic giữa đọc và viết. Do vậy khi phát âm chuẩn thì bạn có thể viết được cái bạn nghe, cái bạn nhìn thấy đó là nền tảng tốt cho việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Khi học phát âm gắn liền với việc nghe chúng ta không cần phải cố nhớ và hiểu rõ nghĩa từ cần phát âm mà quan trọng là giúp ta quen dần với ngữ điệu và nhịp điệu từ đó. Học phát âm chuẩn tiếng Việt là một quá trình lâu dài do vậy không nên vội vàng mà cần có phương pháp luyện tập thường xuyên và từng bước đưa vào ngữ cảnh cụ thể.

  • Đối với các nguyên âm [i, ê, e ] vị trí lưỡi đưa ra trước. Nguyên âm [u, ô, o] lưỡi lùi về sau và tròn môi.
  • Hai nguyên âm ngắn ă chính là âm a phát âm ngắn, nhanh và â chính là âm ơ phát âm ngắn, nhanh
  • Ba nguyên âm iê, uô, ươ phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ

Thứ tư là sự phân bố các âm trong âm tiết và cách ghi chính tả: âm tiết tiếng việt thường có mẫu như sau:

Thanh điệu
Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính [các nguyên âm] Âm cuối [ một số phụ âm và bán phụ âm]
  • Vị trí phụ âm đầu bao gồm tất cả các phụ âm đều có thể đứng ở vị trí âm đầu
  • Vị trí âm đệm: u thường trước các nguyên âm ê, iê, â và sau q. O trước các nguyên âm e và a
  • Vị trí âm chính: là vị trí của các nguyên âm. Các nguyên âm kết hợp cùng với thanh điệu tạo thành một âm tiết [trường hợp không có các phụ âm đầu, phụ âm cuối]
  • Vị trí âm cuối: có 8 phụ âm và 2 bán phụ âm đứng ở cuối âm tiết đó là m, p,n, t, ng, c, nh, u và i. Cần lưu ý các phụ âm nh, ch không bao giờ đứng ở sau các nguyên âm u, ô, o.
  • Vị trí cuối âm tiết , k bao giờ cũng viết là c

Thứ năm là phương pháp phân tích các từ loại trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có mười từ loại và được phân chia làm hai nhóm chính là thực từ và hư từ.

Thực từ bao gồm:

  • Danh từ: Là từ dùng để chỉ vật, việc, hiện tượng. Danh từ thường được sử dụng làmchủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ
  • Động từ: Là từ dùng để hoạt động, trạng thái của người và sự vật. Động từ chia ra làm hai loại là nội động từ và ngoại động từ
  • Tính từ: Là từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. Tính từ được phân chia làm hai loại:
    • Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: là tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoe, xanh nhạt.....
    • Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: tốt, xấu, đẹp....
  • Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng [ví dụ: một, hai, ba....]
  • Trạng từ: Là từ dùng để chỉ trạng thái của vật, việc, hiện tượng. Chia ra làm nhiều loại tùy thuộc vào vị trí và ý nghĩa của câu
    • Trạng từ chỉ cách thức: diễn tả hành động như thế nào [nhanh, lười......]
    • Trạng từ chỉ thời gian: [sáng, tối, ngay lập tức....]
    • Trạng từ chỉ tần suất: diễn tả mức độ của một hành động [thường xuyên, liên tục....]
    • Trạng từ chỉ nơi chốn: diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu [ở kia, đằng ấy...]
    • Trạng từ chỉ mức độ: diễn tả mức độ của một tính chất và một đặc tính [ kém, giỏi...]
    • Trạng từ chỉ số lượng: diễn tả số lượng [một, hai....]
    • Trạng từ nghi vấn: là trạng từ thường đứng đầu câu hỏi [ở đâu, như thế nào.....]
    • Trạng từ liên hệ: là trạng từ giúp liên kết hai chủ thể để ngoặc hai câu lại với nhau [lí do, thời gian....]
  • Đại từ: Là từ dùng để thay thế cho vật, việc, hiện tượng được nói đến trong ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Hư từ gồm có:

  • Quan hệ từ: Là từ dùng để nối các từ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ hoặc các câu ấy với nhau
  • Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
  • Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
  • Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

Trên đây là một số lưu ý để người học có thể tham khảo và vận dụng giúp mình có thể học tiếng việt hiệu quả.

