Chứng minh nhân dân làm ở đâu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành in vân tay vào tờ khai và chỉ bản, chụp ảnh chân dung của công dân, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn cho công dân. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại. Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ ngày lễ, tết]

Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [trừ ngày lễ, tết].

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ quan trọng mà bất cứ ai là công dân Việt Nam cũng đều cần có, nhưng không phải ai cũng nắm được thủ tục để làm loại giấy tờ này. Làm giấy chứng minh nhân dân cần những gì theo quy định? Làm giấy chứng minh nhân dân ở đâu và cần chú ý những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Các tỉnh hiện đang cấp Chứng minh nhân dân cho công dân bao gồm: 

An GiangĐà NẵngKiên GiangQuảng Ngãi
Bắc GiangĐắk LắkKon TumQuảng Trị
Bắc KạnĐắk NôngLai ChâuSóc Trăng
Bạc LiêuĐiện BiênLâm ĐồngSơn La
Bắc NinhĐồng NaiLạng SơnThái Nguyên
Bến TreĐồng ThápLào CaiThừa Thiên Huế
Bình ĐịnhGia LaiLong AnTiền Giang
Bình DươngHà GiangNghệ AnTrà Vinh
Bình PhướcHà TĩnhNinh ThuậnTuyên Quang
Bình ThuậnHậu GiangPhú ThọVĩnh Long
Cà MauHòa BìnhPhú YênYên Bái
Cao BằngKhánh HòaQuảng Nam

Thủ tục làm CMND được chia làm ba trường hợp: cấp mới, cấp lại và cấp đổi.

  • Việc cấp mới Chứng minh nhân dân dành cho những công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên, muốn xin cấp CMND lần đầu tiên
  • Cấp lại Chứng minh nhân dân dành cho những người đã có CMND nhưng không may bị mất, nên cần cấp lại Chứng minh nhân dân mới
  • Cấp đổi Chứng minh nhân dân dành cho những trường hợp sau:

+ CMND cũ bị hư hỏng, không rõ chi tiết;

+ Thay đổi họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh;

+ Chuyển hộ khẩu sang tỉnh thành khác;

+ Thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng [do phẫu thuật thẩm mỹ, tai nạn,…]

Đi làm giấy chứng minh nhân dân cần những gì?

Thủ tục làm giấy chứng minh nhân dân dạng cấp mới:

Hồ sơ làm CMND bao gồm:

+ Sổ hộ khẩu bản gốc

+ Tờ khai Chứng minh nhân dân

+ Lăn tay, chụp ảnh hoặc chuẩn bị nộp ảnh theo quy định

Địa chỉ làm CMND:

Để làm Chứng minh nhân dân, bạn phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Một số rất ít tỉnh thành phân cấp Công an Cấp tỉnh. Còn lại đa số địa phương, bạn cần lên cơ quan Công an Quận / Huyện / Thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục Chứng minh nhân dân.

Quy trình làm Chứng minh nhân dân:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn đến cơ quan chức năng để làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. Tại đây sẽ được hướng dẫn làm thủ tục theo các bước sau:

Khai tờ khai chứng minh nhân dân, ký tên

Kẹp đơn và sổ hộ khẩu rồi nộp hồ sơ

Đợi đến lượt, lấy vân tay 10 ngón, chụp ảnh

Nộp lệ phí. Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà với các tỉnh thành hỗ trợ dịch vụ chuyển phát nhanh

Lệ phí làm Chứng minh nhân dân:

Theo quy định mới nhất, lệ phí làm CMND sẽ là:

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp [ảnh thu qua camera]: 30.000đ

Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp [chưa tính tiền chụp ảnh: 20.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định.

Giảm 50% lệ phí với: Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo

Thời gian làm mới Chứng minh nhân dân: Mỗi tỉnh thành, quận huyện có quy định khác nhau nhưng thông thường sẽ từ 7-15 ngày làm việc.

Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân ra sao?

Hồ sơ làm lại Chứng minh nhân dân bao gồm:

– Đơn đề nghị [mẫu CM3]

– Hộ khẩu thường trú [sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể].

– Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân

– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

– Nộp Chứng minh nhân dân cũ.

– Trong trường hợp đổi Chứng minh nhân dân do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

Quy trình làm lại Chứng minh nhân dân:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn mang lên cơ quan Công an cấp Quận / Huyện / Thị Xã nơi đăng ký thường trú. Tại đây sẽ được hướng dẫn làm thủ tục theo các bước sau

Khai tờ khai chứng minh nhân dân, ký tên

Kẹp đơn và sổ hộ khẩu rồi nộp hồ sơ

Đợi đến lượt, lấy vân tay 10 ngón, chụp ảnh

Nộp lệ phí. Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà với các tỉnh thành hỗ trợ dịch vụ chuyển phát nhanh

Với trường hợp đổi CMND, Chứng minh nhân dân cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho bạn.

Lệ phí làm lại Chứng minh nhân dân:

Lệ phí cấp đổi

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp [ảnh thu qua camera]: 50.000đ

Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp [chưa tính tiền chụp ảnh: 40.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định

Lệ phí cấp lại

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp [ảnh thu qua camera]: 70.000đ

Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp [chưa tính tiền chụp ảnh: 60.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định

Thời gian cấp lại Chứng minh nhân dân: Theo quy định là 15-30 ngày làm việc.

Theo quy định nêu trên, chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng trong 15 năm.

Đối với trường hợp CMND hết thời hạn, công dân tiến hành:

  • Thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với các tỉnh thành đã cấp CCCD.
  • Thực hiện đổi CMND mới đối với những tỉnh/thành phố chưa cấp CCCD.

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 không có bất quy định về thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.

Như vậy, về nguyên tắc thì Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch và không hạn chế thời hạn. Tuy nhiên, vì chứng minh nhân dân chỉ có hiệu lực trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp, do đó thời hạn sử dụng của bản sao cũng sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng chứng minh gốc.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm giấy chứng minh nhân dân cần những gì theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch xây dựng; tạm ngừng doanh nghiệp; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể làm căn cước công dân gắn chíp ở đâu?

Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA [có hiệu lực ngày 01/07/2021] quy định như sau:
“Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”

Căn cước công dân và chứng minh nhân dân khác nhau thế nào?

Về nội dung thẻ CCCD có 19 mục, trong khi CMND có 20 mục, bỏ phần “Họ và tên gọi khác”. Thẻ CCCD không có phần khai “Dân tộc”, nhưng có thêm mục “Quốc tịch”. Dấu in trên CMND là con dấu của Bộ Công an, nhưng trên thẻ CCCD là hình Quốc huy. Một điểm khác nhau nữa là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.

5 ra khỏi 5 [2 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề