Cô giáo và học sinh lớp 10

Chiều 19.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hồ Trung Phước - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận xác nhận, các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Bình Thuận đã cung cấp thông tin liên quan đến cô giáo H ở thị xã La Gi [Bình Thuận], bị chồng tố có quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, vào ngày 22.2, một người đàn ông tên T đã tố cáo với Công an thị xã La Gi chuyện vợ mình là cô giáo H có quan hệ bất chính với một nam sinh lớp 10.

Vụ việc sau đó được một số tờ báo thông tin, đồng thời nhiều trang tin cá nhân đã đăng thông tin chưa chính xác gây ảnh hưởng tại địa phương. Thậm chí, có người không liên quan vụ việc, nhưng vẫn được một số trang tin cá nhân gán ghép là có quan hệ với cô giáo, khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý.

Chiều 19.3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về vụ cô giáo P.T.V.H.

Sau khi cô giáo H lên tiếng phản ứng lại lời tố cáo của người chồng, thì xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều, thậm chí có ý kiến cho rằng người chồng vu khống. 

Các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc xác minh và Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã yêu cầu công an vào cuộc làm rõ vụ việc.

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng, cô giáo khai có quen biết nhau, có yêu đương, thường xuyên nhắn tin cho nhau, quan tâm trên mức bình thường với học sinh nam lớp 10 và có quan hệ yêu đương. 

Cô giáo và học sinh nam trên có đi vào nhà nghỉ, nhưng không có cơ sở chứng minh quan hệ tình dục, cũng không có cơ sở để nói người chồng dựng chuyện vu khống.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho biết, dù xác định có yêu đương nhưng cơ quan điều tra không có cơ sở chứng minh quan hệ tình dục giữa cô giáo và nam sinh lớp 10.

Được biết, trên cơ sở xác minh của các cơ quan chức năng liên quan, Ngành giáo dục Bình Thuận sẽ có biện pháp xử lý tiếp theo vì cô giáo H có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo.

Sở Giáo Dục và Đào tạo Bình Thuận vừa nhận được báo cáo đầy đủ từ hiệu trưởng trường THPT N.H, nơi cô giáo H bị chồng tố cáo có quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10 gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.

Sáng 8.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Thuận xác nhận, Sở vừa nhận được báo cáo đầy đủ từ Hiệu trưởng Trường PTTH  đóng trên địa bàn thị xã Lagi, nơi cô giáo H công tác về việc cô giáo H bị tố có quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10.

Theo báo cáo mới nhất, vào tháng 1.2019 mẹ của nam sinh lớp 10 [SN 2003, phường Tân An, thị xã Lagi, Bình Thuận] đã từng đến trường THPT N.H phản ánh đến Ban giám hiệu nhà trường về việc cô giáo H dạy toán trong trường có quan hệ bất chính với con trai của mình.

Ngay sau khi nhận thông tin phản ánh của phụ huynh, hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường đã mời cô H. cùng chồng và phụ huynh nam sinh lớp 10 lên làm việc.

Tại buổi làm việc, cô giáo H thừa nhận những lời phản ánh của chồng và phụ huynh nam sinh lớp 10 là có. Sau đó, cô giáo H làm bảng tường trình gửi nhà trường, đồng thời làm giấy cam kết gửi phụ huynh của nam sinh hứa sẽ cắt đứt mối quan hệ tình cảm này.

Tuy nhiên, vào ngày  22.2 ban giám trường THPT N.H lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của chồng cô giáo H về mối quan hệ bất chính trên.

Theo đơn, chồng cô H đã tố cáo vợ mình tiếp tục có mối quan hệ không trong sáng với nam sinh lớp 10 trên mà không cắt đứt như cam kết đồng thời, cô giáo H đã làm đơn ly hôn gửi Tòa án dẫn đến hạnh phúc gia đình bị đỗ vỡ.

Bức xúc cho hành vi sai trái của người vợ và hôn nhân gia đình đến bờ vực tan nát, nên ngày 4.3 chồng cô H đã gửi bằng chứng về mối quan hệ bất chính giữa cô giáo H với nam sinh  lớp 10, chính thức tố cáo đến nhà trường và Công an thị xã Lagi.

Sau khi nhận tố cáo của chồng cô giáo H, nhà trường đã báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và gửi chứng cứ cũng như toàn bộ đơn tố cáo đến cơ quan công an. Trước mắt, Sở yêu cầu trường tạm đình chỉ công tác giảng dạy của cô giáo để chờ kết luận điều tra từ cơ quan công an, sau đó sẽ có phương xử lý chính thức.

Chia sẻ với PV Báo Lao Động, bà N.T. D mẹ của nam sinh lớp 10 cho biết gia đình rất bàng hoàng khi phát hiện ra chuyện tình cảm trái ngang của con trai bà với cô giáo.

