Có nên cho trẻ lớp 1 học thêm

Lo lắng con thua thiệt khi vào lớp 1

Chị Kim Chi, có con đang học lớp lá Trường mầm non Vườn Hồng [phường An Khánh, TP.Thủ Đức], cho biết, hết hè năm nay con chị vào lớp 1 nhưng thời gian qua, bé phải ở nhà nhiều do trường học đóng cửa. Lo lắng con vào lớp 1 thua kém bạn bè nên chị sốt sắng tìm lớp rèn chữ, học toán cho con sớm ngày nào hay ngày đó. Theo chị Chi, rất nhiều phụ huynh cùng lớp với con chị cũng có nhu cầu cho con đi học thêm. “Tôi tìm được lớp dạy của giáo viên Trường Tiểu học An Khánh để dạy chữ cho bé. Một nhóm có từ 5 - 7 bé, cô dạy từ 9 - 11 giờ thứ Bảy hằng tuần. Học phí 1 triệu đồng/tháng”, chị Chi cho biết.

Trẻ 5 tuổi tại Trường mầm non Hoa Mai [quận 3] - Ảnh: Thanh Thanh

Còn anh Mạnh Thắng, có con năm tuổi học tại Trường mầm non Anh Đào [quận Gò Vấp], chia sẻ: Dù bậc mầm non có mở cửa trường hay không, gia đình anh vẫn chủ trương cho con học thêm trước khi vào lớp 1. “Trước đây, do dịch bệnh còn phức tạp, các cô giáo không dám nhận dạy thêm, nhưng giờ thoáng hơn rồi. Phụ huynh có nhu cầu các cô đều nhận. Các con đã phải ở nhà nhiều tháng qua, không được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè sẽ ảnh hưởng nhiều đến phát triển ngôn ngữ, cảm xúc. Cho con đi học thêm lúc này cũng là một cách để giúp con tự tin hơn khi vào lớp Một”, anh Thắng nói.  

Nhiều phụ huynh cho biết sở dĩ giai đoạn này, nhu cầu tìm lớp học thêm tiền lớp Một rất cao vì trong tình hình dịch bệnh khó đoán, việc học ở trường sẽ khá phập phù. “Con mới đến trường được một tuần thì nghỉ một tuần ở nhà do lớp có F0. Chính vì vậy, việc gửi con đến nhà cô là phương án tối ưu, vừa không đứt quãng việc học của bé, cha mẹ vừa an tâm đi làm”, chị Ngọc Anh [quận Bình Thạnh] chia sẻ.

Nắm bắt nhu cầu của phụ huynh, ngày càng có nhiều lớp dạy thêm của giáo viên, sinh viên mở ra nhằm rèn chữ, dạy toán cho trẻ trước khi vào lớp 1. Trong vai một phụ huynh có nhu cầu tìm nơi dạy chữ cho con trước khi vào lớp 1, chúng tôi liên hệ với một người tự giới thiệu là sinh viên năm thứ hai Trường đại học Sư phạm TPHCM. Bạn cho biết: Có thể nhận các bé báo bài từ lớp Một đến lớp Năm, các bé chuẩn bị vào lớp 1 với chương trình rèn chữ, đọc, làm toán, đã có kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề.

Học trước làm giảm sự yêu thích học tập của trẻ

Ông Lương Trọng Bình, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai [quận 3], cho biết riêng tại trường, từ tháng 9/2021 đã gửi các video, bài tập, hướng dẫn của khối mầm non về cho phụ huynh. Các con làm xong, phụ huynh chụp hình gửi lại cho cô và cũng đã có quá trình sơ kết, đánh giá rất cẩn thận. Hiện tại, nếu các con phải ở nhà vì lớp xuất hiện F0 thì các cô vẫn tiếp tục việc dạy học như trước đây.

Cũng theo ông Bình, việc cho trẻ học thêm là do thói quen của phần lớn phụ huynh, chứ không phải vì lý do gì. Phụ huynh cứ nghĩ con mình học mầm non là chưa đủ, phải đi học thêm kẻo thua con người ta. Nhưng thực tế, chương trình năm tuổi ở trường mầm non được thiết kế đủ và phù hợp. “Tôi vẫn nói với các cô trong trường, tuyệt đối không dạy thêm chương trình lớp 1 cho trẻ. Lớp 1 hiện nay là chương trình mới. Giáo viên dạy lớp 1 phải mất bao nhiêu thời gian nghiên cứu, tập huấn mới dạy được thì giáo viên mầm non sao có thể dạy được?”, ông Bình cho biết.