[youtube //www.youtube.com/watch?v=L4nqjTnGLOA]

[youtube //www.youtube.com/watch?v=ThgjuMpZPO4]

Khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Việt, mỗi người đều sẽ được làm quen với những nguyên âm và phụ âm cùng cách ghép vần để có thể sử dụng chữ viết. Vậy nguyên âm phụ âm là gì hãy tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau của palada.vn nhé.

Tổng hợp nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt

Mỗi ngôn ngữ có bảng chữ cái riêng sẽ có hệ thống nguyên âm và phụ âm của nó, trước tiên ta hãy tìm hiểu về ngôn ngữ mẹ đẻ – tiếng Việt nhé.

Nguyên âm là gì?

Nguyên âm được phát ra từ những dao động của thanh quản, luồng khí này không hề bị cản trở nếu đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc kết hợp với một phụ âm để tạo thành tiếng.

Nguyên âm đơn là gì?

Nguyên âm đơn là những nguyên âm chỉ có 1 chữ cái. Trong tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ư, y, ê, i, o, ô, ơ, u.

Nguyên âm là gì?

Nguyên âm đôi là gì?

Bên cạnh các nguyên âm đơn, để cấu tạo nên tiếng Việt còn có những nguyên âm đôi, nghĩa là nguyên âm gồm 2 chữ cái trong một âm tiết. Ví dụ về nguyên âm đôi: oa, eo, ui…

Thậm chí trong tiếng Việt còn có các nguyên âm ba: iêu, ươi, oai…

Phụ âm là gì?

Phụ âm được phát ra từ thanh quản qua miệng, luồng khí phát từ thanh quản lên môi bị cản trở. Chẳng hạn như phải dùng đến răng, lưỡi, môi chạm nhau để phát âm một phụ âm cho đúng. Phụ âm thì không thể đi 1 mình mà luôn cần đi cùng 1 nguyên âm.

Trong tiếng Việt có 17 phụ âm: b, c, d, đ, l, m, n, p, q, r, s, g, h, k, t, v, x.

Nguyên âm là gì trong tiếng Anh?

Nguyên âm trong tiếng Anh gọi là vowel, còn phụ âm là consonants.

Có 20 nguyên âm trong tiếng Anh gồm 2 loại: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.

Trong nguyên âm đơn lại có 2 loại nhỏ: nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.

Nguyên âm đơn

Nguyên âm ngắn Nguyên âm dài
/ i / / i: /
/ e / / æ /
/ ɔ / / ɔ: /
/ ʊ / / u: /
/ ʌ / / a: /
/ ə / /ɜ:/

Ví dụ về nguyên âm ngắn là gì:

in /ɪn/: trong

book /bʊk/: sách

cut /kʌt/: cắt

men /mɛn/: nam, đàn ông

hot /hɒt/: nóng

Ví dụ về nguyên âm dài là gì:

please /pliz/: xin vui lòng

sheep /ʃip/: con cừu

read /rid/: đọc

act /ækt/: hành động

manager /ˈmæn ɪ dʒər/: người quản lý

booth /buθ/: gian hàng

Nguyên âm đôi

Mỗi nguyên âm đôi khi sử dụng tiếng Anh được tạo ra bằng cách ghép các nguyên âm đơn lại với nhau.