"Gia đình đã gặp cô H để yêu cầu chấm dứt, cô H cũng có hứa sẽ chấm dứt mối quan hệ trái ngang này với con trai tôi. Tuy nhiên, sau đó lại tiếp diễn nên gia đình bất bình đề nghị nhà trường và cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ con trai tôi. Vì dù gì cháu cũng chưa tới 16 tuổi, còn trẻ người non dạ,  hiểu biết chưa tới. Cái sai là ở chỗ người lớn, cực chẳng đã gia đình tôi mới đi tố cáo vụ việc này." - bà D nói với vẻ bức xúc.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Đại tá Phạm Duy Khang - Trưởng công an thị xã Lagi xác nhận, Công an thị xã đã nhận được đơn tố cáo của chồng cô H. Công an thị xã vào cuộc xác minh và Sở Giáo dục - Đào tạo đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về vụ việc này.

Ngày 24/4, ông Võ Trung Minh – Trưởng Phòng GD-ĐT quận Sơn Trà [TP Đà Nẵng] cho biết, đã yêu cầu Trường THCS Nguyễn Văn Cừ gửi báo cáo liên quan thông tin nữ giáo viên trường này buộc học sinh yếu kém viết cam kết không thi lớp 10. Căn cứ vào báo cáo này phòng sẽ có những chỉ đạo tiếp theo.

Trong khi đó, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Mai Tấn Linh cho biết, theo quy định của ngành giáo dục thì không có yêu cầu học sinh yếu kém không thi lớp 10. Tất cả các em có quyền được học và dự thi lớp 10.

“Buộc học sinh yếu kém viết cam kết không thi lớp 10 là việc tự ý làm của cô này, không có ai chỉ đạo cả. Việc này cô làm nếu sai thì cô chịu trách nhiệm. Sở và phòng triển khai các em đều có quyền dự thi”, vị này thông tin.

Trường THCS Nguyễn Văn Cừ nơi cô giáo công tác. Ảnh: G.H

Trước câu hỏi nữ giáo viên sẵn sàng phụ đạo, tạo điều kiện cho học sinh “gỡ” điểm có đúng hay không?, ông Linh nhấn mạnh, mọi việc nâng đỡ điểm đều là sai.  

Cùng ngày, cô Nguyễn Cao Phương Thảo [giáo viên tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Văn Cừ] - người tự nhận buộc học sinh viết cam kết không thi lớp 10 cho hay: “Hiện Sở giáo dục, phòng giáo dục cũng như nhà trường chưa làm việc với tôi. Bản thân tôi sẵn sàng gặp để trả lời những thông tin đưa ra”.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet, cô Thảo cho hay, từ năm học 2020 – 2021. Với trường hợp học sinh yếu, có nguy cơ không được công nhận tốt nghiệp; cô Thảo rà soát điểm số cả 3 môn Văn, Toán, Anh [3 môn thi tuyển sinh lớp 10]. Nếu học sinh chỉ bị yếu ở môn Tiếng Anh của mình, cô Thảo sẵn sàng phụ đạo, tạo điều kiện cho học sinh gỡ điểm.

Nếu học sinh yếu cả 3 môn, cô tham gia làm công tác tư tưởng sớm cho học sinh, giúp các em hướng nghiệp theo sở thích, năng lực và điều kiện của mình; hoặc hướng dẫn các em đăng ký vào các trường bán công, tư thục – nơi lấy điểm đầu vào thấp hơn các trường công lập, đồng thời luôn lưu ý mức học phí trường tư để phụ huynh cân nhắc, ưu tiên chọn lựa trường nghề. Trường hợp này cô Thảo sẽ buộc phụ huynh cam kết không để con em thi lớp 10 công lập trước khi cho gỡ điểm.

Ông Lê Anh Đồng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Cừ [phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng] cho hay, hiện nay, lớp 9 trên toàn TP Đà Nẵng chưa dự thi vào lớp 10. Theo ông Đồng, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng đã quán triệt các trường thực hiện theo các văn bản hướng dẫn. Nhà trường chỉ khuyến cáo tư vấn cho các học sinh, để các em lựa chọn vào đúng các trường phù hợp năng lực. 

“Nhà trường không có chỉ đạo việc này. Chắc giáo viên đưa ra giải pháp như thế để ràng buộc học sinh tập trung, tự giác học tập, chứ không ai chỉ đạo việc vào học nghề. Nhà trường chỉ tư vấn, hướng nghiệp cho các em. Em nào thấy không đủ khả năng thi lớp 10 thì có thể học nghề, hoặc tư vấn cho các em chọn trường cho đúng năng lực”, ông Đồng khẳng định.

