Thận bách bảo mua ở đâu singapore

[Theo Dantri] Ám ảnh hơn cả những cơn đau khó chịu với nhiều người chính là nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu tái đi tái lại mãi không hết. Tình trạng này không chỉ khiến gây tốn kém thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ mắc và cũng rất dễ tái lại.

Câu chuyện những viên sỏi tiết niệu “cứng đầu”

Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên [Phó Giám đốc phụ trách Ngoại thận tiết niệu – Bệnh viện Thu Cúc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc] nhận được rất nhiều thắc mắc vì sao chữa chạy khắp nơi mà sỏi không chịu ra ngoài? Bằng kinh nghiệm thực tiễn, bác Huyên đưa ra 4 lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân cứ phải “ôm” sỏi mãi trong người.

Kiêng cữ không hợp lý 

Nhiều người đinh ninh sỏi thận, sỏi tiết niệu là do ăn quá mặn, nên chỉ cần giảm ăn mặn là có thể hết sỏi. Hoặc nghĩ rằng bổ sung canxi thì sẽ xuất hiện sỏi canxi, nên từ đó kiêng hẳn canxi không dùng nữa. Tuy nhiên, sỏi thận, sỏi tiết niệu được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ ăn mặn có nguy cơ mắc sỏi thận hơn, nhưng không phải tất cả những người ăn mặn cơ thể đều có sỏi. Sỏi vẫn hiện hữu trong cơ thể bạn do ảnh hưởng từ những thói quen khác như uống ít nước, lười vận động, hoặc do yếu tố bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến sỏi thận, sỏi tiết niệu như bệnh lý dạ dày, tiêu hóa…

Sử dụng những mẹo vặt, bài thuốc dân gian không được kiểm chứng

Các mẹo vặt, bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh sỏi thận xem là giải pháp hàng đầu để trị sỏi. Có nhiều bài thuốc được giới thiệu như “thuốc tiên”, chữa bách bệnh, vừa hết sỏi sau 24h, vừa trị đau bụng, đau dạ dày…

Tuy nhiên hầu như những bài thuốc này chưa được kiểm chứng rõ ràng, không những không khỏi sỏi mà còn mang thêm những căn bệnh khác như bệnh tiêu hóa, đường ruột. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu tạo thành những phương thuốc trên thường không có nguồn gốc rõ ràng, trong quá trình sao tẩm chế biến có thể chứa chất bảo quản độc hại…v.v. “Đa phần thuốc nam sẽ chỉ có tác dụng lợi tiểu, mát cơ thể và không thể có hiệu quả đối với những khối sỏi lớn.” Bác Huyên cho biết.

Thuốc nam, thuốc lá, mẹo vặt dân gian… chưa được kiểm chứng rõ ràng có thể làm cho tình trạng sỏi trở nên trầm trọng hơn.

Cứ uống thuốc là hết sỏi

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, đường tiết niệu thông thoáng, người bệnh có thể điều trị nội khoa [uống thuốc] kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục, thể thao… để có thể đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.  Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn thì chỉ có các phương pháp can thiệp ngoại khoa [tán sỏi, phẫu thuật] mới có thể loại bỏ được sỏi ra khỏi cơ thể.

 Đợi sỏi to rồi lại tán một lần cho tiện

Đó là tâm lý chung của khá nhiều người bệnh. “Đằng nào cũng tán, mình cứ lo công việc đã rồi lúc nào sắp xếp được thời gian thì tán một lần hết sỏi là được.” Tuy nhiên đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí chữa trị cũng sẽ tốn kém hơn. Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm.

Cách xử lý đúng khi phát hiện mắc sỏi

Tất cả những sai lầm nêu trên đều xuất phát từ một nguyên nhân rất cơ bản mà nhiều bệnh nhân mắc phải. Đó là không thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Từ kết quả thăm khám và các xét nghiệm chụp chiếu cần thiết bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sỏi rồi từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh không cần phải hoang mang hay tự lần mò trong vô vàn những thông tin rằng nên chữa như thế nào mà có sự đồng hành của bác sĩ.

“Đi khám mới biết tình trạng sỏi của tôi uống thuốc không có tác dụng nữa. Có uống mãi cũng không thể hết sỏi, chỉ tốn tiền, tốn thời gian thôi. May mắn sau đó thì kịp thời xử lý viên sỏi trong thận trước khi gây ứ nước ở thận nặng hơn. Bác sĩ bảo nếu để muộn hơn tí nữa thì có thể phải mổ rạch thận ra để lấy sỏi rồi”, anh T.V.H [40 tuổi, Hà Nội] cho biết. Trước đó như tâm lý của rất nhiều người bình thường khác, anh hay lên mạng để tham khảo xem sỏi thận nên điều trị như thế nào. “Nghĩ dại quá, cứ thấy chỗ nào bảo có thuốc gì làm tan sỏi là mua về uống hết. Chẳng chịu đi khám trong khi làm gì có ai hiểu mấy viên sỏi này hơn các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu nữa đâu”, anh H vui vẻ kể lại.

Một ca tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Hành trình điều trị sỏi thận của anh nhờ đó cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, chỉ sau 1 lần tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ là đã loại bỏ hết sỏi.

Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên cũng chia sẻ sỏi to hay sỏi nhỏ giờ đây đã không còn là nỗi lo vì mỗi giai đoạn đều có phương pháp điều trị phù hợp. Với sự xuất hiện của các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, việc điều trị sỏi trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Sỏi nhỏ dưới 5mm và đường tiết niệu thông thoáng, bạn  hoàn toàn có thể điều trị nội khoa với một số loại thuốc thích hợp, uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để đẩy sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên.

Đối với sỏi thận kích thước

Chủ Đề