Chung mình bánh trôi nước là bài thơ đa nghĩa

Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Đó chính là nghĩa đen. Khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa bóng và đen:Bóng tả về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, đen nói về bánh trôi.

nghĩa bóng quyết định giá trị bài thơ

Đề bài: Bánh trôi nước là bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm. Em có suy nghĩ về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Bài làm của một bạn học sinh lớp 7 tại Đà Nẵng

Mở bài Giới thiệu bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng sống ở thể kỉ XVIII, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương đều thể hiện được yếu tố vừa thanh, vừa tục. Hồ Xuân Hương cũng nổi tiếng là nhà thơ nữ có cá tính sáng tạo đầy độc đáo, với đóng góp to lớn của mình vào nền văn học Nôm, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơa ánh trôi nước là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, là một bài thơ đa nghĩa điển hình.

Thân bài Suy nghĩ về tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương đã hướng ngòi bút của mình đến một đối tượng khá đặc biệt trong xã hội phong kiến xưa, đó chính là những người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, những người phụ nữ bị đối xử rất bất công và có một cuộc sống đầy bất hạnh.Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ viết về phụ nữ, bởi vậy mà thơ của bà không chỉ thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc mà còn có thái độ trân trọng, ngợi ca đối với những người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Ta có thể thấy, ngay trong những câu thơ đầu tiên, Hồ Xuân Hương đã đi miêu tả hình dáng của chiếc bánh trôi nước, đây là loại bánh có màu trắng, hình tròn, có nhân và được nặn ra từ bột nếp. Đây là món bánh khá phổ biến mà có lẽ ai cũng biết. Không chỉ nói về hình dáng, đặc điểm mà tác giả còn nói đến cách thức làm bánh cũng như chế biến bánh.

Khi làm những chiếc bánh trôi thì thao tác nhào bột vô cùng quan trọng, nếu như thiếu nước thì bánh sẽ bị rắn, khô; nếu như nhiều nước lại khiến cho bánh bị nát, nhão. Khi nước chưa sôi thì bánh sẽ chìm và khi bánh chín chúng sẽ nổi lên mặt nước. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết khi bánh trôi đã chín. Từ hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi liên tưởng đến thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Vẻ đẹp trắng tròn của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu ở những người con gái- nghĩa là vẻ đẹp về ngoại hình. Nhưng cuộc sống của họ lại không được đầy đặn như vẻ bề ngoài của họ “Bảy nổi ba chìm với nước non”, đó là một cuộc sống chìm nổi, bất định mà không biết tương lai sẽ như thế nào. Lí giải nguyên nhân của sự chìm nổi này, nhà thơ đã viết tiếp hai câu thơ sau:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Như vậy, số phận của những người phụ nữ không do họ tự quyết định, tự định đoạt mà lại do chính xã hội phong kiến, dó những người đàn ông mà có thể là người chồng của họ định đoạt. Họ không được tự do lựa chọn tình yêu, hôn nhân cho mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông. Khi ở nhà thì nghe lời cha, lấy chồng thì theo chồng, nếu may mắn lấy được người chồng tốt thì sẽ hạnh phúc và ngược lại, nếu gặp người không biết trân trọng, thương yêu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh.

Nhưng dẫu cuộc sống có ra sao, có khổ đau thế nào cũng không thể làm đổi thay những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người họ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, đó là vẻ đẹp của sự thủy chung, son sắc, tình nghĩa.

Kết luận Suy nghĩ về tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước

Đến đây, tác giả Hồ Xuân Hương muốn ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa, vì dẫu cuộc sống có chìm nổi,có đắng cay cũng chỉ có thể mang đến những đau khổ mà không thể làm đổi thay được con người tốt đẹp bên trong của họ. Đây là một vẻ đẹp vô cùng đáng quý.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BÁNH TRÔI NƯỚC

BANH TROI NUOC

HỒ XUÂN HƯƠNG

BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

HÃY ĐƯA RA LẬP LUẬN ĐỂ CHỨNG MINH RẰNG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG KHÔNG CHỈ CÓ LỚP NGHĨA ĐEN MÀ CÒN CÓ LỚP NGHĨA BÓNG

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Gỉai thích tính đa nghĩa của bài thơ bánh trôi nước

Các câu hỏi tương tự

Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ có những nét nghĩa nào? Nét nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

Phần II: Tự luận

Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ có hai lớp nghĩa là gì? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?

 Bánh được nấu, được luộc trong nồi nước sôi (bảy nổi ba chìm). Bánh ngon hoặc dở, rắn hoặc nát là do bàn tay nhào bột nặn bánh. Hình ảnh chiếc bánh trôi được tả rõ ràng. Bài thơ còn có 3 nghĩa nữa. Câu thơ thứ nhất với hai tiếng “thân em”, với từ "trắng" và "tròn" gợi lên sự liên tưởng về vẻ đẹp duyên dáng, trinh trắng của cô thiếu nữ Việt Nam. Hai câu 2, 3 mang hàm nghĩa về thân phận "bảy nổi ba chìm", về cuộc đời “rắn nát ”của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Hình ảnh "tấm lòng son" ở câu thơ thứ tư ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là tấm lòng son sắt thủy chung.

Chính những lớp nghĩa (2, 3 ,4) ấy mới làm nên giá trị nhân văn bài thơ "Bánh trôi nước"