Có nên học Quản trị kinh doanh FTU

Những ngày này, sinh viên của Đại học Ngoại Thương chuẩn bị bước vào giai đoạn kiến tập. Cá nhân mình học ở một chuyên ngành đặc biệt của trường, chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Đang khi mà hầu hết sinh viên trong ngành đều đang loay hoay không biết nên xin thực tập chỗ nào, mình có một vài suy nghĩ như sau.
Chuyên ngành của mình đặc biệt bởi nhiều lý do. Thứ nhất, chương trình học có tới tận 3 môn lượng (chưa kể môn Tổ chức ngành, một nửa cũng là lượng). Thứ hai, là chuyên ngành duy nhất (ngoại trừ các chuyên ngành ngôn ngữ) trong trường không được học môn marketing và nghiệp vụ (như giao dịch, vận tải...). Thứ ba, toàn bộ chương trình học đều mang tính vĩ mô và không có tính nghiệp vụ như các khoa còn lại…

Đầu vào, đầu ra, cách học của sinh viên, tất cả đều có vấn đề.
Đầu tiên, hãy nhìn vào nguyên nhân khởi điểm: Đầu vào. Gần như toàn bộ học sinh khi thi vào Đại học đều không biết khoa mình đăng ký là gì, ngoài cái tên gọi. Mọi người thường không có khái niệm gì về khoa mình đăng ký, thậm chí không biết danh sách những môn học sẽ học gì, ra trường sẽ làm gì… Học sinh đăng ký khoa kinh tế quốc tế cũng vậy. Một thực tế thú vị là không ít người đăng ký khoa này vì tên gọi nghe rất hay, nghe giống như một nơi đào tạo những con người cao cấp, làm những công việc mang tính quốc tế. (Mình thì đăng ký nhầm Quản trị kinh doanh thành Kinh tế quốc tế). Chỉ khi đến năm 2, sinh viên mới lần lượt thất vọng. Có người học sâu vào chuyên ngành mới biết mình thực ra thiên về nghệ thuật, có người nhận thấy mình không hợp với tư duy vĩ mô, không thích nghiên cứu các quốc gia và mối liên hệ kinh tế quốc tế, có người thấy mình không học nổi các môn lượng, có người hối hận vì muốn hoạt động ngoại giao, có người hối hận vì thực ra thích quản trị kinh doanh… muôn vàn tình cảnh. Và khi phải học cái mà mình không thích, kết quả học tập sẽ không ra gì. (Trừ những người rất giỏi, điểm vẫn cao cho dù không thích cái mình học)

Điều này dẫn đến vấn đề thứ hai, đó là cách học của sinh viên. Chương trình học của khoa tóm lại có 2 mảng chính: Lượng và kiến thức kinh tế vĩ mô. Nhìn chung môn lượng khó hơn nhưng được sự quan tâm của sinh viên hơn các môn kinh tế vĩ mô – kinh tế quốc tế. Vì điểm đầu vào của Ngoại Thương khá cao, sinh viên đa phần giỏi các môn logic và tính toán nên có thể nói đối với nhiều bạn, Lượng không thành vấn đề. Nhưng đáng nói là các môn kiến thức kinh tế vĩ mô không được mấy ai chú ý. Nhìn vào danh sách các môn học, có thể thấy các môn khoa học xã hội này chiếm gần hết tổng số môn học: Kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, kinh tế khu vực, kinh tế chính trị quốc tế… Sinh viên hầu hết không thích, không quan tâm và vì thấy các môn này dễ nên cũng không lo lắng nhiều. Không biết có nơi nào, sinh viên, học Kinh tế quốc tế mà lại không nắm được lịch sử kinh tế thế giới, không biết tóm tắt thế chiến 1 và 2, không quan tâm đến lịch sử kinh tế các nước lớn như Mỹ, Nhật… thậm chí không quan tâm kinh tế đất nước mình đã phải trải qua những gì và đang đối mặt với những thử thách gì?