Theo ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, tâm lý phụ huynh cứ thấy con người khác đi học trước thì cũng cho con mình đi theo. Đó là phụ huynh đang so sánh giữa trẻ với trẻ, chứ không phải trẻ với chuẩn. Trong khi đó, chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã có sự chuẩn bị hợp lý, cần thiết, là nền tảng cho trẻ trước khi vào lớp 1.

Việc dạy trước cho trẻ luôn có tính hai mặt. Nếu trẻ được học theo xu hướng rèn luyện thì sẽ rất có lợi. Khi vào lớp 1, trẻ sẽ được học kỹ thêm vì giáo dục tiểu học là giáo dục theo phương pháp đồng tâm, ví dụ cùng học một âm nhưng sẽ có nhiều bài để rèn luyện. Mặt khác, học trước tạo cho trẻ tâm lý thờ ơ, mất tập trung. “Còn đối với giáo viên, phải phân định rõ nên dạy thêm cái gì, nếu dạy trước các môn văn hóa thì sai rồi, còn nếu dạy kỹ năng thì cần thiết cho học sinh”, ông Khiêm nhấn mạnh.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, cho biết hiện nay nếu trẻ phải nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh thì các cô vẫn chuyển bài cho phụ huynh để không gián đoạn việc học ngày nào.

Thực tế, ở chương trình lớp lá, dù học trực tiếp hay online, các cô cũng sẽ hướng dẫn trẻ những nội dung, kỹ năng để chuẩn bị vào lớp 1 như kỹ năng ngồi, đứng thế nào, các số từ 1 - 10, phân biệt lớn hơn, nhỏ hơn. Và vào khoảng tháng 6 - 7, sẽ có các bài hướng dẫn, chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi vào lớp 1. Còn có chương trình chuẩn bị kỹ năng, tâm lý cho trẻ, để hình dung khi vào lớp Một sẽ như thế nào, như: làm quen với chữ viết, toán, số, biết họ tên của mình, tư thế tác phong, tư thế ngồi học… Vì vậy, hiệu trưởng trường mầm non đều sắp xếp các cô dạy lớp lá là giáo viên cứng nghề, phát âm chuẩn, tác phong chuẩn mực… Các cô có trách nhiệm dạy trẻ tính tự tin, khả năng đặt vấn đề thông qua các câu hỏi mở để giúp trẻ khám phá, kích thích tư duy. 

Trẻ chưa học trước sẽ háo hức học tập

Bà Lương Thị Hồng Điệp cho rằng, trẻ vào học lớp 1 mà biết trước hết thì cực hơn các bạn, lý do là các con sẽ thờ ơ, lơ đãng, thậm chí chán khi nghe lại những bài giảng cũ. Chính vì vậy, dù chưa được học trước nhưng chỉ cần hết học kỳ I, thì các con học trước hay chưa đều sẽ như nhau. Những trẻ chưa học trước thậm chí còn có niềm háo hức học tập hơn, lắng nghe các cô nhiều hơn và yêu thích học tập, khám phá hơn.

Quỳnh Phạm
 

Lo lắng con thua thiệt khi vào lớp 1

Chị Nguyễn Thúy Quỳnh [quận Nam Từ Liêm, Hà Nội] cho biết, hết hè năm nay con chị vào lớp 1 nhưng thời gian qua, bé phải ở nhà do trường học đóng cửa. 

Lo lắng con vào lớp mà chưa biết đọc, biết viết sẽ thua kém bạn bè, chị sốt sắng tìm lớp rèn chữ, học toán cho con. Theo chị Quỳnh, rất nhiều phụ huynh cùng lớp với con chị cũng có nhu cầu cho con đi học thêm càng sớm càng tốt.

“Tôi cùng một số phụ huynh khác tìm giáo viên tiểu học gần nhà dạy thêm cho con. Một nhóm có từ 5 - 7 bé, mỗi buổi 1,5 tiếng và 1 tuần 2 buổi. Học phí là 150.000 đồng/ buổi”, chị Quỳnh cho biết.

Nhiều phụ huynh nói rằng, sở dĩ giai đoạn này, nhu cầu tìm lớp học thêm tiền tiểu học rất cao vì trong tình hình dịch bệnh, học sinh mầm non ở nhà trong thời gian dài, mọi kĩ năng giao tiếp, nhận biết mặt chữ, mặt số, khả năng ngôn ngữ của con giảm sút đáng kể.

