Chuẩn men là gì

Thế nào là “chuẩn men”?: Đừng sợ, có anh đây!

17 Tháng 02, 2022 | 10:24

Dù gu “chuẩn men” của chị em rất đa dạng, ta vẫn suy đoán được mẫu đàn ông “được lòng” nữ giới, dựa vào khác biệt giữa nam tính và nữ tính

  • “Ngoại tình tư tưởng” với bạn thân
  • Cái Tết cuối cùng còn danh nghĩa vợ chồng

Trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên có chiến loạn, người ta tôn vinh mẫu đàn ông dũng cảm, cường tráng, thao lược. Đây là mẫu "alpha male" điển hình: Một con sói đầu đàn [alpha wolf] can trường, kiêu hãnh và vững chãi.

Khi xã hội bình an, ổn định và dư dả vật chất hơn, hình tượng "chuẩn men" dần thay đổi. Đàn ông không thể quá thô lỗ và võ biền khi không còn là "trai thời loạn". Lúc này, phụ nữ, trẻ em cùng mọi người đòi hỏi ở đàn ông những phẩm chất khác như ôn hòa, lịch lãm, yêu gia đình, chăm chỉ…

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

Một cô gái nông thôn quen việc đồng áng sẽ phải lòng người con trai khỏe mạnh, tháo vát, cần mẫn như chàng A Phủ trong Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài]. Cô gái lớn lên ở thành thị thì lại có gu khác: Có thể là "bad boy" phong trần bụi bặm; thư sinh nho nhã thanh tao hoặc nam diễn viên đẹp trai nổi tiếng. Có cô mê mệt mẫu đàn ông tròn trịa "sổ sữa", phúc hậu, giỏi nấu nướng…

Nữ sinh cấp II, cấp III quan niệm về "chuẩn men" khác hẳn phụ nữ trưởng thành. Đây là lý do Nhật Bản phân biệt truyện tranh cho thiếu nữ [shoujo manga] với truyện tranh cho phụ nữ [josei manga].

Trong truyện tranh thiếu nữ, nhân vật nam chính thường được vẽ theo mô-típ mỹ thiếu niên [bishounen]: mặt mũi thanh tú, thân thể cân đối, đôi khi mảnh khảnh. Tính cách nam chính có thể ấm áp, chân thành, giỏi thể thao hoặc lạnh lùng nhưng chung tình, có quá khứ bất hạnh.

Ở thể loại truyện tranh cho phụ nữ, hình tượng nam chính có độ tuổi từ 20, 30 cho đến trung niên. Họ là các quý ông chín chắn, từng trải, tinh tế, có nhiều phẩm chất hợp thị hiếu phụ nữ trưởng thành.

Thành ngữ Việt Nam có câu: "Chín người mười ý". Dù gu "chuẩn men" của chị em rất đa dạng, ta vẫn suy đoán được mẫu đàn ông "được lòng" nữ giới, dựa vào khác biệt giữa nam tính và nữ tính.

"Từ khóa" của nam tính là hào sảng, cứng rắn, gan dạ, lý trí, thích cạnh tranh. Nữ tính thì thiên về sự chăm sóc nuôi dưỡng, nhu mì, giàu tình cảm, lãng mạn. Giống như biểu tượng âm dương của Đạo giáo, một chàng trai không hoàn toàn có tính cách "thuần nam", một cô gái "thuần nữ". Hai giới đều ít nhiều có một phần của giới kia trong tâm hồn mình.

"Đàn ông đích thực" sở hữu nhiều tính nam hơn tính nữ. Tuy nhiên, anh ấy vẫn cần có chút mềm mỏng, dịu dàng tinh tế để trở thành "chuẩn men" trong mắt phụ nữ. Với những anh giàu nữ tính hơn, đừng vội tự ti mình "ẻo lả", yếu đuối. Bởi các anh có lợi thế nhờ sự ôn hòa, dễ đồng cảm và chu đáo. Quan trọng là biết hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Một chàng trai luôn cố gắng vươn lên, biết bảo vệ che chở cô gái mình yêu thì rất xứng đáng nhận danh hiệu "chuẩn men". Ý chí quyết tâm chính là biểu hiện của nam tính.