Hồ Giáp

Theo lời cô Thảo, 23 năm công tác trong nghề, hiện đang dạy lớp 9 ở Trường THCS Nguyễn Văn Cừ, cô Thảo rất quan tâm đến thông báo của Bộ GD-ĐT về vấn đề đang nóng rẫy những ngày qua: “Nhận được thông tin về việc một số trường học tại Hà Nội yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không tốt phải chuyển trường hoặc cam kết không thi vào lớp 10, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo ngay các đơn vị chức năng xác minh làm rõ và sẽ yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm nếu có tình trạng trên. Nếu có thông tin và minh chứng về nội dung này, đề nghị các vị phụ huynh và người dân gửi về Bộ GD-ĐT”. 

Cô Thảo cho biết: “Tôi cũng rất muốn các cơ quan báo chí đến trường tôi để làm việc. Vấn đề ở đây không chỉ là bệnh thành tích của nhà trường, của địa phương, của Bộ GD-ĐT, mà còn là của chính các bậc phụ huynh”. 

Cô Thảo trình bày: theo Quyết  định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT, học sinh yếu không được công nhận tốt nghiệp THCS trừ một số trường hợp thuộc diện chính sách, khuyến khích; vì thế, học sinh yếu không thể thi lớp 10. 

“Mỗi năm đến mùa xét tốt nghiệp, tư vấn tuyển sinh lớp 10, giáo viên vô cùng vất vả với những học sinh có học lực yếu. Các em này cũng thường có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên không nỡ để các em rớt tốt nghiệp, nhưng cho gỡ điểm để được công nhận tốt nghiệp càng bất cập bởi các em yếu cùng lúc nhiều môn, không đủ lực học lên bậc THPT. Trong khi đó, phụ huynh các em thường xuyên đeo bám giáo viên để xin cho con em được tốt nghiệp với lời hứa sẽ cho con em đi học nghề hoặc thi vào bán công. Họ khóc lóc, họ năn nỉ, họ cam kết; tuy nhiên; ngay sau khi con em được cho gỡ điểm, được công nhận tốt nghiệp, phụ huynh lại quay ra mua hồ sơ, nộp đơn cho con em thi lớp 10. Nếu giáo viên chủ nhiệm nào gợi lại lời cam kết trước đó, phụ huynh thường phản ứng tiêu cực, trách móc nặng nhẹ với giáo viên, dọa kiện cáo, đưa tin cho báo chí viết bài phê phán. Do không có bất kỳ quy định nào được từ chối nhận đơn thi tuyển lớp 10 của đối tượng đã được công nhận tốt nghiệp THCS, giáo viên chủ nhiệm đành im lặng nhận đơn bổ sung danh sách”. 

Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng lại ở đó. “Sau đợt tuyển sinh, Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT đưa số liệu thống kê tỷ lệ học sinh đỗ vào trường công lập và lấy đó làm một cơ sở  đánh giá thi đua các trường. Nếu thứ hạng tụt xuống, Hiệu trưởng bị cấp trên phê bình, đến lượt mình, Hiệu trưởng lại họp hội đồng sư phạm, trách móc giáo viên không làm tốt công tác hướng nghiệp”.

Ảnh minh họa.

Không chấp nhận tình trạng phụ huynh “phũ phàng quay xe”, cũng như không muốn chung sống mãi với bệnh thành tích, cô Thảo cho hay, bản thân đã quyết tâm ứng xử “cứng rắn” từ năm học 2020 – 2021. Với trường hợp học sinh yếu, có nguy cơ không được công nhận tốt nghiệp; cô Thảo rà soát điểm số cả 3 môn Văn, Toán, Anh [3 môn thi tuyển sinh lớp 10]. Nếu học sinh chỉ bị yếu ở môn Tiếng Anh của mình, cô Thảo sẵn sàng phụ đạo, tạo điều kiện cho học sinh gỡ điểm. Nếu học sinh yếu cả 3 môn, cô tham gia làm công tác tư tưởng sớm cho học sinh, giúp các em hướng nghiệp theo sở thích, năng lực và điều kiện của mình; hoặc hướng dẫn các em đăng ký vào các trường bán công, tư thục – nơi lấy điểm đầu vào thấp hơn các trường công lập, đồng thời luôn lưu ý mức học phí trường tư để phụ huynh cân nhắc, ưu tiên chọn lựa trường nghề. Trường hợp này cô Thảo sẽ buộc phụ huynh cam kết không để con em thi lớp 10 công lập trước khi cho gỡ điểm. 

“Mỗi một học sinh thi đậu vào lớp 10 công lập đều là niềm tự hào của giáo viên, chúng tôi coi như là thành công của chính mình, vì vậy, không thể có chuyện giáo viên ép uổng học sinh có năng lực thi trường bán công vì “hoa hồng tuyển sinh” được. Chỉ có học sinh yếu, rớt tốt nghiệp mới phải cam kết khi muốn gỡ điểm”, cô Thảo phản ánh. 

