Chữa vi khuẩn hp ở đâu

Vi khuẩn hp là một căn bệnh phổ biến và hầu như ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Thế nhưng việc phát hiện và tìm ra bệnh là một điều khó khăn, chỉ khi đi nội soi dạ dày và thực hiện các biện pháp kiểm tra mới biết được có bị hay không.

Vậy hôm nay hãy cùng Bác Sĩ Nguyễn Thanh Nam chuyên khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO  tìm hiểu về Khuẩn HP nhé.

Xin hỏi bác sĩ :

Khuẩn HP nằm ở đâu trong dạ dày?

  • HP " trốn" trong lớp nhầy niêm mạc dạ dày, chúng tập trung nhiều nhất ở vùng hang vị, tiếp đến là vùng thân vị. Đây cũng là nguyên nhân khiến hang vị bị tổn thương nhiều và khó điều trị nhất.

Tại sao vi khuẩn HP có khả năng gây hại cho dạ dày?

  • HP gây viêm loét dạ dày bằng 2 cách:
  • Chúng tiết ra men Urease, men này gián tiếp phá hủy lớp chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiên cho axit dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc gây tổn thương tại chỗ.
  • Tiết ra độc tố gây thoái hóa và hoại tử tế bào dạ dày, khiến axit dịch vị và pepsin thấm vào mạnh mẽ gây trợt- loét dạ dày.

Vậy vi khuẩn hp có lây không thưa bác sĩ?

  • Vi khuẩn hp rất dễ dàng lây truyền qua đường miệng, như hôn nhau. Chính vì thế mà có tới 60% khả năng lây nhiễm là qua đường miệng. Còn lại 40% là qua đường ăn uống. Tỷ lệ trên được thống kê trong gia đình khi bố hoặc mẹ bị nhiễm vi khuẩn hp.

Vi khuẩn hp sống được bao lâu?

  • Vi khuẩn hp cần sống trong điều kiện và môi trường thích hợp, chúng cần những nơi có độ ẩm cao như khoang miệng dạ dày. Khi ra ngoài môi trường qua đường nước bọt. Chúng sẽ không sống được, tuy nhiên có một số vi khuẩn có khả năng biến dạng để thích nghi với môi trường sống khó khăn. Nên vẫn có thể lây nhiễm.

Bác sĩ có thể cho biết một số cách kiểm tra vi khuẩn HP được không ạ ?

Hiện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai áp dụng các thủ thuật kiểm tra vi khuẩn HP bằng các xét nghiệm sau :

  • Nội soi làm sinh thiết kiểm tra vi khuẩn Hp
  • Test HP qua hơi thở  [ thổi bong bóng dạ dày]
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm máu

Vậy hiện tại có thể điều trị nhiễm khuẩn HP bằng phác đồ nào thưa bác sĩ ?

  • Để tiệt trừ vi khuẩn Hp cần phải sử dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau và được đưa thành khuyến cáo chung cho các bác sỹ trong từng khu vực. Khuyến cáo điều trị cũng thường xuyên được cập nhật để đối phó với tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, cuộc chiến với vi khuẩn Hp không đơn thuần là công việc của bác sỹ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân. Trong cuộc chiến này, bệnh nhân cũng cần phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định về vi khuẩn Hp, hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Liều dùng

Phác đồ 3 thuốc [ Ít Dùng]

Phác đồ [1]: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin

Phác đồ [2]: PPI + Amoxicillin + Metronidazole [Hoặc Tinidazole]

Phác đồ [3]: PPI + Amoxicillin + Levofloxaxin

Dùng trong 14 ngày

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.

Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn

Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn

Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.

Levoflloxacin 500mg x 1 lần/ngày, sau ăn.

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: [ Phổ biến]

Phác đồ [1]: PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole[ Hoặc Tinidazole]

Phác đồ [2]: PPI+ Bismuth + Levofloxaxin + Amoxicillin

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole [ Hoặc Tinidazole]

Dùng trong 14 ngày

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng ở người lớn

Tuy nhiên bệnh nhân phải lưu ý

  • Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ.
  • Khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trực tiếp.
  • Khi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, ngoài việc điều trị theo phác đồ, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Xin cám ơn bác sĩ về những chia sẻ trên.

“Bạn đã nhiễm vi khuẩn HP” Đây có thể là một câu nói có thể gây hoang mang cho người nghe. Để hiểu rõ hơn vi khuẩn HP là gì? Tại sao mình lại bị nhiễm loại vi khuẩn này. Làm thế nào, ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Đôi nét về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP [tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori] được tìm thấy lần đầu trong dạ dày của con người vào năm 1982. Vi khuẩn HP tập trung sinh sống và phát triển chủ yếu ở trong dạ dày. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính của các bệnh mạn tính về dạ dày dẫn đến viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

Làm cách nào và ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP cũng có thể gây nên nhiều biến chứng phức tạp đối với cơ thể con người nếu không được phát hiện và chữa trị một cách kịp thời

2. Tại sao lại bị nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có thể lây trực tiếp qua tuyến nước bọt như qua đường ăn uống chung đối với những người cùng sinh hoạt trong một môi trường. Cũng có thể bạn bị lây nhiễm qua đường thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn có chứa vi khuẩn HP.

Theo thống kê tại Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP bị lây nhiễm từ cộng đồng chiếm tỷ trọng cao hơn là lây nhiễm từ gia đình. Và có đến hơn 80% số người bị nhiễm vi khuẩn HP không có biểu hiện, triệu chứng cụ thể.

