Có nên nuôi chó ở chung cư không?

[Sau đây là bài viết chia sẻ về một vấn đề đang rất hot thời gian gần đây của bạn có nick name: Khát Khánh Khao; báo: tinhte]

1 - Có thể chọn nơi sống nhưng không chọn được hàng xóm không nuôi chó mèo

Mình và cũng như triệu con người khác ở Sài Gòn chọn chung cư là nơi an cư lạc nghiệp. Trong một diễn biến có liên quan thì Chó mèo đã được thuần hóa và trở thành vật nuôi của con người từ thuở rất xa xưa. Nhiều người có một tình yêu vô bờ bến đối với chó mèo và các loài vật nuôi khác; họ muốn có một con chó hoặc một đàn chó để làm bầu bạn.

Hiện tại, các quy định pháp luật về nuôi chó mèo ở chung cư không được rõ ràng cho lắm nên những cơ chế ràng buộc thực thi cũng còn lắm nhiêu khê. Các quy định hiện có như sau:

Khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định về một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư: chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

Theo mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 có quy định cấm chăn, thả gia súc, gia cầm như trên và nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Trong khi đó, tại các khoản 6, 7, 8 thuộc Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018:

- Gia súc là các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. - Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

- Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

2 - Diễn giải

Như vậy, nếu thú cưng được nuôi là gia súc, gia cầm thì cá nhân, hộ gia đình không được chăn, thả trong khu vực nhà chung cư. Trường hợp thú cưng là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm, ngoài Danh mục động vật nêu trên và không nằm trong các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định thì việc nuôi thú cưng như chó, mèo không nằm trong điều cấm của pháp luật về nhà chung cư. Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý việc nuôi thú cưng phải tuân theo quy định của các nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các khu nhà chung cư khác nhau.

Chung cư nhà mình, và rất nhiều chung cư, có quy định cấm nuôi chó mèo nhưng hiện tại sau nhiều năm sống ở đây mình thấy số lượng chó mèo tăng lên rõ rệt. Lúc mới vào ở chỉ lác đác một hai con chó được dẫn xuống sân nhưng giờ đây xuống sân giờ nào cũng thấy có những bạn khuyển ở đó. Cho dù cư dân đã kiến nghị ban quản lý, ban quản trị làm việc nghiêm túc với những hộ nuôi chó mèo, đặc biệt là nuôi chó nhưng dường như cũng chẳng có tác dụng gì. Số lượng chó càng ngày càng tăng lên, số lượng loài cũng đa dạng hơn, to nhỏ lớn bé dễ thương hung dữ đủ cả.

3 - Những lý do không nên nuôi chó mèo ở chung cư

Mình không phản đối việc nuôi chó mèo nhưng chung cư không phải là nơi phù hợp để nuôi những loài này. Những lý do không nên nuôi chó mèo ở chung cư theo mình là như sau.

Thứ nhất, nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Cho dù chó đã được thuần hóa và trở thành bạn của con người nhưng bản tính của chúng như thế nào thì không ai biết được. Có thể chúng nó thân thiện với người chủ nhưng gặp người lạ và khi bị kích động, chúng có thể tấn công. Mình thấy có những người chủ rất hồn nhiên luôn. Khi con chó của họ tiếp cận người lạ, người chủ cứ bảo “không sao đâu, không sao đâu, nó không cắn đâu!”; nhưng người chủ đâu có biết con chó lúc đó nó đang nghĩ gì! Và có những trường hợp chẳng làm gì chúng nhưng chúng vẫn lao vào tấn công.

Điều này rất nguy hiểm cho mọi người, ví dụ như khi chạy thể dục. Bọn khuyển tưởng là mình đuổi đánh chúng nó nên nó phản ứng liền, con thì sủa, con thì nhe răng gầm gừ. Và càng đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em khi trẻ em không có bản năng tự vệ và không hiểu được sự nguy hiểm của loài chó khi chúng nó lao vào tấn công cắn xé. Đã có rất nhiều sự việc đau lòng liên quan đến việc chó cắn trẻ em rồi, bị kích động cũng có mà đang yên đang lành bị cắn cũng có.