Phụ nữ thời nay càng lúc càng năng động, tháo vát nên nhiều đàn ông thấy bị lép vế, cho rằng phụ nữ không cần mình, hoặc ỷ lại "vì cô ấy giỏi quá". Ôi đàn ông ơi! Phụ nữ có tỏ ra sắc sảo vững vàng tới đâu, sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được nép vào một vòng tay ấm áp, được nghe câu trấn an: "Đừng sợ! Có anh đây!".

Khi phái nữ kết hôn, một trong những điều họ cần nhất là cảm giác an toàn. Cảm giác ấy đến từ cái tủ lạnh luôn đầy ắp thức ăn, "ngân khố" gia đình luôn có sẵn khoản tiền phòng xa, và trên hết là một người chồng chung thủy, đáng tin cậy như trụ cột chống đỡ cả ngôi nhà.

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

Nói đi cũng phải nói lại. Chị em có quyền mơ về mẫu người lý tưởng của mình, miễn đừng đòi hỏi một anh chàng thập toàn thập mỹ. Mọi thứ trên thế gian đều bất toàn, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Trong tình yêu, cần biết trân trọng, dung hòa, bổ trợ lẫn nhau thay vì phán xét, săm soi, "cải tạo" người kia theo ý mình. Hãy nhớ gu "chuẩn men" mỗi cô một khác. Vài trường hợp không hẳn tại đàn ông tồi, mà do tính cách chàng không vừa với cái "khuôn" của nàng. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ:

Người chồng vốn hào phóng, thoải mái, chiều vợ. Cô vợ thì hay nhõng nhẽo, tâm trạng thất thường như gái mới lớn. Lúc có thai và thèm ăn vặt, cô "bắn tín hiệu" mãi mà chồng cứ ngây ngô chẳng hiểu. Cuối cùng hết chịu nổi, cô phải nói thẳng ra. Anh lập tức đưa vợ đi ăn món cô thích, ai ngờ đang ngồi ăn, cô bỗng bật khóc, oán trách chồng rồi đùng đùng bỏ về. Anh chỉ biết ngớ người ra vì sốc. Thì ra… cô vợ liếc thấy cặp tình nhân bàn bên, cậu trai bóc tôm, đút cho "gấu" ăn thì tủi thân vì chồng không ân cần được như vậy.

Người chồng trong câu chuyện cần người vợ cư xử thẳng thắn hơn, nói ra nhu cầu và cảm xúc của mình. Người vợ lại đòi hỏi chồng biết đón ý, thấu hiểu tâm can mình. Ai đúng ai sai? Tất cả chỉ vì hai bên "trật nhịp" trong giao tiếp, chắc gì đã do anh chồng không "chuẩn men".

Suy cho cùng, khái niệm "chuẩn men" của phái nữ như câu nói nổi tiếng của triết gia người Đức: "Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt kẻ si tình" [Immanuel Kant]. Chừng nào người ta còn yêu và còn biết cố gắng vì nhau, chừng đó họ còn thấy nửa kia là "chuẩn men" của đời mình.

Theo Bác sĩ Lan Hải [phunuonline.com.vn]

TỪ KHÓA

  • đàn ông đích thực
  • câu nói nổi tiếng
  • nhân vật nam
  • người con trai
  • đáng tin cậy
  • cặp tình nhân
  • kẻ si tình

Nhiều người dùng nó như một câu cửa miệng mà không cần biết tới nguồn gốc của nó. Tin ᴠịt otohanquoc.ᴠn хin cung cấp cho các độc giả [chưa biết hoặc hiểu ѕai] ý nghĩa ᴠà nguồn gốc của cụm từ nàу: “Men” nghĩa là đàn ông, “chuẩn men” là “đàn ông chuẩn” haу còn gọi như quảng cáo là “đàn ông đích thực!”. Câu nàу хuất phát từ phát ngôn của một ca ѕỹ có ngoại hình đàn ông nhưng phong cách ẻo lả như phụ nữ, bị tố là “bóng”, anh nàу đã lên tiếng khẳng định mình là “đàn ông đích thực”, cộng đồng mạng cho rằng anh ta nói như ᴠậу chẳng khác nào thú nhận mình là “bóng”, bởi đàn ông chẳng ai lại tự ᴠỗ ngực tự nhận mình là đàn ông cả, thêm nữa “đàn ông đích thực” nói ngược lại có nghĩa là “đàn ông… thích đực”. Đàn ông mà “thích giống đực” thì hiển nhiên anh ta là “bóng”. Và “chuẩn men” đã ra đời từ đó.

