Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2022

Cập nhật vào: Thứ tư - 04/11/2020 09:21 Cỡ chữ

 

Ngày 31/10/2020, tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo “Tổng kết Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2015-2020” nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được của Chương trình và đề xuất giải pháp phát triển KH&CN cho giai đoạn tới 2021-2030. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, đại diện lãnh đạo các địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan để hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 [gọi tắt là Chương trình 2075] được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 nhằm đảm bảo bám sát chặt chẽ theo các mục tiêu chính: Tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường; Tăng tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ như giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật; Thiết lập mạng lưới sàn giao dịch công nghệ kèm theo: hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ, trọng tâm là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 2075 đã đạt được một số thành quả nhất định để bám sát vào các nhiệm vụ trọng tâm về như: Hỗ trợ thúc đẩy cung - cầu thông qua các hoạt động xúc tiến thị trường công nghệ trong và ngoài nước; Hình thành và phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy các hoạt động dịch vụ KH&CN; Xây dựng hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường KH&CN …Đặc biệt kết quả nghiên cứu khoa học về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng của thị trường khoa học và công nghệ đã được thể chế hóa theo nội dung được bổ sung của Luật chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ 1/7/2018. Theo đó, một số điểm mới trong luật được kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh việc gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tổ chức trung gian, qua đó nâng cao hiệu quả thương mại hóa công nghệ, thu hút các thành phần tham gia thị trường KH&CN.

Theo ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN, mang lại những tác động về mặt KH&CN, kinh tế - xã hội và tính liên kết lan tỏa cao. Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN [Bộ KH&CN] - đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình đã chủ động bám sát các nhiệm vụ trọng tâm. Chương trình đã có sự thu hút đầu tư góp vốn khá lớn từ các đơn vị tham gia và phối hợp để phát triển công nghệ, góp phần thúc đẩy thị trường KH&CN, đặc biệt là nhóm dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ. Điều này phần nào thấy được hiệu quả đầu tư trong việc thúc đẩy hợp tác công tư, liên kết tổ chức khoa học với doanh nghiệp, để phát triển thị trường KH&CN. Các dự án nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường KH&CN đã có nhiều kết quả nổi bật. Việc đưa ra giải pháp nâng cao năng lực đổi mới, chuyển giao, thương mại hóa công nghệ trong trường đại học đã giúp hình thành phương pháp đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp, phục vụ quá trình thương mại hóa và phát triển thị trường KH&CN của Việt Nam. Đặc biệt, từ nhiệm vụ “Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp” đã bước đầu hình thành được mô hình tổ chức trung gian trong trường đại học, qua đó, có thể làm hình mẫu nhân rộng thúc đẩy giao dịch công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc.

Các dự án xúc tiến và kết nối cung cầu phát triển thị trường KH&CN cũng đạt kết quả tốt với việc tổ chức các sự kiện kết nối cung cầu công nghệ [Techdemo], Chợ công nghệ và thiết bị [Techmart] và các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN, giai đoạn 2012-2019, đã có hơn 3000 hợp đồng và biên bản được ký kết. Bên cạnh đó, các sự kiện như ICTcomm và GrowTech được tổ chức bởi nguồn xã hội hóa lên tới hơn 90%. Kết quả đạt được từ các sự kiện vẫn đạt 100% các mục tiêu hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện chính sách, kết nối các nguồn cung, cầu trong và noài nước, đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ định hướng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. 

Với những kết quả đạt được, Chương trình 2075 đã tác động tích cực tới phát triển thị trường KH&CN, với việc hình thành và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ để xúc tiến hoạt động tìm kiếm, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đào tạo, xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp về dịch vụ công nghệ và thị trường KH&CN.

Về định hướng phát triển của Chương trình 2075 trong giai đoạn tới, ông Tạ Bá Hưng, Chủ nhiệm Chương trình cho biết: Mục tiêu của chương trình là tăng nhanh giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở nâng cao vai trò của nhà nước và các chủ thể của thị trường KH&CN. Trong thời gian tới, Chương trình sẽ tập trung phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0; Phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KH&CN; Thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; Thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa KH&CN trên thị trường KH&CN; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường KH&CN; Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường KH&CN.

Tọa đàm “Định hướng và giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2030”

Phiên Tọa đàm với chủ đề “Định hướng và giải pháp phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020” đã diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo với sự tham gia của: Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chuyên gia Tạ Doãn Trịnh, ông Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Trần Phương Thảo - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Các diễn giả đã chia sẻ, thảo luận cởi mở về những vấn đề trong việc phát triển thị trường KH&CN cho giai đoạn 2021-2030 với các nội dung: Kinh nghiệm thương mại hóa công nghệ cũng như mô hình spin off tại các Viện, Trường; thực trạng hoạt động của các tổ chức trung gian phát triển thị trường KH&CN hiện nay; vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường KH&CN.

NASATI

Triển khai đồng bộ các chương trình, đề tài, dự án có liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1158/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030. Đây là giai đoạn tiếp theo của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 đã hết thời gian thực hiện.

Tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ việc tổ chức quản lý và triển khai thực hiện Chương trình theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ và tài chính đối với các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; theo thẩm quyền, trách nhiệm tiến hành việc sửa đổi, bổ sung quy định quản lý chương trình nếu cần thiết.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành rà soát các văn bản liên quan và nhận thấy cần thiết xây dựng văn bản mới hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2030 theo Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế các văn bản hướng dẫn thực hiện trước đây [thay thế Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN ngày 06/11/2014 quy định quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 và Thông tư số 08/2016/TT-BKHCN ngày 24/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN] của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ với 2 lý do:

- Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN và Thông tư số 08/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN được ban hành căn cứ vào Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 đến nay đã hết thời gian thực hiện, được thay thế bởi Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2030. Vì vậy, các nội dung quản lý, hướng dẫn triển khai cần được nghiên cứu, xây dựng mới cho phù hợp với các quy định mới tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg, phù hợp với các quy định hiện hành, khắc phục được một số vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai các văn bản giai đoạn trước đây.

- Triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 được thống nhất, phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong thực tế triển khai các văn bản hướng dẫn quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 trước đây đã nảy sinh một số khó khăn, tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi như việc hỗ trợ các dự án đầu tư thuộc Chương trình để đảm bảo nhiệm vụ và giải pháp thực hiện về phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, quan điểm xây dựng dự thảo Thông tư nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ và kết nối với các thị trường khác.

Đồng thời, phối hợp và triển khai đồng bộ các chương trình, đề tài, dự án có liên quan đến phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Kế thừa, kiện toàn và khắc phục một số tồn tại, hạn chế các quy định về xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình tại Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN và Thông tư số 08/2016/TT-BKHCN việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức


Video liên quan

Chủ Đề