Cũng theo cô Thảo; trong tư vấn tuyển sinh, giáo viên luôn hướng dẫn cho học sinh lựa chọn nguyện vọng một cách cẩn thận. 

“Giáo viên là người dạy, hơn ai hết, họ có thể đánh giá chính xác năng lực học sinh. Phải chăng sự nhiệt tình tư vấn, trách nhiệm hướng nghiệp của giáo viên đang bị phụ huynh hiểu lầm thành ép uổng học sinh?” 

Nói đến hướng nghiệp, cô Thảo cũng cho biết, Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” nêu rõ: Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. 

“Khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt là đối với học sinh yếu có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên chúng tôi xem các em như con của mình để nói lên tấm lòng người mẹ, luôn mong muốn điều tốt đẹp cho các con. Giải pháp học nghề rõ ràng có ích trước hết cho chính các em, cho gia đình các em. Chúng tôi hướng dẫn các em một con đường vào đời ngắn hơn, nhanh hơn, ít tốn kém hơn, đỡ mất thời gian hơn và phù hợp với năng lực các em hơn thì có gì sai?” 

Theo nữ giáo viên này, lâu nay phụ huynh vẫn thường kêu ca bệnh thành tích của Bộ GD-ĐT, nhưng chính họ cũng đang “nhiễm bệnh” này một cách trầm trọng. 

“Phụ huynh luôn lên án những con số đẹp trong các báo cáo của ngành giáo dục trong khi bản thân họ không chịu chấp nhận những khuyết thiếu của con em mình, không sẵn sàng chọn lựa những phương án thay thế lớp 10 công lập bất chấp phương án thay thế ấy hoàn toàn đúng đắn, tốt đẹp”, cô Thảo nói. 

“Từ đầu học kỳ II năm học này, tôi đã công khai với học sinh điều kiện phải cam kết không thi lớp 10 nếu muốn gỡ điểm yếu để được công nhận tốt nghiệp. Tôi muốn đấu tranh tận cùng về vấn đề này. Phụ huynh không thể đòi hỏi chúng tôi làm quá nhiều thứ cho riêng cá nhân họ, vừa muốn giáo viên nâng đỡ con em mình tốt nghiệp, vừa “ép” giáo viên phải nhận đơn thi lớp 10 của một học sinh yếu kém. Chính sự ảo tưởng, sĩ diện của phụ huynh đã gây ra áp lực học tập nặng nề cho con em mình cùng những câu chuyện trầm cảm, tự tử đau lòng. Tôi thường xuyên nhận được những tâm thư buồn của học sinh về việc này. Tôi muốn nói với các bậc phụ huynh rằng, xin vui lòng chấm dứt thói ảo và sĩ, thay vào đó, hãy trung thực hợp tác với nhà trường để tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất cho con em mình”; cô Thảo thẳng thắn.  

'Nhà trường không chỉ đạo'

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Anh Đồng, Hiệu trường Trường THCS Nguyễn Văn Cừ [phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng] cho hay, hiện nay, lớp 9 trên toàn TP Đà Nẵng chưa dự thi vào lớp 10 năm nay. Theo ông Đồng, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng đã quán triệt các trường thực hiện theo các văn bản hướng dẫn. Nhà trường chỉ khuyến cáo tư vấn cho các học sinh, để các em lựa chọn vào đúng các trường phù hợp năng lực. 

“Nhà trường không có chỉ đạo việc này. Chắc giáo viên đưa ra giải pháp như thế để ràng buộc học sinh tập trung, tự giác học tập, chứ không ai chỉ đạo việc vào học nghề. Nhà trường chỉ tư vấn, hướng nghiệp cho các em. Em nào thấy không đủ khả năng thi lớp 10 thì có thể học nghề, hoặc tư vấn cho các em chọn trường cho đúng năng lực”, ông Đồng khẳng định.

Thanh Hùng [ghi]

Hiện tượng nhà trường vận động, thậm chí “gây áp lực” không cho học sinh yếu, kém dự thi vào lớp 10 công lập vẫn được phụ huynh phản ánh, khiếu nại hàng năm.

Trả lời báo chí chiều 20/4, Phó Phòng GD-ĐT Cầu Giấy nói, qua kiểm tra hồ sơ thì không có hiện tượng ép học sinh yếu kém không được dự thi lớp 10 như thông tin trên mạng xã hội.

Đại diện các trường THCS ở Hà Nội phủ nhận thông tin về việc có động thái ngăn không cho học sinh lớp 9 có học lực yếu kém thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải xác minh, làm rõ thông tin một số trường học trên địa bàn ép học sinh kém không thi vào lớp 10, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm nếu có.

Video liên quan

Chủ Đề