Nguyên âm Nguyên âm
/ ei / / ɑi /
/ ɔʊ / / ɑʊ /
/ eə / / iə /
/ ʊə / / ɔi /

Ví dụ về nguyên âm đôi

basic /ˈbeɪ sɪk/: cơ bản

slowly /ˈsloʊ li/: chậm rãi, từ từ

tour /tʊər/: tham quan, du lịch

noisy /ˈnoʊ zi/: ồn ào

wear /wɛər/: mặc

care /kɛər/: quan tâm

go /goʊ/: đi

Phụ âm trong tiếng Anh

Có 24 phụ âm trong tiếng Anh: b, c, d, f, g, q, r, s, h, j, k, l, m, n, p, t, v, w, x, y, z.

Phụ âm trong tiếng Anh được chia thành 3 loại: phụ âm vô thanh , phụ âm hữu thanh và những phụ âm còn lại.

Phụ âm tiếng Anh

Phụ âm vô thanh: là âm không có âm thanh khi phát âm

Các bạn hãy thử dùng một tờ giấy để trước môi và phát âm đó, lúc đó bạn sẽ tạo ra 1 luồng hơi chứ không tạo âm thanh. Đây gọi là âm vô thanh.

/p/ /k/
/f/ /t/
/s/ /θ/
/ʃ/ /tʃ/

Ví dụ phụ âm vô thanh:

kitty /ˈkɪt i/: mèo con

thumb /θʌm/: ngón tay cái

ship /ʃɪp/: tàu

fish /fɪʃ/: cá

chubby /ˈtʃʌb i/: mập mạp

sixth /sɪksθ/: thứ sáu

Phụ âm hữu thanh: khi phát âm những phụ âm này tạo ra âm thanh một cách rõ ràng.

/b/ /d/
/g/ /dʒ/
/v/ /ð/
/z/ /ʒ/

Ví dụ về phụ âm hữu thanh:

girl /gɜrl/: cô gái

business /ˈbɪz nɪs/: kinh doanh

duck /duhk/: con vịt

zoo /zu/: sở thú

casual /ˈkæʒ u əl/: bình thường

vegetable /ˈvɛdʒ tə bəl, ˈvɛdʒ ɪ tə-/: rau xanh, củ quả.

Những phụ âm còn lại

/m/ /n/
/η/ /h/
/l/ /r/
/j/ /w/

Ví dụ về các phụ âm còn lại

hotel /hoʊˈtɛl/: khách sạn

marketing /ˈmɑr kɪ tɪŋ/: tiếp thị

world /wɜrld/: thế giới

need /nid/: nhu cầu

round /raʊnd/: vòng

Bán nguyên âm là gì?

Ngoài nguyên âm và phụ âm, còn một khái niệm khác không được phổ biến bằng đó là bán nguyên âm, vậy bán nguyên âm là gì?

Bán nguyên âm là những âm mang cả tính chất của nguyên âm và phụ âm.

Trong tiếng Anh có 2 bán nguyên âm là /j/ và /w/.

Sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm

Về nguyên âm

Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc đứng trước/sau các phụ âm để tạo thành một tiếng.

Tóm lại là nguyên âm có ý nghĩa khi được kết hợp với phụ âm. Nó cũng vẫn sẽ có ý nghĩa khi không kết hợp với phụ âm nào [tùy trường hợp cụ thể].

Về phụ âm

Phụ âm là các chữ cái “phụ”, nên để nó mang ý nghĩa, tạo nên 1 tiếng thì phải có sự kết hợp với một hoặc nhiều nguyên âm.

Nếu phụ âm đứng một mình thì bản thân nó sẽ không có nghĩa gì cả.

Vậy là với bài viết bên trên, palada.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về nguyên âm là gì trong tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu tìm hiểu về các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, các bạn sẽ được biết thêm các khái niệm như thanh mẫu, vận mẫu, nguyên âm phái sinh là gì… Hãy chia sẻ những hiểu biết của mình và nếu có thắc mắc gì thì comment cho chúng mình biết với nhé.

Video liên quan

Chủ Đề