Chứng thực bằng cấp ở đâu

Chứng thực bằng cấp ở đâu

Ngày nay, khi học sinh Việt Nam muốn đăng ký du học tại các trường tại Nhật Bản, ngoài việc chuẩn bị các loại giấy tờ theo như quy định trước đó, thì các bạn cần phải bổ sung thêm bản chứng thực bằng cấp khi làm hồ sơ du học Nhật, đặc biệt là bằng cấp 3. Mục đích là để xác thực trình độ của bạn và xác minh bạn không sử dụng giấy tờ giả.

Tuy nhiên, không ít học sinh không biết phải chứng thực bằng cấp của mình tại đâu và phải làm như thế nào cho đúng cách. Vì thế ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề này bạn nhé.

Chứng thực bằng cấp là gì?

Chứng thực bằng cấp là hoạt động bạn gửi giấy tờ, bằng cấp của mình cho một cơ quan thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, nhằm xác nhận bằng cấp của bạn là thật và gửi thông tin về việc xác thực đó cho trường nơi mà bạn chọn du học.

Hiện nay, việc mua bằng giả diễn ra rất nhiều, đã có nhiều trường hợp dùng bằng giả đề du học, làm cho chất lượng du học sinh không đạt tiêu chuẩn, điều này khiến các trường tại Nhật khó lòng kiểm soát được trình độ đầu vào của học viên. Do đó, theo quy định mới học sinh khi đăng ký nhập học phải có bản chứng thực bằng cấp.

Tuy nhiên, không phải trường Nhật ngữ nào cũng yêu cầu chứng thực bằng cấp 3, do vậy bạn cần tìm hiểu kỹ điều kiện để có sự chuẩn bị sao cho hợp lý.

Chứng thực bằng cấp ở đâu
Chứng thức bằng cấp 3 là một yếu tố được các trường yêu cầu

Hướng dẫn chứng thực bằng cấp 3

Hiện nay, việc chứng thực bằng cấp 3 rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi ở nhà và click chuột, làm theo hướng dẫn là có thể hoàn tất mọi thủ tục. Các bước chứng thực cụ thể:

Bước 1: bạn truy cập vào website: japan.vied.vn, tại đây bạn sẽ tiến hành đăng ký tài khoản theo các bước:

  • Click vào đăng ký mở tài khoản.
  • Nhập địa chỉ mail và mật khẩu mà bạn đăng ký.
  • Sau khi đã đăng ký xong, bạn sẽ tiến hành đăng nhập và kê khai thông tin, gửi bản scand bằng cấp 3 hoặc những giấy tờ cần chứng thực. (lưu ý: file scand không được vượt quá 3MB)
  • Tiến hành in phiếu đăng ký sau khi đã kê khai toàn bộ thông tin cần thiết.
  • Cuối cùng ký tên vào phiếu.
Chứng thực bằng cấp ở đâu
Giao diện webiste chứng thực bằng cấp 3

Bước 2: sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký, bạn sẽ tiến hành nộp lệ phí theo hướng dẫn tại website. Chú ý, photo phiếu nộp tiền thành 2 bản để dự phòng.

Bước 3: gửi giấy xác nhận qua đường bưu điện, trường hợp khẩn cấp bạn có thể sử dụng chuyển phát nhanh. Những giấy tờ cần gửi:

  • Phiếu đăng ký và đã ký tên
  • Bản sao biên lai nộp tiền
  • Bản sao công chứng bằng cấp 3 (1 bản)
  • Bản sao công chứng bảng điểm (1 bản)

Bước 4: giấy tờ của bạn sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục, sẽ được gửi đến trường Nhật ngữ mà bạn đã kê khai trước đó.

Những điểm cần lưu ý

  • Kê khai thông tin phải thật cẩn thận, chính xác để tránh xảy ra sai sót.
  • Chứng thực bằng cấp 3 sẽ được gửi trực tiếp qua trường, chứ không gửi lại cho bạn để tránh trường hợp làm giả.
  • Chú ý chuẩn bị một bản dự phòng phiếu đăng ký và biên lai để dùng khi cần thiết.
  • Lệ phí chứng thực bằng cấp 3 là 100.000 VNĐ, công thêm phí chuyển phát qua các trường Nhật ngữ là 735.000 VNĐ.
  • Thời gian chứng thực sẽ trong vòng 20 ngày kể từ khi nộp hồ sơ. Do đó, bạn cần chuẩn bị trước để không lỡ kế hoạch của mình.

Trên đây là cách chứng thực bằng cấp 3 dành cho những bạn đang chuẩn bị du học Nhật Bản, hãy xem xét và có sự chuẩn bị sao cho hợp lý bạn nhé. Ngoài bằng cấp 3 ra, bạn cũng có thể chứng thực những loại giấy tờ khác khi có yêu cầu từ nhà trường.

Chứng thực bằng cấp ở đâu

Công chứng, chứng thực giấy tờ ở đâu? (Ảnh minh họa)

1. Phân biệt công chứng và chứng thực

- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

- Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

2. Công chứng, chứng thực ở đâu?

2.1. Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?

Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định:

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:

+ Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;

+ Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;

+ Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.

2.2. Chứng thực giấy tờ, tài liệu ở đâu?

Tùy vào loại giấy tờ, tài liệu cần chứng thực mà cơ quan tiến hành chứng thực sẽ khác nhau, cụ thể:

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

+ Chứng thực di chúc;

+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

- Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.

Như vậy, tùy thuộc vào loại giấy tờ, tài liệu,... mà người yêu cầu chứng thực giấy tờ, tài liệu,... có thể đến Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Phòng công chứng, Văn phòng công chứng để chứng thực.

(Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

>>> Xem thêm: Mức phí công chứng giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chức có khác nhau không? Cùng một loại hợp đồng giao dịch cho thuê nhà mà giá công chứng lại khác nhau?

Người yêu cầu chứng thực có được lựa chọn nơi thực hiện chứng thực hay không? Những trường hợp nào không được lựa chọn nơi thực hiện chứng thực?

Giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực được quy định như thế nào? Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý như bản chính không?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .