Chương trình ca nhạc khoảng bao nhiêu tiết mục năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đang tổ chức xây dựng Chương trình giáo dục tổng thể và Chương trình giáo dục các môn học. Dự kiến năm 2015 sẽ xây dựng xong Chương trình giáo dục tổng thể và Chương trình giáo dục các môn học, năm 2016 sẽ biên soạn SGK lớp 1, 6, 10, năm 2017 tổ chức thực nghiệm và tập huấn GV, tháng 9-2018 sẽ triển khai đại trà SGK mới các môn học ở các lớp 1, 6, 10. Bài viết này xin giới thiệu về mục tiêu, chuẩn kết quả, khung nội dung, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới.

1. Mục tiêu giáo dục Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới

Giáo dục Âm nhạc nhằm giúp học sinh:

- Trải nghiệm trong môi trường âm nhạc, thông qua các hoạt động: ca hát, nghe nhạc, vận động, nhảy múa, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, trình diễn, sáng tạo âm nhạc.

- Khám phá về sự đa dạng của thế giới âm nhạc, nhận thức về mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử và các loại nghệ thuật, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

- Thể hiện bản thân bằng âm nhạc, phát triển những năng lực về thực hành, cảm thụ, sáng tạo, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc.

- Vận dụng một số kiến thức và kĩ năng âm nhạc vào đời sống hàng ngày.

2. Chuẩn kết quả giáo dục Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới

Chuẩn kết quả giáo dục Âm nhạc [tóm tắt]:

- Hát, một mình và hát cùng người khác.

- Chơi nhạc cụ, độc tấu và hòa tấu.

- Đọc nhạc.

- Hiểu biết các yếu tố, khái niệm, cấu trúc âm nhạc, đời sống âm nhạc.

- Tiếp nhận âm nhạc từ nhiều thể loại và nhiều nền văn hóa.

- Lắng nghe, phân tích và cảm thụ âm nhạc.

- Trình diễn âm nhạc, một mình và cùng người khác.

- Sáng tạo âm nhạc.

Chuẩn kết quả giáo dục Âm nhạc [chi tiết] xây dựng theo các năng lực môn Âm nhạc

Chuẩn kết quả là việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục Âm nhạc thành các chỉ số, làm căn cứ để dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Những năng lực của môn Âm nhạc:

- Hoạt động âm nhạc

- Hiểu biết âm nhạc

- Cảm thụ âm nhạc

- Sáng tạo âm nhạc

- Ứng dụng âm nhạc

Cơ sở để xác định những năng lực của môn Âm nhạc:

- Đặc trưng của các hoạt động âm nhạc: thực hành, luyện tập, trình diễn, …

- Kế thừa kết quả chương trình giáo dục Âm nhạc hiện hành: thực hành, hiểu biết, trình diễn, …

- Tham khảo về trọng tâm giáo dục Âm nhạc của một số nước: cảm thụ, ứng dụng, sáng tạo, ...

Mối liên hệ: mỗi năng lực âm nhạc đều có mối liên kết chặt chẽ với năng lực khác, chúng không thể phát triển độc lập hoặc tách rời nhau, ví dụ:

- HS có năng lực thực hành âm nhạc chỉ khi các em vận dụng chúng trên cơ sở của lí thuyết.

- Năng lực hiểu biết âm nhạc phải được củng cố qua một số bài tập thực hành.

- Năng lực cảm thụ âm nhạc chỉ phát triển khi HS có hiểu biết về âm nhạc.

- Năng lực ứng dụng là sự liên kết các năng lực khác [thực hành, hiểu biết, cảm thụ, sáng tạo] vào thực tiễn cuộc sống.

Các chỉ số của 5 năng lực dưới đây được coi là Chuẩn kết quả giáo dục Âm nhạc:

Hoạt động âm nhạc

HS ca hát, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, nhảy múa, … để tạo ra âm thanh và môi trường âm nhạc.

Ca hát

-Hát đúng tư thế, hát tự nhiên, tập lấy hơi và hát rõ lời.

-Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.

-Hát cùng mọi người và có thể hát một mình.

-Hát tập thể như: hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, ...

Nhạc cụ

-Chơi nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu.

-Hòa tấu nhạc cụ gõ và nhạc cụ giai điệu.

Tập đọc nhạc

-Thể hiện đúng tiết tấu của bài TĐN.

-Đọc đúng giai điệu bài TĐN.

-Đọc nhạc cùng mọi người và có thể đọc một mình.

-Luyện tập những cách đọc nhạc như: nối tiếp, đối đáp, ...

Hoạt động kết hợp

-Vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp, trò chơi, vận động, nhảy múa, ...

-Thực hành bài tập thẩm âm, tiết tấu.

