Có nên xịt nước vào tai

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai là việc làm được rất nhiều người thực hiện, thậm chí có người còn nhỏ thẳng nước muối vào tai. Vậy thực sự rửa tai bằng nước muối sinh lý có cần thiết không và nếu cần làm thì phải thực hiện sao cho đúng, có tiềm ẩn nguy cơ gì không.

1. Tai và cơ chế tự làm sạch của tai

Tai có cơ chế làm sạch tự nhiên

Tai người có cấu tạo và cơ chế tự làm sạch rất đặc biệt. Bên ngoài ống tai có một lớp lông mao nhỏ và tuyến nhờn. Hàng ngày, chất nhờn sẽ được tiết ra để tạo độ ẩm tự nhiên cho lỗ tai và ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn đồng thời bảo vệ cho màng nhĩ.

Theo thời gian, tế bào chết, bụi bẩn và chất nhờn do tai tiết ra sẽ sẽ tạo thành ráy bám lấy thành ống tai. Lớp lông mao trên ống tai chuyển động khi chúng ta cử động cơ hàm và đẩy ráy tai ra bên ngoài. Nhờ thế mà tai luôn được làm sạch một cách tự nhiên, không cần tới bất cứ sự can thiệp nào.

Mặt khác, ống tai có hình dáng gần giống như chữ S, trong đó: ống tai ngoài hướng về phía trước còn đoạn gần màng nhĩ lại cong sâu xuống dưới. Vì thế, khi nước xâm nhập sâu vào trong tai rất dễ bị đọng lại rồi theo thời gian, dễ gây ra các bệnh lý về tai.

2. Rửa tai bằng nước muối sinh lý - nên hay không nên

2.1. Mức độ cần thiết của việc rửa tai bằng nước muối sinh lý

Rửa tai bằng nước muối sinh lý là việc nhiều người vẫn làm. Như đã nói ở trên, tai của chúng ta có cơ chế tự làm sạch tự nhiên nên việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý về cơ bản là không cần thiết. Nếu muốn vệ sinh tai, tùy từng trường hợp cụ thể mà nên:

- Với trường hợp tai không hề viêm nhiễm

Nếu chỉ có một lượng ráy tai vừa phải và tương đối mềm thì không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai. Việc làm này dễ làm cho nước muối đọng lại ở bề mặt màng nhĩ và lớp lông mao khiến cho tai bị ù, làm cho môi trường bên trong tai bị ẩm ướt từ đó tăng nguy cơ viêm tai.

Rửa tai bằng nước muối sinh lý không đúng cách dễ gây ra bệnh lý cho tai

Những người có ráy tai khô, nhiều, vón cục và không có khả năng thoát ra ngoài thì có thể nhỏ một chút nước muối sinh lý và ống tai để cho ráy tai mềm hơn sau đó lấy đúng cách, chú ý không được để nước đọng lại trong tai.

- Với những trường hợp bị viêm nhiễm, tổn thương sâu trong tai

Trong trường hợp này thì rửa tai bằng nước muối sinh lý càng không được phép thực hiện mà thay vào đó cần thăm khám và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Cách dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai

Như vậy, việc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai chỉ nên áp dụng với trường hợp ráy tai khô cứng và có quá nhiều, tai không thể tự làm sạch được, ráy tai đóng bít gây cản trở khả năng nghe. Ngoài ra, một số trường hợp chỉ nên rửa tai bằng nước muối sinh lý khi được bác sĩ chỉ định.

Nếu phải dùng nước muối rửa tai thì cần thực hiện tuần tự đúng các bước sau:

- Bước thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết gồm: nước muối sinh lý 0.9%, tăm bông đã được vô khuẩn và khăn sạch.

- Bước thứ hai: Tùy từng đối tượng cần nhỏ nước muối sinh lý mà chọn tư thế cho phù hợp:

+ Nếu là trẻ nhỏ: hãy đặt trẻ nằm trên giường, nghiêng đầu về một bên.

+ Nếu là người lớn và trẻ lớn: hãy ngồi ngay ngắn rồi nghiêng đầu về một bên.

- Bước thứ ba: Nhẹ nhàng mở nắp lọ nước muối sinh lý, đặt gần cửa tai, nhỏ 3 - 4 giọt.

- Bước thứ tư: Day nhẹ vào vành tai cho nước muối thấm vào trong ống tai và đợi vài giây.

- Bước thứ năm: Nghiêng đầu ngược trở lại để cho dịch trong tai chảy ra bên ngoài rồi lấy khăn khô thấm cho sạch.

- Bước thứ sáu: Lấy tăm bông đã được vô khuẩn thấm hút dịch vừa chảy ra bên ngoài đồng thời nhẹ nhàng khều ráy tai ra.

