Có nên cho con ăn bán trú không

Phòng Giáo dục và Đào tạo 15 huyện, thị xã, thành phố tại Long An báo cáo có 100% đơn vị thống nhất đề nghị tiếp tục dạy học trực tiếp. [Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN]

Sau 2 tuần đi học trực tiếp, ngày 28/2, ngành giáo dục Long An đã cho học sinh tiểu học và trẻ mầm non đi học bán trú trở lại.

Do tình hình chưa ổn định, tỷ lệ học sinh tiểu học đăng ký học bán trú khá thấp.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, đến nay tỷ lệ học sinh cấp mầm non đi học trực tiếp đạt gần 85%, trong đó tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày [hoặc bán trú] đạt hơn 70%; cấp tiểu học đạt hơn 97%, trong đó tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày [hoặc bán trú] đạt 37,62%; cấp trung học cơ sở hơn 98% và cấp trung học phổ thông có gần 98% học sinh đến trường học trực tiếp.

Theo ghi nhận thực tế, nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ huynh học sinh tiểu học đăng ký cho con học bán trú thấp là do phụ huynh chưa yên tâm trước tình hình dịch bệnh và một số trường chưa ổn định điều kiện học bán trú.

Theo thông báo của một trường tiểu học trên địa bàn: “Do đội ngũ cấp dưỡng nhà trường mới tuyển toàn là người mới, chưa có kinh nghiệm và chưa được tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trường chưa có khay ăn cho từng học sinh theo quy định của của ngành y tế nên chưa thể tổ chức nấu ăn tại bếp ăn của trường."

Do đó trong 3 tuần đầu tháng Ba, nhà trường sẽ đặt sẵn suất ăn bên ngoài cho học sinh. Nếu phụ huynh học sinh không yên tâm sẽ đón con lúc 10 giờ 30 và đưa các em trở lại trường lúc 13 giờ 30 để tiếp tục học.

[Nhiều địa phương chuyển sang học trực tuyến phòng dịch COVID-19]

Theo chị N.H có 2 con học một trường tiểu học, chị vẫn đón con về vào buổi trưa và chiều đưa trở lại trường học lúc 13 giờ 30. Chị gắng chờ đến khi nhà trường đi vào ổn định, có nấu ăn tại trường thì sẽ cho con học bán trú.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Long An ông Nguyễn Hồng Phúc cho biết đến nay, các phòng giáo dục và đào tạo 15 huyện, thị xã, thành phố báo cáo có 100% đơn vị thống nhất đề nghị tiếp tục dạy học trực tiếp, bên cạnh đó tùy tình hình thực tế mà các cơ sở giáo dục sẽ tham mưu lãnh đạo địa phương để tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt và dạy học 2 buổi/ngày [hoặc học bán trú].

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, từ ngày 14/2 đến 22/2 [từ khi cấp tiểu học và mầm non đi học trực tiếp trở lại], có 71 cán bộ quản lý, giáo viên và 364 học sinh mắc COVID-19. Trong đó, cấp tiểu học nhiều nhất với 155 học sinh, cấp trung họcpPhổ thông có 104, cấp trung học cơ sở 101 học sinh và cấp mầm non có 14 trẻ.

Ngành giáo dục Long An thường xuyên liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện ho sốt, do đó chưa có tình trạng lây nhiễm chéo dịch bệnh trong trường học./.

Đức Hạnh [TTXVN/Vietnam+]

Có nên cho học sinh ăn bán trú tại trường?

Về việc Hà Nội chưa cho phép học sinh ăn bán trú tại trường, một số chuyên gia cho rằng có thể cân nhắc lại.

Ngày 8/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã; phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã và các trường trực thuộc thông báo về việc cho học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học từ ngày 10/2/2022.

Với việc Hà Nội chưa cho phép học sinh ăn bán trú tại trường, một số chuyên gia cho rằng nên cân nhắc lại.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường.

Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn Thành phố.

Với quy định trên của TP.Hà Nội, nhiều phụ huynh cho rằng, việc học sinh tiểu học chỉ học trực tiếp 1 buổi/ngày, nhà trường không tổ chức bán trú gây rất nhiều khó khăn cho gia đình.