Hiểu biết âm nhạc

HS tìm hiểu, nhận thức về lí thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc [các loại nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, hình thức và thể loại, tác giả và tác phẩm, các vấn đề khác của đời sống âm nhạc, ...].

Ca hát

-Biết tên bài hát và tác giả, biết nội dung, xuất xứ hoặc thể loại bài hát.

-Nhận biết được cấu trúc của bài hát [một đoạn, hai đoạn, ba đoạn].

Tập đọc nhạc

-Xác định đúng tên nốt nhạc [Đô Rê Mi …] và hình nốt nhạc [nốt tròn, nốt trắng, nốt đen …].

-Nhận biết được hình tiết tấu của bài TĐN.

Lí thuyết âm nhạc

-Nêu khái niệm, đặc điểm hoặc tính chất của một số kiến thức nhạc lí. Giải thích về cách vận dụng kiến thức nhạc lí trong bài hát, bài TĐN, …

-Sử dụng đúng một số thuật ngữ âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cao độ, trường độ, sắc thái, ...

Thường thức âm nhạc

-Kể tên nhạc cụ, nhận biết hình dáng, âm sắc, nêu đặc điểm, vai trò của nhạc cụ trong âm nhạc.

-Tìm hiểu về một số hình thức và thể loại âm nhạc.

-Trình bày tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của một số nhạc sĩ tiêu biểu.

-Nêu đặc điểm của tác phẩm, về chủ đề, nội dung hoặc thể loại âm nhạc.

Cảm thụ âm nhạc

HS hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của âm nhạc. Đồng cảm, trân trọng với tác phẩm và tác giả, yêu mến cái đẹp trong cuộc sống.

Lắng nghe

-Nghe và phân biệt được âm sắc của một số nhạc cụ.

-Nghe và phân biệt được giọng hát thiếu nhi với giọng người lớn, giọng đơn ca với giọng tốp ca, ...

-Nghe và phân biệt được hát bè.

-Nghe và phân biệt tiết điệu đặc trưng của nhịp 2/4, 3/4 trên đàn phím điện tử.

-Nghe và phân biệt được bản nhạc viết ở nhịp 2/4 hay 3/4.

-Nghe và phân biệt được bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ [lớp 8, 9].

-Nghe và vẽ mô tả đường chuyển động của nét giai điệu.

Tôn trọng

-Tôn trọng những người hoạt động âm nhạc.

-Thái độ tích cực, động lực và sự quan tâm với môn Âm nhạc.

Bình giải

-Nhận xét về một tác phẩm âm nhạc được trình bày với tốc độ khác nhau, với phong cách khác nhau, với hình thức khác nhau [đơn ca, song ca, tốp ca, ...], với phương tiện khác nhau [thanh nhạc hoặc khí nhạc], ...

-Biết bình luận, giải thích hoặc nêu cảm nhận về tác phẩm.

-Nhận xét về hoạt động thực hành âm nhạc, sản phẩm sáng tạo âm nhạc của các bạn.

Lựa chọn

-Lựa chọn bài hát phù hợp với lứa tuổi, chọn thể loại âm nhạc, bản nhạc hoặc ca sĩ yêu thích.

-Lựa chọn bài hát, bản nhạc dùng trong Lễ khai giảng, ngày Nhà giáo 20-11, ngày sinh nhật, Lễ tốt nghiệp, …

Sáng tạo âm nhạc

HS thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của mình thông qua hoạt động âm nhạc và kết nối với những lĩnh vực liên quan. HS đưa ra ý tưởng và sáng kiến vượt ngoài khuôn mẫu, tạo được ấn tượng, thu hút sự chú ý của mọi người.

-Sáng tạo động tác vận động hoặc nhảy múa theo nhạc.

-Viết lời mới cho bài TĐN, bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài.

-Tìm ý tưởng để dàn dựng, biểu diễn bài hát theo nhóm.

-Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc vở kịch.

-Vẽ tranh minh họa cho bài hát hoặc câu chuyện âm nhạc.

-Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu.

-Phổ nhạc cho một vài câu thơ.

-Sáng tạo dụng cụ học tập Âm nhạc.

-Sáng tạo trò chơi âm nhạc.

Ứng dụng âm nhạc

HS liên kết và sử dụng mọi năng lực âm nhạc vào thực tiễn, thông qua 2 hoạt động tiêu biểu là trình diễn và phổ biến âm nhạc.

Trình diễn âm nhạc

-Thành lập nhóm nhạc để sáng tác và trình diễn âm nhạc.

-Trình diễn âm nhạc một mình hoặc cùng người khác.

-Thiết kế trang phục, đạo cụ khi trình diễn âm nhạc.