Thứ hai, mất vệ sinh. Nhiều người dẫn chó của mình đi “poo-poo” nhưng lại không dọn, gây mất vệ sinh trong khuôn viên, đặc biệt là thảm cỏ xanh mà trẻ con hay chơi. Còn nhà ai có hàng xóm nuôi mèo thì thôi khỏi nói, hôi kinh khủng vì thau cát để trước nhà cho bọn mèo đi vệ sinh. Nấu bữa cơm thơm phức nóng hổi đang định ăn mà mùi hôi của phân mèo bay vào nhà thì thật không biết sống trên đời còn ý nghĩa gì nữa. Một điều nữa đáng đề cập đó là lông chó lông mèo bay khắp nơi, ai mà dị ứng với các loại lông này chắc không sống nổi.

Thứ ba, ô nhiễm tiếng ồn. Ở chỗ mình có nhà nuôi cả bầy chó, mình không thể tưởng tượng được khi bọn khuyển tất cả cùng sủa lên hàng xóm xung quanh sẽ nghĩ gì, cảm thấy thế nào, chịu đựng ra sao. Hết ngày này đến ngày khác, tuần này đến tuần khác, tháng này đến tháng khác. Nhiều giống chó nó sủa đanh và to kinh khủng, nhà ai mà có em bé nữa chắc là phải bán nhà mà đi quá. Còn bọn mèo thì thôi khỏi nói, đến mùa “hú hí” của tụi nó thì đêm nào cũng phải nghe tụi nó “nhéo nhéo” cắn nhau. Thanh âm lúc đó đúng là nổi da gà.

Điều đáng buồn là chủ nhân của những con chó con mèo coi những chuyện này là chuyện của ai đó chứ không phải là chuyện của mình. Ban quản lý đã nhiều lần nhắc nhở nhưng số lượng chó mèo vẫn tăng lên, chó xuống sân vẫn không rọ mõm. Đừng vì một chút sở thích của mình mà làm ảnh hưởng tới nhiều người khác. Quan điểm của mình là ở chung cư thì không nên nuôi chó mèo. Đừng [cố gắng] đồng nghĩa tình yêu chó mèo, đôi khi mù quáng, khi tình yêu này ảnh hưởng đến nhiều người.

[Theo Khánh - Tinh tế ]

Khuyến cáo:

  • Bài viết không phải lời khuyên tư vấn tài chính - đầu tư chính xác 100%. Bài viết cố gắng mang đến nhiều thông tin đa chiều nhất có thể từ quý độc giả. Quý Anh/Chị trước khi đầu tư xin cân nhắc thật kỹ.
  • Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi tình huống không mong muốn liên quan đến bài viết [nếu có].

Mọi bài viết - ý kiến đóng góp chân thành xin gửi về cho chúng tôi qua Email:

Xin cảm ơn quý Anh/Chị độc giả.


Theo mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 có quy định cấm chăn, thả gia súc, gia cầm như trên và nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Trong khi đó, tại các khoản 6, 7, 8 thuộc Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018:

- Gia súc là các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. - Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi. - Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Như vậy, nếu thú cưng được nuôi là gia súc, gia cầm thì cá nhân, hộ gia đình không được chăn, thả trong khu vực nhà chung cư. Trường hợp thú cưng là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm, ngoài Danh mục động vật nêu trên và không nằm trong các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định thì việc nuôi thú cưng như chó, mèo không nằm trong điều cấm của pháp luật về nhà chung cư. Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý việc nuôi thú cưng phải tuân theo quy định của các nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các khu nhà chung cư khác nhau.

Chung cư nhà mình, và rất nhiều chung cư, có quy định cấm nuôi chó mèo nhưng hiện tại sau nhiều năm sống ở đây mình thấy số lượng chó mèo tăng lên rõ rệt. Lúc mới vào ở chỉ lác đác một hai con chó được dẫn xuống sân nhưng giờ đây xuống sân giờ nào cũng thấy có những bạn khuyển ở đó. Cho dù cư dân đã kiến nghị ban quản lý, ban quản trị làm việc nghiêm túc với những hộ nuôi chó mèo, đặc biệt là nuôi chó nhưng dường như cũng chẳng có tác dụng gì. Số lượng chó càng ngày càng tăng lên, số lượng loài cũng đa dạng hơn, to nhỏ lớn bé dễ thương hung dữ đủ cả.

Mình không phản đối việc nuôi chó mèo nhưng chung cư không phải là nơi phù hợp để nuôi những loài này. Những lý do không nên nuôi chó mèo ở chung cư theo mình là như sau.

Video liên quan

Chủ Đề