Ý kiến của phần đông phụ huynh được hỏi đều cho rằng, với việc sáng đưa con đến trường rồi đến cơ quan chưa được bao lâu lại đến giờ đi đón con về nhà, lo ăn uống để chiều con tiếp tục học online, như vậy, cả phụ huynh và con đều rất vất vả, mệt mỏi. 

Phụ huynh đề xuất các nhà trường nên chia ca, có tấm kính chắn giữa bàn hoặc đưa về ăn theo lớp nhằm tránh áp lực cho phụ huynh. 

Trước khó khăn được kể ra, PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội nên mạnh dạn để cho trẻ học cả ngày ở trường để khỏi xáo trộn lịch làm việc của cha mẹ. 

Theo đó, khi học sinh ở lại, trường sẽ quản lý rủi ro, tăng cường biện pháp phòng bệnh, tuyệt đối tránh tiếp xúc lớp này với lớp kia. Như vậy, sẽ khoanh vùng được tốt hơn nếu có ca mắc tại lớp đó.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, chuyên gia này cũng cho rằng, việc đi học một buổi cũng giảm nguy cơ phần nào vì trẻ không ngủ gần nhau, không ăn gần nhau, bỏ khẩu trang. Do đó, quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng bệnh. Cha mẹ, giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện biện pháp 5K.

Về vấn đề cho học sinh trở lại trường học nhưng không cho ăn bán trú, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với lãnh đạo TP.Hà Nội để tìm hướng giải quyết. 

"Khi đưa các em trở lại trường cũng phải đánh giá đến phụ huynh học sinh, đặc biệt là các em nhỏ cần phải ăn bán trú như cấp mầm non và tiểu học. Nếu chỉ cho các em học nửa ngày, còn nửa ngày đón về nhà sẽ ảnh hưởng đến giờ làm và việc đi lại của cha mẹ", bà Minh nêu.

Với TP.Hà Nội, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, việc các em không ăn bán trú ở trường cũng là vấn đề Sở quan tâm vì có rất nhiều phụ huynh lo lắng.

Thời gian tới theo ông Cương, Sở sẽ đề xuất lên UBND Thành phố về vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh từ lớp 1-6 học bán trú trở lại. Đặc biệt là các trường phải đảm bảo an toàn cho học sinh về phòng chống dịch Covid-19.

“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mong muốn thời gian này phụ huynh, học sinh đồng hành cùng nhà trường, nghiêm túc thực hiện 5K, cùng giám sát và tuân thủ nguyên tắc "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại”, ông Cương nói.

Hôm nay 11/2, học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã tiếp tục đến trường buổi thứ 2.

Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường.

Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với tất cả các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố.

Ngày đầu được đến trường của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Nhiều phụ huynh cho rằng, việc học sinh tiểu học chỉ học trực tiếp 1 buổi/ngày, nhà trường không tổ chức bán trú gây rất nhiều khó khăn, vất vả cho gia đình.

Theo đó, bố mẹ sáng đưa con đến trường, rồi đến cơ quan chưa được bao lâu lại đến giờ đi đón con về nhà, rồi lại lo ăn uống để chiều con tiếp tục học online.

Sau 8 tháng con ở nhà, có tin trường mở cửa trở lại, chị Nguyễn Dung [huyện Hoài Đức] như “mở cờ trong bụng”. Tuy nhiên, khi con trở lại trường, chị đứng trước bài toán khó nhằn khác là chuyện đưa đón.

Cơ quan cách trường con hơn 8 cây số, sáng sớm chị Dung phải dậy sớm đưa con đi học. Nhưng chưa hết, bởi lại phải tính buổi trưa phi xe máy về trường đón con.

“Quay đi quay lại, chỉ đưa với đón con đã hết nửa ngày. Việc đưa đón như thế này vất vả và mất quá nhiều thời gian. Nếu tình hình này kéo dài, tôi chưa biết phải xoay sở ra sao”, chị Dung lo lắng.

Câu chuyện của chị Dung có lẽ cũng tương tự hoàn cảnh của nhiều ông bố, bà mẹ khác.

Ảnh: Thanh Hùng

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] cho hay, việc trẻ em ăn nghỉ, nằm cùng phòng cũng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nếu phòng ăn, lớp học không thông thoáng.

Tuy nhiên, theo ông Phu, hiện nay, việc phòng dịch bệnh ở các nhà trường cũng đạt được mức cao. Ngoài ra, chúng ta cũng chuyển trạng thái sang thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả và có thể chấp nhận F0 chứ không phải tuyệt đối “zero F0” như trước.