-Tham gia các hoạt động của 1 buổi trình diễn: đệm đàn, dẫn chương trình, nhảy múa, chỉ huy, …

Phổ biến âm nhạc

-Tham gia các sự kiện âm nhạc trong và ngoài nhà trường.

-Lựa chọn bản nhạc để minh họa cho câu chuyện, bộ phim về lớp học, bạn bè hoặc người thân.

-Dùng các biểu tượng âm nhạc, hình ảnh hoặc tư liệu âm nhạc để trang trí không gian lớp học, phòng ở, sân khấu, …

-Dạy nhạc hoặc phổ biến kiến thức âm nhạc cho người khác.

-Sử dụng phần mềm âm nhạc để chép nhạc.

-Tìm hiểu nghề nghiệp liên quan tới âm nhạc.

3. Khung nội dung môn Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới

Môn Âm nhạc trong Chương trình giáo dục phổ thông [mới] sẽ gồm 5 nội dung là: Học hát; Nhạc cụ; Tập đọc nhạc; Lí thuyết âm nhạc; Thường thức âm nhạc.

Khung nội dung môn Âm nhạc:

TT

Mạch

nội dung

Dạng bài

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Học hát

Bài hát thiếu nhi

2

Dân ca Việt Nam

3

Bài hát nước ngoài

4

Thường

thức âm nhạc

Kể chuyện âm nhạc

5

Giới thiệu nhạc cụ

6

Nghe nhạc

7

Đời sống âm nhạc

8

Hình thức và thể loại

9

Danh nhân âm nhạc

10

Lí thuyết

âm nhạc

Kí hiệu âm nhạc

11

Các loại nhịp thông dụng

12

Lí thuyết âm nhạc cơ bản

13

Tập đọc

nhạc

Giọng Đô trưởng

14

Giọng La thứ

15

Tập đọc nhạc dịch giọng

16

Nhạc cụ

Nhịp điệu

17

Giai điệu

18

Hòa âm

Nội dung chi tiết

Nội dung

Tiểu học

Lớp 1, 2, 3

Lớp 4, 5

Học hát

Mỗi học kì, HS học 6-7 bài hát, trong đó có 1 bài dân ca, 1 bài hát nước ngoài, còn lại là các bài hát thiếu nhi. Các bài hát ngắn gọn, có nội dung và tính chất âm nhạc phù hợp với tuổi thiếu nhi, có từ 1-2 lời ca, âm vực trong phạm vi quãng 8 hoặc quãng 9, có cấu trúc cân đối, để HS dễ hát, dễ thuộc.

Mỗi học kì, HS học 5-6 bài hát, trong đó có 1 bài dân ca, 1 bài hát nước ngoài, còn lại là bài hát thiếu nhi. Các bài hát có nội dung và tính chất âm nhạc phù hợp với tuổi thiếu nhi, âm vực trong phạm vi quãng 10 hoặc quãng 11, có cấu trúc cân đối, để HS dễ hát, dễ thuộc.

Thường thức âm nhạc

-Mỗi học kì, HS nghe 1 câu chuyện âm nhạc, nghe 3-4 bản nhạc là ca khúc thiếu nhi, dân ca hoặc nhạc không lời.

-Mỗi lớp, HS tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc hoặc các nhạc cụ phổ biến khác.

-Mỗi học kì, HS nghe 1 câu chuyện âm nhạc, nghe 3-4 bản nhạc là ca khúc thiếu nhi, dân ca hoặc nhạc không lời.

-Mỗi lớp, HS tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc hoặc các loại nhạc cụ khác.

Lí thuyết

âm nhạc

-HS tìm hiểu về các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4.

-Tìm hiểu về khuông nhạc, khóa nhạc, tên nốt nhạc, cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc và tiết tấu trong âm nhạc, để hiểu và ứng dụng vào các bài hát, bài TĐN, bài tập nhạc cụ.

Tập đọc nhạc

[TĐN]

Mỗi học kì, HS học 4-5 bài TĐN. Các bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng, nhịp 2/4, 3/4 hoặc 4/4, chưa dùng nhịp lấy đà. Về trường độ, bài TĐN có tiết tấu đơn giản, dễ đọc, chủ yếu dùng hình nốt trắng, nốt đen hoặc nốt móc đơn, chưa dùng nốt móc kép, chưa dùng trường độ có chấm dôi hoặc đảo phách. Về cao độ, âm vực bài TĐN trong phạm vi quãng 8 hoặc quãng 9.

Nhạc cụ

HS sử dụng một số nhạc cụ gõ đơn giản [thanh phách, song loan, sênh tiền, mõ, trống con, lục lạc] để gõ đệm cho các bài hát, bài TĐN đã học. Thực hành hòa tấu các nhạc cụ gõ để luyện tai nghe và tiết tấu.