Bạn đang хem: Men Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh? Chuẩn Men” Là Gì

Minh họa của Getty Images

Trong những thập kỷ gần đây, những biểu tượng nổi tiếng nhất của các mỹ nam phương Tây đã bị bó hẹp theo một khuôn mẫu nhất định - luôn là những tài tử điện ảnh với đôi mắt xanh hút hồn của biển cả được công chúng biết đến như Brad Pitt hay Leonardo DiCaprio.

Thế nhưng, khái niệm về người đàn ông 'hoàn hảo' đang ngày một cởi mở hơn khi giới điện ảnh và thời trang ngày một đón nhận sự đa dạng và khác biệt, với tầm quan trọng của gương mặt đại diện luôn được các thương hiệu toàn cầu hết sức chú trọng.

Trên toàn thế giới, tiêu chuẩn lý tưởng về hình thể nam giới trong các bức tượng điêu khắc hiếm khi phản ánh cơ thể một người đàn ông bình thường.

Tuy nhiên, các ứng dụng mạng xã hội như TikTok đang giúp thay đổi điều đó bằng cách giới thiệu những mẫu đàn ông mà trước đây không được đánh giá cao. Người mẫu Anh, nhà hoạt động xã hội về xây dựng những cái nhìn tích cực về cơ thể và cũng là một ngôi sao TikTok, Ben James đang ngày một thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về những người đàn ông ngoại cỡ.

Vào năm 2019, với tư cách là một người mẫu có vóc dáng ngoại cỡ, anh đã tham gia vào chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu quần áo Simply Be, xuất hiện cùng với những người mẫu khác, và đã hợp tác với Ted Baker và Asos.

James nói với BBC Culture rằng dự án của anh 'mang lại sự thoải mái và tự tin cho những cậu thanh thiếu niên và đàn ông có thân hình tương tự, giúp họ cảm thấy rằng họ xứng đáng và được nhiều người mến mộ'.

Trong khi những ngôi sao nữ ngoại cỡ như Lizzo hay người mẫu Ashley Graham được biết đến và hoan nghênh rộng rãi, thì những đồng nghiệp nam lại không được đánh giá cao như vậy.

Tuy nhiên, gần đây thương hiệu nội y phụ nữ của Rihanna là Savage Fenty đã giúp bình thường hoá và tạo ra những cơ hội cho những mẫu nam ngoại cỡ.

Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một quá trình dân chủ hoá vẻ đẹp nam giới đang ngày được cải thiện?

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS là điển hình cho một phiên bản mới, mềm mại hơn về vẻ đẹp đàn ông trong mắt Thế hệ Z. Ảnh Getty Images

Như người mẫu Ben James chia sẻ: "Tôi muốn thấy ngành công nghiệp này được phát triển theo cách đón nhận những vóc dáng hình thể khác nhau với các cách tiếp cận đột phá. Tại sao chúng ta không thể có một 'ông chú bụng bia' trong một chiến dịch quảng bá nước hoa, hay đóng vai chính trong một bộ phim? Sự chú ý nên cần được chuyển đến những hình thể cá biệt này bởi vì khi có tuổi ngay cả bản thân các diễn viên cũng khó có thể duy trì hình ảnh".

Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Edinburgh, Alexander Edmonds, nói với BBC Culture: "Do hậu quả của chế độ nô lệ và thời thực dân nên những hình ảnh [phương Tây] thể hiện vẻ đẹp đàn ông từ trước tới nay luôn là người da trắng, và trong quá khứ không có mấy rào cản khiến người ta phải nghĩ tới chuyện thay đổi điều này, nhưng mọi thứ nay đang thay đổi".

Các siêu mẫu da đen như Tyson Beckford và Alton Mason thường xuyên xuất hiện trên trang bìa của GQ [một tạp chí dành cho nam giới có trụ sở ở New York] và các tạp chí khác, cũng như giới thời trang đang dần trở nên cởi mở và đa dạng hơn, có lẽ một phần là do những thay đổi xã hội trên quy mô toàn cầu, như phong trào Black Lives Matter, đã khiến cho các thương hiệu nhận ra tầm quan trọng của tính đa dạng.