Ngoài ra, theo ông Phu, trong giai đoạn này, nếu để trẻ ở nhà, trẻ vẫn hoàn toàn có thể bị nhiễm Covid-19 nếu không phòng bệnh tốt. Bởi hiện nay, việc lây nhiễm trong cộng đồng cũng rất nhiều, số lây trong gia đình cũng khá lớn. Do đó, cần cân đối rủi ro lây nhiễm khi ở trường, ở nhà và cả những bất tiện khi học sinh phải ở nhà nhiều, rồi phụ huynh bất tiện, khổ sở việc đi làm cả ngày nhưng buổi trưa phải về đón con.

“Như vậy, dù ở đâu đi chăng nữa, nếu việc phòng bệnh không tốt thì trẻ cũng đều có thể bị lây nhiễm. Xét về rủi ro của việc cho trẻ đến trường với rủi ro về thể chất, tinh thần khi trẻ ở nhà cùng sự bất cập, khó khăn cho phụ huynh khi đưa đón học sinh nếu học 1 buổi/ngày; tôi cho rằng không cần thiết phải cho trẻ chỉ học 1 buổi/ngày, bỏ bán trú, mà có thể cho trẻ ở bán trú song cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh”, ông Phu nói.

Ông Phu cho rằng, các nhà quản lý, phụ huynh cũng cần hiểu, nếu đã lây nhiễm thì trong 1 buổi đi học trong ngày đã có thể lây.

“Tất nhiên, thời gian học 1 buổi thì cơ hội lây nhiễm sẽ thấp hơn thời gian học cả ngày, nhưng khi về nhà cũng có thể bị lây chứ không như trước khi mà số ca nhiễm trong cộng đồng còn ít”, ông Phu nói.

Tuy nhiên, dù có tổ chức bán trú, các nhà trường vẫn phải đặt việc phòng bệnh lên trên hết. “Chỗ ăn, chỗ nghỉ cần được bố trí thông thoáng. Nếu trường nào có điều kiện, có thể giãn cách trong quá trình tổ chức học sinh ăn, lắp kính chắn, phân chia ca cho học sinh đi ăn,...”, ông Phu nói.

Lưu ý thêm khi các trường mở cửa trở lại, ông Phu cho rằng các nhà trường cần trang bị thêm các kiến thức về phòng dịch, hay đơn giản xác định chính xác như thế nào là F0, F1,... tránh việc chỉ có 1 F0 trong 1 lớp mà cho cả trường nghỉ học.

“Cần tránh những việc như thế. Nếu phát sinh các trường hợp nhiễm bệnh cần cố gắng sàng lọc, xử lý trong phạm vi hẹp nhất có thể. Cố gắng hạn chế việc các lớp học tiếp xúc với nhau để khi có dịch ở lớp nào thì khoanh vùng và xử lý dễ hơn là lây lan ra các lớp khác”, ông Phu nói.

Ngoài ra, ông Phu nhấn mạnh, các nhà trường vẫn cần giữ sự tập trung, không chủ quan, đảm bảo đầy đủ các quy định về 5K,...

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc các học sinh không ăn bán trú ở trường cũng là vấn đề mà Sở quan tâm vì hiện rất nhiều phụ huynh lo lắng.

Theo ông Cương, thời gian tới, Sở sẽ đề xuất lên UBND TP Hà Nội về vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh từ lớp 1-6 học bán trú trở lại. Đặc biệt là các trường phải đảm bảo an toàn cho học sinh về phòng chống dịch Covid-19.

“Sở GD-ĐT Hà Nội cũng mong muốn thời gian này phụ huynh, học sinh đồng hành cùng nhà trường, nghiêm túc thực hiện 5K, cùng giám sát và tuân thủ nguyên tắc "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại”, ông Cương nói.

Thanh Hùng

Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thời tiết trở rét vào cuối tuần này, Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 6 không trở lại trường từ 21/2 như dự kiến.

Tại Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói cần xóa bỏ tâm lý e ngại lây lan dịch bệnh khi tổ chức học bán trú, vì nguy cơ lây nhiễm khi học sinh đi học trực tiếp dù học nửa buổi hay cả ngày là như nhau.

Video liên quan

Chủ Đề