Cách học của sinh viên cộng với chương trình học, tạo ra một thảm họa lớn. Chương trình học của khoa không mang tính nghiệp vụ. Không phải sinh viên không có khả năng học, nhưng nếu đến trường phải học các môn của khoa, lại không được học các môn mang tính nghiệp vụ, sẽ không thể trách được nếu sinh viên khoa này không biết gì về thuế quan, xuất nhập khẩu, tín dụng, tài chính, lập dự án đầu tư… những điều cơ bản được dạy trong một trường kinh tế.

Cuối cùng, đầu ra: Đã không có nghiệp vụ cụ thể, chuyên ngành của mình cũng không tốt, vậy thì không hiểu ra trường sinh viên sẽ làm gì? Đúng ra, học kinh tế quốc tế ra trường thì chạy mô hình lượng, làm ở viện nghiên cứu, làm ở bộ phận dự báo của UNDP… Nhưng mấy ai giỏi đủ để được vào những vị trí đó? Số sinh viên làm đúng ngành đếm trên đầu ngón tay, chưa kể cũng phải có ô dù mới xin được. Đã không có cơ hội làm đúng ngành của mình, lại còn không có nghiệp vụ gì trong tay các bạn sẽ thua kém các sinh viên chuyên ngành khác khi xin vào ngân hàng, công ty marketing, doanh nghiệp tư nhân,.. Ra trường với tấm bằng Kinh tế quốc tế, một mớ kiến thức lượng 1,2,3 không thành hình trong đầu, một tập hợp kiến thức kinh tế không đầy đủ… sinh viên khoa Kinh tế quốc tế rút cục sẽ làm nghề gì?

Kinh tế quốc tế thực sự là một chuyên ngành rất hay. Đứng từ góc độ nhà nước, đây là cái lò đào tạo những nhà hoạch định chính sách kinh tế cho đất nước, những người có bộ óc vĩ mô và thực sự phải nói là tài giỏi.Các môn học của khoa rất thú vị. Lượng là lõi, làm công cụ đắc lực cho việc nghiên cứu và dự báo, kiến thức kinh tế là vỏ, giúp nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát thậm chí là chuyên sâu, để đưa ra quyết định. Tuy nhiên với cách lựa chọn đầu vào như hiện nay, tất cả mọi người đang làm mất thời gian của nhau. Sinh viên mất 4 năm để học cái mình không thích, mất ít nhất 1 năm để học lại cái mình thích hoặc làm một ngành trái nghề và thích nghi với ngành mới. Nhà nước không có được những nhà kinh tế lượng mong muốn. Công sức giảng bài của giảng viên thành ra vô ích. Chưa kể thiệt hại kinh tế của các gia đình cho con ăn học, phí tổn để học lại một ngành mới, chi phí cơ hội bị mất đi khi làm trái ngành… Chung quy lại vẫn là vấn đề hướng nghiệp. Nếu từ đầu, học sinh được biết rõ đây là ngành gì, học gì và ra trường làm gì, các em sẽ có quyết định đúng đắn. Nhà trường cũng sẽ tuyển được sinh viên chất lượng, có tố chất và định hướng rõ ràng, hiểu việc mình đang làm…Chứ không phải như hiện giờ: Sinh viên năm 2 bắt đầu thất vọng và năm 3, một số tìm cho mình một lối thoái khác, một số không biết phải làm gì, năm 4 bắt đầu làm trái ngành. Thực sự không chỉ ngành này mà rất nhiều ngành khác, rất nhiều trường khác, sinh viên cũng cần được hướng nghiệp từ đầu lắm. Hy vọng trong tương lai sẽ có thay đổi, để ít ra học sinh được học cái mình thích và có khả năng, và để sau khi vật vã thi vào đại học, ra trường với tấm bằng giỏi trong tay, apply học bổng thạc sỹ sẽ không bị các nước phát triển khác từ chối không công nhận cái bằng Đại học của Việt Nam!"