"Những khuôn mẫu định kiến về thẩm mỹ và hành vi của nam giới đang thay đổi," Edmonds nói. "Chúng đã không còn là chuẩn mực lý tưởng cho giới trẻ. Ngày nay, Thế hệ Z tôn vinh vẻ đẹp phi giới tính. Điều này rất phổ biến ở Đông Á, đặc biệt là trong văn hoá đại chúng Hàn Quốc".

Ở Hàn Quốc, vẻ đẹp lý tưởng của nam giới nay có xu hướng trở nên nữ tính hơn, với sự trỗi dậy của các nhóm nhạc pop Hàn Quốc như BTS, nổi tiếng với những kiểu tóc thời thượng và cách trang điểm mượt mà.

Quan điểm thẩm mỹ này trái ngược hoàn toàn với tiêu chuẩn truyền thống phương Tây, nhưng nay đang được săn đón rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn trên truyền thông dòng chính.

Và cũng như các nhóm sắc tộc khác, tiêu chuẩn vẻ đẹp Á Đông cũng rất đa dạng.

Người mẫu Mỹ gốc Hàn Dae Na nói: "Khi tôi mới vào nghề, số lượng người mẫu châu Á chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng bây giờ thì rất nhiều. Như cấp số nhân, con số này tăng lên khi ngành công nghiệp bắt đầu hướng đến thị trường châu Á."

Với một lượng lớn các đại gia ở châu Á, các thương hiệu muốn đưa những người mẫu như Dae trở thành gương mặt đại diện cho các chiến dịch quảng bá của họ, nhằm tạo sự kết nối với khách hàng.

Vẻ đẹp thượng thặng

Và có vẻ như trong những năm gần đây, các siêu mẫu nam đang dần bắt kịp độ nổi tiếng và thành công của các đồng nghiệp nữ.

Siêu mẫu người Mỹ Tyson Beckford là gương mặt đại diện của hãng Ralph Lauren - công ty thời trang cao cấp của Mỹ. Ảnh Getty Images

Siêu mẫu người Mỹ Tyson Beckford được Ralph Lauren chọn làm gương mặt đại diện của hãng, và từ đó trở thành một trong những siêu mẫu da màu nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Trong lúc đó, người mẫu Sean O'Pry đã tạo dựng được sự nghiệp hơn 15 năm, đưa anh trở thành một trong những siêu mẫu nam giàu nhất thế giới. Xuất thân từ một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Georgia, Mỹ, anh đến New York năm 17 tuổi với chỉ vỏn vẹn 150 đô trong tay - và đã ký được hàng loạt những hợp đồng độc quyền với các thương hiệu lớn.

O'Pry trở nên nổi tiếng toàn cầu khi anh được ca sĩ Taylor Swift chọn đóng vai người yêu trong video âm nhạc Blank Space hồi năm 2014.

"Đó là khoảnh khắc đáng giá nhất trong sự nghiệp của tôi," O'Pry chia sẻ với BBC Culture. "Sự nghiệp của tôi đã rẽ sang ngả khác kể từ đó. Nó mở ra nhiều cơ hội khác cho tôi. Tôi rất biết ơn vì mình đã được là một phần của sự kiện đó".

Được lên bìa của hàng loạt các tạp chí trong nhiều năm, anh đã luôn giữ được vị thế của mình trong làng người mẫu.

Làm cách nào mà anh ấy có thể đạt được những thành tựu đó? "Bạn phải luôn cố giữ mình khiêm tốn trong ngành này. Tôi thử sức mình làm những điều khác biệt, tôi không theo khuôn khổ những người có vẻ đẹp truyền thống - tóc sẫm, mắt xanh. Tôi khác biệt với những người trông giống hệt tôi và bạn phải luôn khác biệt với người khác. Sự khác biệt đó là một phần của con người bạn trên sàn diễn và cách bạn truyền đạt cũng như thể hiện bản thân. Tôi không cố khiến mình phải màu mè theo một kiểu cách nhất định. Tôi làm công việc này thực dễ dàng, rất tự nhiên".

Và kiểu mẫu truyền thống đàn ông vùng Địa Trung Hải "cao, da ngăm ngăm và đẹp trai lãng tử" vẫn luôn được ưa chuộng. Định nghĩa này nổi lên ở châu u vào đầu thập niên 1900, và được sử dụng rộng rãi ở Hollywood vào thập niên 1920 để miêu tả ngôi sao điện ảnh người Ý Rudolph Valentino.