2.3. Một số điều cần lưu ý

Thực ra, rửa tai bằng nước muối sinh lý, trong trường hợp cần thiết và thực hiện đúng các bước trên sẽ giúp loại bỏ ráy tai dễ dàng. Tuy nhiên, khi thực hiện cách làm này cần lưu ý:

Việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý chỉ nên làm khi được bác sĩ chỉ định và cần làm đúng hướng dẫn từ phía bác sĩ

- Bảo quản nước muối sinh lý ở nhiệt độ phòng, cần tránh cho nhiệt độ của nước muối lạnh hoặc nóng hơn so với nhiệt độ của cơ thể.

- Không nên làm việc này đều đặn mỗi ngày vì nó dễ tạo ra môi trường ẩm ướt bên trong tai, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Không tự ý pha nước muối mà chỉ được dùng đúng loại nước muối 0.9% có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Không đặt đầu ống nước muối sâu vào trong tai vì nó dễ làm trầy xước, tổn thương ống tai.

- Những trường hợp sau tuyệt đối không được rửa tai bằng nước muối sinh lý tại nhà:

+ Bị đau tai.

+ Tai có đặt ống thông khí.

+ Đang bị suy yếu hệ thống miễn dịch.

+ Có chàm ở gần tai.

+ Mắc bệnh đái tháo đường.

+ Bị thủng màng nhĩ.

- Tự ý dùng nước muối sinh lý để rửa tai tại nhà có thể khiến bạn phải đối mặt với những hệ lụy xấu cho thính lực như:

+ Bị thủng màng nhĩ: nếu áp lực của nước muối khiến cho ráy tai bị ép chặt hơn sẽ dễ bị thủng màng nhĩ.

+ Tai bị nhiễm trùng: viêm tai ngoài là bệnh lý nhiễm trùng tai rất dễ gặp, khiến thính lực suy giảm, người bệnh phải trải qua cảm giác đau đớn rất khó chịu.

+ Chóng mặt: sau khi rửa tai bằng nước muối sinh lý, nhiều người có thể bị chóng mặt tạm thời.

+ Mất thính lực: đây là một dạng tổn thương có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu vệ sinh tai không đúng cách.

Mong rằng với những chia sẻ trên bạn đọc sẽ cân nhắc được lợi hại và biết có nên tự ý rửa tai bằng nước muối sinh lý hay không. Nếu còn thắc mắc nào khác về các bệnh lý ở tai, bạn đọc có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để chia sẻ, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giải đáp cặn kẽ để bạn tháo gỡ được khúc mắc, biết cách xử trí an toàn cho đôi tai của mình.

Vấn đề rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao ở trẻ nhỏ luôn khiến các gia đình lo lắng, “đứng ngồi không yên” khi không biết có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ hay không. Cùng tham khảo bài viết sau đây để có cho mình những câu trả lời xác đáng nhất!

1/ Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

Đối với những mẹ đang lo lắng rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao thì trước hết nên thật bình tĩnh và xử lý theo cách sau đây:

  • Mẹ nên đặt nghiêng bé sang bên tai có nước giúp nước trong tai chảy bớt ra ngoài. Kéo nhẹ nhàng dái tai của bé xuống giúp nước dễ dàng chảy ra hơn.
  • Sau khoảng một vài phút khi thấy nước đã chảy ra, mẹ có thể dùng khăn mềm thấm nước và lau phần ngoài tai cho bé
  • Đối với những bé tầm 2 tuổi trở lên, mẹ có thể yêu cầu bé ngáp hoặc cho bé ăn nhai thứ gì đó kết hợp với việc nghiêng đầu để nước bên trong tai thoát ra ngoài.

Mẹ kéo nhẹ dái tay con xuống để nước dễ dàng chảy ra ngoài

Lưu ý: mẹ không nên cho khăn quá sâu vào lỗ tai của con và nên thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn và tổn thương đối với tai của bé.

Khi rửa mũi nước vào tai, vốn dĩ cấu tạo của tai sẽ có cấu trúc tự cân bằng khi có tác động của nước chảy vào nên bố mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng khó chịu này sẽ nhanh chóng mất đi. Tuy nhiên đối với những trường hợp sau, bố mẹ tuyệt đối không nên tự xử lý và thực hiện các bước điều trị tiếp theo khi không có sự chỉ định của bác sĩ bởi có thể gây ra những căn bệnh viêm tai nghiêm trọng ở trẻ. Cụ thể:

  • Sau khi đã lau nước chảy ra trong tai cho bé 1 thời gian nhưng bé vẫn liên tục quấy khóc, bỏ bú, chán ăn.
  • Bé bị ù tai kéo dài, mẹ gọi bé không có bất kỳ phản ứng nào.
  • Bé thường kéo tai và tác động mạnh vào tai mình.
  • Bé luôn cảm thấy ngứa ngáy trong tai và phần bên trong của tai có màu đỏ.
  • Bé kèm theo các triệu chứng sốt, mẹ quan sát thấy trong tai bé xuất hiện mủ vàng hoặc xanh, có mùi hôi.