Nguồn: FTU Confessions


----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: https://goo.gl/agccfV 🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: https://goo.gl/J1bV1D 😍

Chào bạn, Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh được đào tạo và có thể làm trong các lĩnh vực:- Phát triển kinh doanh: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quan hệ cộng đồng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới…- Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty- Phân tích đầu tư: lập và phân tích dự án đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp, xử lý số liệu chứng khoán- Quản trị hành chính và nhân sự, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo…Có khá nhiều trường đào tạo ngành này với hệ chính qui đại trà trong nước. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các chương trình LKQT theo mô hình bán du học, nhận bằng nước ngoài. sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các Cty đa quốc gia, tập đoàn với mức lương cạnh tranh (còn tùy thuộc vào năng lực cá nhân nữa chứ không chỉ thuộc vào bằng). Một vài chương trình LKQT bạn có thể tham khảo như: IU - ĐH Quốc tế; OISP - ĐH Bách Khoa ...

Mình là Cử nhân QTKD của ĐH Bách Khoa khóa 05, bạn cùng khóa của mình làm ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau và mức lương trung bình 15tr/ tháng sau 3 năm làm việc

Vào lúc này, khi điểm thi đã được công bố, có lẽ những giây phút căng thẳng nhất đã bắt đầu đến với các sĩ tử. Nếu 'chọn trường nào' là câu hỏi đã được trả lời xong thì giờ đây điều nan giải là 'nên chọn ngành nào?'.

Nhiều câu hỏi được đặt ra: Chọn ngành nào để mình được đỗ? Chọn ngành nào để mình thích học? Chọn ngành nào để ra trường sẽ kiếm được việc và lương cao?

Đối với các bạn chọn trường về kinh tế, sự lựa chọn được thu hẹp trong những cụm từ: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế....Cách đây không lâu, bài viết của một giảng viên kinh tế đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Khác với những chia sẻ bình thường về chọn trưởng, chọn ngành nào, tác giả bài viết đã đưa ra một góc nhìn rất gai góc nhưng không thể không chú ý: Nếu chọn trường kinh tế thì đừng học ngành Quản trị Kinh Doanh.

Bài viết có tiêu đều: "QUẢN TRỊ KINH DOANH? ĐỪNG!"

Giảng viên Trần Trung Kiên đưa ra quan điểm: "Quản trị kinh doanh không phải là một nghề! Và ngành này cũng không nên học ở bậc đại học...". Những lý do được giảng viên đưa ra như sau.

"Quản trị cái gì khi mới mười tám đôi mươi?"

"Ngành Quản trị kinh doanh, nói ngắn gọn là đào tạo ra những nhà Quản trị doanh nghiệp. Những môn Quản trị được dạy phổ biến tại các trường đại học Việt Nam, Mỹ, và khắp nơi trên thế giới như human resources management (Quản trị nguồn nhân lực), retail management (Quản trị bán lẻ), organizational behavior (hành vi tổ chức), business law (luật kinh tế), marketing management (Quản trị marketing) v.v...

Anh chị nào cho rằng ở tuổi mười tám hai mươi mình nên bỏ ra một đống tiền (của cha mẹ) rồi một đống thời gian vào trường ngồi nghe những thứ trên?

Có nên học Quản trị kinh doanh FTU

Xin hãy học 'Quản trị bản thân' trước khi học 'Quản trị kinh doanh'

Các anh chị đang mười tám hai mươi, phần lớn đang đi học bằng tiền bạc do cha mẹ chu cấp, chưa có một công việc chính thức nào để tự nuôi sống bản thân mình. Ai trong số các anh chị cho rằng mình đủ sức Quản trị một doanh nghiệp, hay một bộ phận trong doanh nghiệp ?

Ai trong các anh chị tự tin nói rằng, bằng những thông tin thu nhặt được tại đại học về Quản trị kinh doanh, anh chị sẽ mở công ty làm ăn thành công, hoặc sẽ leo cao trên nấc thang công việc (corporate ladder)?

Cho nên, việc theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh ở bậc đại học, với phần lớn các anh chị đang ở độ tuổi mười tám hai mươi, sẽ là sai lầm! Các anh chị sẽ lãng phí thời gian và công sức của mình, sẽ lãng phí tiền bạc của cha mẹ!"

Quản trị kinh doanh không phải là một nghề!