Nó vẫn là một câu nói cửa miệng của nhiều người, mặc dù nghĩa đen và hàm ý của cụm từ "cao, da ngăm ngăm và đẹp trai lãng tử" ngày nay bị săm soi kỹ lưỡng hơn.

Nhà nhân chủng học Shafee Hassan nói với BBC Culture: "Những người đàn ông vùng Địa Trung Hải có ưu thế rất lớn với cặp lông mày và râu tóc sẫm màu. Bạn có thể để râu… tóc đen sẫm đi đôi với nam tính".

Diễn viên Michele Morrone thủ vai một ông trùm mafia giấu mặt trong bộ phim 365 Days. Ảnh Getty Images

Người hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn này là nam diễn viên người Ý Michele Morrone. Từ Puglia, miền Nam nước Ý, năm ngoái anh vẫn còn là một người làm vườn ở Rome và vẫn đang đi thử vai cho nhiều bộ phim. Chỉ sau một đêm, cuộc đời của anh đã hoàn toàn thay đổi khi anh được nhận vai nam chính trong bộ phim 365 Days của Netflix, và đã trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất trên nền tảng giải trí này trong năm 2020. Anh thủ vai trùm mafia Massimo khét tiếng, một nhân vật hoàn hảo như mơ trong mắt những người hâm mộ anh.

Morrone nói với BBC Culture: "Tôi không phủ nhận là ngoại hình của tôi đã giúp tôi nhận được vai diễn ấy, bởi vì tôi như một Massimo bước ra ngoài đời thật; nhân vật ấy cao và có mái tóc nâu. Nhưng nếu họ chọn một diễn viên khác, liệu nhân vật ấy có còn như vậy không? Bạn có thể có ngoại hình nhưng nếu bạn không biết diễn thì cũng chẳng nên trò trống gì…".

Theo Morrone, thoạt đầu anh cảm thấy chính ngoại hình của mình là rào cản khiến anh khó có thể được nhận các vai diễn.

"Thật sự rất khó để một anh chàng đẹp mã được nhìn nhận là một diễn viên nghiêm túc, bởi vì mọi người thường nghĩ là diễn viên thì không nên đẹp như vậy. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại có quan niệm như thế. Tôi đi thử vai mỗi tuần trong 10 năm, và tôi đã không hề nhận được vai diễn nào".

Tuy nhiên, bất chấp sự trường tồn của tiêu chuẩn điển trai truyền thống, ngày nay định nghĩa này càng cởi mở và đa dạng hơn.

Ron Jack Foley là một trong những người mẫu nam gạo cội hiện vẫn đang được biết đến rộng rãi trong giới thời trang và mạng xã hội. Ảnh Twitter của nhân vật

Các người mẫu đứng tuổi hiện đang có một sức hút lớn với truyền thông. Dĩ nhiên, chúng ta đã quá quen với các hình tượng đàn ông lịch lãm, quyến rũ như Pierce Brosnan và George Clooney xuất hiện trên màn ảnh, nhưng giờ đây, các mẫu nam đứng tuổi được sử dụng thường xuyên hơn trong các chiến dịch quảng cáo và trên sàn diễn, những nhân vật nổi tiếng trong nhóm này có Anthony Varrecchia, Wang Deshun [được biết đến là 'ông lão/grandpa cuốn hút nhất Trung Quốc'], Ron Jack Foley, và Lono Brazil.

Người mẫu 87 tuổi René Glémarec kiêu hãnh xuất hiện cùng với người vợ 86 tuổi Marie-Louise, diện trang phục phi giới tính được thiết kế bởi cháu trai của họ Florentin Glémarec tại tuần lễ thời trang Paris.

Nam người mẫu Orlando Hobechi gần đây nói với báo The Guardian: "Khoảng bốn năm trước tôi để ý thấy nhu cầu sử dụng các người mẫu đứng tuổi tăng lên. Đột nhiên người ta quan tâm đến những câu chuyện của họ".

Việc tuổi thọ con người trở nên cao hơn đã làm nên sự khác biệt, theo Hobechi.

"Tuổi tác đã không còn là rào cản đáng bận tâm như trước nữa. Trong 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều người mẫu trẻ lịch lãm - và nay quý vị có thể lớn tuổi hơn nhưng vẫn sành điệu và phong cách… Mọi người luôn muốn được thấy sự hiện diện của những người trông giống mình".

[Theo BBC Culture]

Video liên quan

Chủ Đề