2/ Những hậu quả khi nước vào tai

Khi đã biết các cách để xử lý tình trạng rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao, mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến cách vệ sinh đường tai – mũi – họng cho con để giúp con có một hệ hô hấp khỏe mạnh, phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nước bị chảy sang tai thường gặp khi dùng các loại bình rửa mũi, xi lanh có áp lực không được kiểm soát ổn định.

Khi để xảy ra tình trạng nước vào tai trẻ quá nhiều lần sẽ để lại những hậu quả:

  • Chức năng nghe của trẻ bị ảnh hưởng

Rửa mũi bị nước vào tai quá nhiều lần sẽ khiến chức năng nghe của trẻ không còn được tốt. Lúc này, tình trạng rửa mũi bị ù tai sẽ diễn ra khiến bé luôn cảm thấy có vật cản trở trong tai, âm thanh như bị nghẹt, không thể nghe rõ ràng và phản ứng kịp thời với những âm thanh, tiếng động xung quanh.

Chắc chắn rằng khi không tìm ra giải pháp với trường hợp rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao để lâu dài sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú dẫn đến sức khỏe của bé không được đảm bảo. Điều này khi không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, mẹ nên chú ý đến mọi hoạt động, dấu hiệu bất thường của con để có hưởng xử lý tốt nhất.

Bé sẽ luôn cảm thấy tai bị ù và liên tục đưa tay lên tai của mình

Khi rửa mũi bé kêu đau tai đồng thời mẹ thấy trong tai trẻ xuất hiện mủ vàng, có mùi hôi. Sở dĩ rửa mũi không đúng cách cho trẻ lại dẫn tới viêm tai giữa là bởi tai – mũi – họng có liên quan tới nhau nên khi nước được đưa vào rửa mũi sai cách sẽ được đẩy lên phía trên đọng lại trong tai gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Đây là biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhất khi rửa mũi nước vào tai. Nước đọng lại và không thoát ra ngoài tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm tai ở trẻ.

Viêm tai giữa khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: hỏng màng nhĩ, trẻ bị mất thính lực, không thể nghe. Từ đó sẽ dẫn tới tình trạng trẻ chậm nói, khó khăn trong việc biểu cảm cảm xúc. Ngoài ra, viêm tai giữa lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, viêm phổi …

Nếu sau khi lấy nước ở tai trẻ mà trẻ vẫn quấy khóc, bỏ bú kéo dài thì bố mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên môn

3/ Giải pháp xịt rửa mũi cho bé an toàn

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng rửa mũi vị nước vào tai phải làm sao ở trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể:

– Nên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để vệ sinh mũi cho bé.

– Đặt đầu bé nằm chếch nghiêng hẳn sang 1 bên. Chú ý nên đặt độ nghiêng vừa phải, tránh tình trạng để đầu bé quá cao khiến nước chảy ngược ra bên ngoài.

– Lót khăn ở cổ bé để thấm nước chảy ra.

– Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ và đợi trong vài phút. Mẹ chú ý lượng nước nhỏ vào không nên quá nhiều khiến trẻ bị sặc, buồn nôn.

– Lấy tăm bông sạch lấy toàn bộ chất nhầy đã loãng ra bên trong mũi giúp mũi bé thông thoáng. Thực hiện việc này thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

– Thực hiện việc rửa mũi cho bé từ 2-3 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý. Không nên lạm dụng hàng ngày bởi có thể làm mất đi lượng chất nhầy có trong mũi trẻ khiến mũi trẻ bị khô và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, bụi bẩn tấn công vào khoang mũi của trẻ.

– Bố mẹ nên sử dụng bình xịt rửa mũi cho trẻ để hạn chế tình trạng rửa mũi bị nước vào tai. Sản phẩm được khuyến khích sử dụng đó là Nebial 3% Spray với thiết kế phun sương giảm thiểu tình trạng quá nhiều nước muối vào phía bên trong khoang mũi của trẻ gây nên tình trạng nước đọng tại màng tai.

Nebial 3% Spray ứng dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu có thành phần là nước muối ưu trương Nebial 3% và Natri Hyaluronate hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp hiểu quả gấp 3 lần muối sinh lý thông thường. Đặc biệt an toàn, êm dịu với niêm mạc mũi của trẻ nhờ áp lực dòng chảy ổn định, không gây khó chịu, kích ứng cho bé.

Nebial 3% Spray là bình xịt rửa mũi an toàn được nhiều phụ huynh sử dụng nhất hiện nay

Hi vọng bài viết về rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao đã giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc bé yêu. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí!

Video liên quan

Chủ Đề