"Nền kinh tế đa dạng hiện nay tạo ra rất nhiều công ăn việc làm khác nhau. Và, những công việc tốt nhất cho người mới đi làm luôn luôn gắn liền với một nghề cụ thể. Kỹ sư máy tính, bác sĩ y khoa, giảng viên đại học, kiến trúc sư, luật sư... hay đầu bếp, công nhân hàn, thợ điện nước, nhạc công, lái xe container... Tất cả đều có thể gọi tên dễ dàng bằng cách đặt chữ "nghề" phía trước, một cách trang trọng.

Quản trị kinh doanh không như vậy! Không có cái gì gọi là "nghề Quản trị kinh doanh" hết! Và không có ai mới ra trường mà có thể tự tin giới thiệu "tôi làm nghề Quản trị kinh doanh" cả!

Về phía sinh viên, như đã nói, vấn đề quan trọng nhất mà các anh chị cần thành thạo đơn giản là Quản trị bản thân mình. Anh chị không cần, và không nên tự gây áp lực cho chính mình bằng cách theo đuổi Quản trị kinh doanh để "sau này điều khiển người này hay sai khiến người khác".

Về phía giảng viên, phần nhiều giảng viên đang dạy ngành này chưa từng đi qua các nấc thang doanh nghiệp, chưa từng tự mở và điều hành một công ty. Chuyện này không chỉ phổ biến tại Việt Nam, mà tại Mỹ hay bất cứ đâu cũng vậy.

Anh chị có dám đi khám bệnh nơi một bác sĩ chưa từng làm tại bệnh viện? Vậy anh chị trông đợi gì ở một giảng viên nào đó chưa từng điều hành doanh nghiệp giảng dạy cho anh chị về Quản trị kinh doanh?

Có nên học Quản trị kinh doanh FTU

Làm sao một cô cậu học trò nói chuyện với người khác còn ngại mà có thể học được quản trị nhân sự?

Anh chị có để ý vì sao gần như tất cả các đại học tại Việt Nam đều có ngành Quản trị kinh doanh? Đơn giản thôi, vì giảng viên chỉ cần dạy suông, sinh viên chỉ cần học suông, riêng học phí vẫn phải trả đầy đủ như mọi ngành khác.

Cho nên, Quản trị kinh doanh là cái mỏ vàng của sinh viên dành cho các đại học thay nhau đào từ năm này sang năm khác.Và nếu, anh chị may mắn được học ngành Quản trị kinh doanh với những người thầy giỏi cả về kinh nghiệm Quản trị điều hành công ty lẫn lý thuyết, được học tại một trường tốt, thì khi ra trường vẫn không đảm bảo cho anh chị một việc làm tốt.

Đơn giản vì, môi trường kinh doanh hiện nay tại Việt Nam ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phi kinh tế, từ những tác vụ nhỏ hàng ngày cho tới quy mô lớn, nên ít có chỗ để triển khai các phương pháp Quản trị thuần túy. Thậm chí, các hãng tư vấn Quản trị hàng đầu thế giới như BCG, McKinsey hay cả RAND, nếu họ vào Việt Nam thì chưa chắc họ sẽ tư vấn được cái gì cho nên hồn".

Lời kết

Kết thúc bài viết của giảng viên kinh tế trên, người viết xin được nhắc tới câu chuyện rất thật về cách nhìn nhận của giáo dục nước ngoài về ngành học mang tên 'Quản trị kinh doanh'.

Ở các trường Đại học tại Việt Nam, ví dụ như Đại Học Ngoại Thương, Đại Học Kinh tế Quốc Dân....,ngành 'Quản trị kinh doanh' được có tên trên văn bằng Tiếng Anh là Business Administration.

Bây giờ, hãy thử nhìn vào các chương trình học ở các trường ĐH hàng đầu tại Anh, Mỹ thì bạn sẽ không thể tìm thấy một ngành học nào mang tên Business Administration.

Có nên học Quản trị kinh doanh FTU

Ở Mỹ, bạn thậm chí không được học 'Quản trị kinh doanh' nếu quá non kinh nghiệm!