"Bây giờ, nhà nào cũng cho con đi học các lớp tiền tiểu học. Nếu con nhà mình không đi, tôi sợ sẽ không theo kịp bạn bè" - Chị Nguyễn Thị Kim Chi [Thanh Xuân, Hà Nội] bày tỏ sự lo lắng.

Nắm bắt nhu cầu của phụ huynh, ngày càng có nhiều lớp dạy thêm của giáo viên, sinh viên mở ra nhằm rèn chữ, dạy toán cho trẻ trước khi vào lớp 1 với đủ các hình thức học trực tiếp tại nhà hoặc học trực tuyến. 

Không nhất thiết cho trẻ mầm non học tiền tiểu học

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều nhận định, năm nay, trẻ mầm non thiệt thòi vì phải ở nhà trong thời gian dài, không được đến trường do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo chương trình mầm non 5 tuổi, giáo viên sẽ dạy trẻ nề nếp trong lớp, biết nghe lời cô, nhường nhịn bạn, chăm chú nghe giảng, làm quen với chữ cái, chữ số, bước đầu tập ghép một số vần, phát triển ngôn ngữ giao tiếp,… Đây là những kiến thức, kĩ năng cơ bản để các em bước chân vào lớp 1.

GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ rõ, về nguyên tắc, trẻ mầm non chỉ cần biết mặt chữ cái, ghép vần cơ bản là hoàn toàn có thể theo chương trình lớp 1 mà không gặp khó khăn. Bởi vậy, bố mẹ có thể dành thời gian cùng con ôn luyện những kiến thức như trên tại nhà mà không cần cho con tham gia bất kỳ lớp học thêm nào.

Trước một số ý kiến của phụ huynh cho rằng việc trẻ mầm non chưa biết chữ không thể theo học được lớp 1, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định đó là lo lắng thái quá. Lý giải điều này, ông nói rằng:

“Chương trình lớp 1 rất nhẹ nhàng, đơn giản. Chẳng hạn, với môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học từ đầu, tức từ chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. Tôi chỉ lưu ý, các thầy cô ở trường Tiểu học, khi nhận các cháu mầm non chưa qua lớp 5 tuổi, thời gian đầu nên có sự điều chỉnh, dạy chậm lại một chút và đừng lấy các cháu biết chữ rồi làm chuẩn để đánh giá các cháu khác.

Thầy cô phải nắm vững chương trình chuẩn và lấy đó làm tiêu chí đánh giá, tránh gây hoang mang, áp lực cho các cháu, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay” – GS Thuyết lưu ý tới các thầy cô giáo lớp 1.

Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra lời cảnh báo tới các bậc phụ huynh đang và có ý định cho con tham gia các lớp tiền tiểu học:

“Cho con đi học trước phụ huynh tưởng là tốt nhưng đôi khi lại là điều không nên. Thời gian đầu, các cháu biết đọc, biết viết, biết cộng trừ số nhỏ, có thể sẽ rất hào hứng và giơ tay phát biểu. Tuy nhiên, sau đó rất dễ nảy sinh tâm lí chủ quan dẫn tới kết quả học tập giảm sút”.

LÀM MẸChọn trường tiểu học

Chào cả nhà,Mình có con gái năm nay mới bước vào lớp 1. Xin cả nhà tư vấn 1 việc như sau.Con mới bắt đầu đi học tuần này là tuần đầu tiên nhưng con đã về nhà thông báo là cô giáo tổ chức dạy thêm tại nhà. Cô nói các con về bảo bố mẹ đăng ký ngay kẻo hết chỗ.Mình hỏi con có thích học thêm không? Con nói, con không thích.Con gái mình đã đọc thông thạo từ hồi học mẫu giáo, cháu cũng cộng trừ trong phạm vi 10 rất tốt. Ngoài ra về mặt kiến thức xã hội, mình nghĩ cháu cũng ok.Quả thực là mình đang phân vân. Ông xã thì cực lực phản đối vì muốn 2 ngày nghỉ cho con nghỉ ngơi và tham gia sinh hoạt ngoại khóa như hát, thể dục nhịp điệu vẽ là những môn cháu rất thích.Mình thì cũng k thích lắm nhưng lo là nếu con không học thêm thì có thể thái độ của cô đối với con sẽ khác, liệu có ảnh hưởng đến kết quả học của con ở trường không.Nói thêm là 2 vc mình đều có khả năng trong việc kèm con học bài ở nhà.Cháu cũng rẩt có ý thức học tập.

Video liên quan

Chủ Đề