-HS sử dụng một số nhạc cụ gõ đơn giản [thanh phách, song loan, sênh tiền, mõ, trống con, lục lạc] để gõ đệm cho các bài hát, bài TĐN đã học. Thực hành hòa tấu các nhạc cụ gõ để luyện tai nghe và tiết tấu.

-Sử dụng nhạc cụ giai điệu [sáo recorder, kèn melodion] để tập chơi những nét nhạc đơn giản trong bài hát, bài TĐN đã học.

Nội dung

Trung học cơ sở

[Lớp 6, 7, 8, 9]

Học hát

Mỗi học kì, HS học 4-5 bài hát, trong đó có 1 bài dân ca, 1 bài hát nước ngoài, còn lại là bài hát thiếu niên. Các bài hát có nội dung và tính chất âm nhạc phù hợp với tuổi thiếu niên, âm vực trong phạm vi quãng 10 hoặc quãng 11.

Thường thức âm nhạc

HS tìm hiểu, nhận thức về: những nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới; các loại nhạc cụ dân tộc hoặc nhạc cụ phổ biến khác; một số hình thức và thể loại âm nhạc; những vấn đề của đời sống âm nhạc.

Lí thuyết

âm nhạc

-HS tìm hiểu về các loại nhịp 2/2, 3/8, 6/8.

-Tìm hiểu về đảo phách, quãng, điệu thức, giọng trưởng, giọng thứ, hợp âm, dịch giọng, ... và ứng dụng vào các bài hát, bài TĐN, bài tập nhạc cụ.

Tập đọc nhạc

[TĐN]

Mỗi học kì, HS học 4-5 bài TĐN. Các bài TĐN viết ở giọng Đô trưởng [lớp 6, 7, 8, 9] hoặc La thứ [lớp 7, 8, 9], viết ở các loại nhịp khác nhau, có thể dùng nhịp lấy đà. Về cao độ, âm vực bài TĐN trong phạm vi quãng 10 hoặc quãng 11.

Nhạc cụ

-HS sử dụng một số nhạc cụ gõ để gõ đệm cho các bài hát, bài TĐN đã học. Thực hành hòa tấu các nhạc cụ gõ.

-Sử dụng nhạc cụ giai điệu [sáo recorder, kèn melodion] để chơi những nét nhạc đơn giản trong bài hát, bài TĐN đã học.

Những thay đổi về nội dung so với Chương trình hiện hành:

- Nhạc cụ là 1 nội dung trong môn Âm nhạc.

- Tăng cường sử dụng các di sản trong chương trình giáo dục Âm nhạc, đăc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế [2003], Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên [2005], Dân ca quan họ Kinh Bắc [2009], Ca trù [2009], Hát xoan [2011], Đờn ca tài tử Nam Bộ [2013], Hát ví dặm ở N

- Tăng cường nội dung dành cho địa phương tự chọn.

4. Định hướng hình thức tổ chức dạy học Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới

Hình thức

Mô tả

Môn học bắt buộc

-Áp dụng từ lớp 1 đến lớp 9.

-HS cùng lớp, cùng độ tuổi, lớp học có trên dưới 40 HS.

-Giảng dạy là GV âm nhạc.

Môn học tự chọn

-Áp dụng từ lớp 10 đến lớp 12.

-HS cùng lớp hoặc khác lớp [ghép giữa lớp 10, 11 hoặc 12], lớp học có trên dưới 40 HS, có thể là dàn hợp xướng đến hàng trăm HS.

-Giảng dạy là GV âm nhạc hoặc GV thỉnh giảng.

Câu lạc bộ âm nhạc

-Áp dụng từ lớp 1 đến lớp 12.

-HS cùng lớp hoặc khác lớp, lớp học trung bình khoảng 12-15 em.

-Giảng dạy là GV âm nhạc, GV thỉnh giảng, cha mẹ HS hoặc nghệ nhân ở địa phương.

5. Đánh giá kết quả học tập Âm nhạc trong Chương trình GDPT mới

- Đánh giá toàn diện cả về 5 năng lực: thực hành, hiểu biết, cảm thụ, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc, trong đó cần chú trọng đánh giá năng lực thực hành âm nhạc.

- Đánh giá đầy đủ cả về 5 nội dung: hát, nhạc cụ, tập đọc nhạc, lí thuyết và thường thức âm nhạc, mỗi nội dung cần sử dụng hình thức và phương pháp đánh giá phù hợp, khả thi.

- Đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, khách quan và toàn diện, phải căn cứ vào mục tiêu và chuẩn kết quả, phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.

- Đánh giá cần tạo hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài nhà trường.

- Dự kiến về các mức độ đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc: A [xuất sắc], B [giỏi], C [khá], D [trung bình], E [yếu kém].

Chủ Đề