Sự thực là các nền giáo dục nước ngoài coi 'Quản trị kinh doanh' là một thứ gì đó không thể đào tạo ngay được cho các cô cậu học trò mới 18, 19 tuổi. Họ sẽ cần học những tri thức nền tảng, thậm chí là cần thử mở một doanh nghiệp trước, lăn lộn với nó, rồi thất bại thì mới đi học 'Quản trị kinh doanh' để 'vỡ' ra nhiều bài học.

Sinh viên tại Anh, Mỹ sẽ chỉ được học 'Quản trị kinh doanh' tại một chương trình cao học danh giá mang tên MBA (Master of Business Administration). Để tham gia chương trình này, sinh viên phải có ít nhất là 2 năm kinh nghiệm làm việc. Thậm chí, những chương trình MBA danh giá của Harvard, Yale còn yêu cầu tới 5 -7 năm kinh nghiệm làm việc.

Đoạn cuối, tác giả có đưa ra những lời khuyên làm sao để chọn đúng ngành:

"Vậy anh chị nên làm gì?

Những gì người ta không dạy trong ngành quản trị kinh doanh:

1. Chọn một lĩnh vực có thể gọi là NGHỀ, học hỏi hết mình.

2. Đi làm thêm, bất cứ việc gì, dù là kiếm tiền hay làm thiện nguyện! Anh chị cần hiểu trước tiên là giá trị của lao động thực sự, giá trị của đồng tiền do chính đôi tay mình làm ra. Anh chị cần học cách tiêu tiền, cách tiết kiệm những đồng tiền mình làm được. Và, để nhận ra một bài học lớn, rằng cha mẹ mình đã vất vả tới mức độ nào để nuôi mình ăn học tới hôm nay.

3. Học cách quản trị thời gian của bản thân. Học cách quản trị các mối quan hệ mình đang có, từ bạn bè thầy cô tại trường, tới những đồng nghiệp tại chỗ làm. Học cách cân bằng tâm lý, khi mệt mỏi, khi chán nản, khi mất phương hướng... Học cách khiêm tốn khi đạt được những thành quả ban đầu.

4. Tìm cho mình một người thầy có kinh nghiệm điều hành kinh doanh, và học hỏi từ vị ấy. Vị này có thể là chính người cha người mẹ mình, hoặc anh chị mình, hoặc sếp nơi chỗ làm, hoặc, một người nào đó ta tình cờ quen biết.

5. Đọc sách: Nên bắt đầu từ việc đọc tự truyện của các doanh nhân, để ý coi họ khởi nghiệp như thế nào, họ thành công và thất bại ra sao. Ví dụ như cuốn What they don't teach you at Harvard Business School của tác tác giả Mark H. McCormack. Rồi sau đó mới đọc tới các sách về lý thuyết quản trị, các bài nghiên cứu lấy ra từ Harvard Business Review chẳng hạn.

6. Ra trường và đi làm. Để dành tiền sau hai ba bảy năm làm việc, rồi ghi danh học MBA, nghĩa là thạc sĩ quản trị kinh doanh. Anh chị có thể đăng ký vào một chương trình MBA uy tín nào đó tại Việt Nam, hay ghi danh vô Haas, vô HBS. Cho dù là trường nào thì anh chị luôn luôn phải tìm hiểu thật kỹ về profile của giảng viên, coi họ có xứng đáng để anh chị bỏ ra một đống tiền theo học hay không.

7. Lập lại từ bước thứ ba trở đi, ở mức độ tinh tế hơn".

Nói tóm lại, Quản trị kinh doanh là một ngành hay, nó là kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm thực tế và lý thuyết sách vở. Và vì tất cả những lý do trên, giảng viên này cho rằng các sinh viên tương lai của Việt Nam không nên theo học quản trị kinh doanh ở bậc đại học, dù trong nước hay du học.

"Các anh chị nên học để có một nghề, đồng thời học quản trị bản thân mình trước. Rồi sau đó theo thời gian, khả năng quản trị kinh doanh của anh chị sẽ tới sau. Và, để kết lại bài viết này, thầy xin chúc anh chị gặp thuận lợi và may mắn với lựa chọn của mình, rồi ra sức nỗ lực dấn thân vào nó"

Còn bạn thì sao, bạn có đồng tình với quan điểm của giảng viên này không?

Trần Trung Kiên