Tại Việt Nam, chúng ta chỉ phát hiện đã bị nhiễm vi khuẩn HP khi thể hiện rõ ở trạng thái bệnh viêm cấp tính dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng,… Vậy làm thế nào để diệt vi khuẩn HP?

3. Làm thế nào để diệt vi khuẩn HP?

3.1. Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, trong giai đoạn đầu biểu hiện bệnh sẽ không rõ ràng. Chỉ khi bệnh tình trở nên nặng hơn, bệnh nhân đi khám và gặp bác sĩ thì lúc này dạ dày có thể đã ở trạng thái viêm hoặc loét nặng.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh do vi khuẩn HP gây ra

Tùy từng tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng những loại kháng sinh đặc trị.

3.2. Thực phẩm tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn HP

Tuy nhiên, nếu bệnh không đến nỗi quá nặng. Các bạn có thể tham khảo thêm bác sỹ về các thực phẩm được cho là hung thần của HP.

Có một số loại thực phẩm, ăn uống có những chất hỗ trợ, ức chế việc sản sinh của vi khuẩn HP trong cơ thể của chúng ta. Vừa kết hợp uống thuốc chữa bệnh, công thêm thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giúp tiêu diệt vi khuẩn HP nhanh chóng hơn. Vậy chúng ta nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

4. Ăn gì để diệt vi khuẩn HP

4.1. Rau xanh

Tất cả chúng ta đều biết rau xanh rất tốt cho cơ thể chúng ta, chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,... như bông cải xanh, ớt chuông, bắp cải, cải bó xôi,…

Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa

Những loại rau xanh này hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Đặc biệt là bông cải xanh, không chỉ là thực phẩm cực tốt dành cho những người đang giảm cân, giảm mỡ, mà nó còn tác dụng vô cùng tốt cho những người có triệu chứng đau dạ dày. Sulforaphane có trong bông cải có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP.

4.2. Các sản phẩm sữa lên men

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Câu trả lời tiếp theo chúng là các loại sữa chua, sữa chua uống,… là một loại đồ uống chứa nhiều các khuẩn lợi vô cùng tốt cho dạ dày của chúng ta. Men vi sinh trong sữa chua tác động tích cực vào hoạt động của hệ tiêu hóa.

Sản phẩm sữa lên men chứa nhiều lợi khuẩn

4.3. Một số loại trái cây có chứa nhiều chất chống oxy cao

Để có một bữa ăn lành mạnh, phong phú có thể tiêu diệt được vi khuẩn thì có thể bổ sung ăn thêm một số loại trái cây ngoài rau xanh như táo, dâu tây, mâm xôi, việt quất, anh đào,… Những loại quả mọng [berry] có chứa nhiều chất chống oxy như acid ellagic, resveratrol,...

Các loại quả mọng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn HP

Các chất này giúp kiểm soát tốt các gốc tế bào tự do. Từ đó giúp làm giảm lại sự hoạt động, sinh sôi của vi khuẩn HP. Cũng như có tác dụng tính cực trong hoạt động kháng viêm.

4.4. Một số loại thực phẩm khác giúp diệt vi khuẩn HP khác

Khi phải suy nghĩ ăn gì để diệt vị khuẩn HP thì ngoài những thực phẩm tự nhiên như ở trên đã nêu. Ta có một số loại thực phẩm khác hỗ trợ trong quá trình chế biến thực phẩm cũng là khắc tinh của vi khuẩn HP như mật ong, tỏi, tinh bột nghệ, trà xanh đã khử cafein, dầu oliu, một số loại dầu ăn thực vật khác,…

5. Nhiễm vi khuẩn HP cần kiêng loại thực phẩm nào?

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn bổ sung một số thực phẩm ức chế lại việc hoạt động và sản sinh của vi khuẩn HP thì các bạn nên lưu ý 1 số kiêng 1 số loại thực phẩm. Cụ thể, các bạn nên chú ý tới một số loại thực phẩm không nên hoặc hạn chế ăn quá nhiều khi nhiễm vi khuẩn HP như café, socola, đồ ăn cay nồng, đồ uống có cồn, có gas, trái cây có tính acid mạnh như cam, quýt, cóc,…

Những thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra

Bởi một số người khi bị nhiễm vi khuẩn HP có thể sẽ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày. Mà những thực phẩm nêu trên sẽ khiến triệu chứng này trở nên nặng, khiến cơ thể chúng ta khó chịu hơn.

6. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Ngày nay số lượng người bị nhiễm vi khuẩn HP vô cùng phổ biến. Vẫn có thể tìm thấy vi khuẩn HP ở trong cơ thể người khỏe mạnh. Vậy nên cách phòng ngừa tốt nhất là sẵn sàng thay đổi cách sống lành mạnh hơn.

Thay đổi lối sống lành mạnh góp phần cải thiện sức khỏe

Chăm chỉ hoạt động thể dục thể thao, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống một cách lành mạnh hơn.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc khi có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc tiến hành tầm soát ung thư dạ dày. Phát hiện bệnh sớm thì thời gian điều trị bệnh sẽ nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng bài viết đã trang bị thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về vi khuẩn HP, ăn gì để diệt vi khuẩn HP cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi viêm loét, trào ngược dạ dày khi nhiễm vi khuẩn HP. Hãy bổ sung những loại thực phẩm tốt giúp ức chế vi khuẩn HP để tăng cường sức khỏe nhé.

Video liên quan

Chủ Đề