Cơ thể giun đũa có lớp cuticun bao ngoài và lớp cơ dọc phát triển làm cho giun di chuyển như thế nào

Giun là loại động vật kí sinh trên cơ thể người và các loại động vật bậc cao, chúng có nhiều loại như giun tóc, giun kim, giun đũa, giun dẹp… Vậy vòng đời của giun đũa dài bao lâu? Cấu tạo của loài giun này sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề sinh học này.

Định nghĩa giun đũa là gì?

Giun đũa hay còn gọi là giun tròn là loài giun có hình dáng tròn dài. Chúng có chiều dài khác nhau từ vài mm đến hai mét. Giun đũa thường gặp ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi giun đũa hơn người lớn. Vì có hình dáng dài như chiếc đũa nên người ta gọi tên loài giun kí sinh này là giun đũa. 

Nơi sống của giun đũa thường kí sinh ở ruột non con người, nhất là ở trẻ em và gây đau bụng, đôi khi gây tắc đường ruột và ống mật.

Cấu tạo giun đũa

Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo bên trong và bên ngoài của giun đũa gồm:

a – Cấu tạo bên ngoài 

  • Giun đũa có hình dáng dài bằng chiếc đũa và dài khoảng 25cm. 
  • Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bột áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non của con người.
  • Giun đũa cái có kích thước to, dài hơn giun đũa đực vì lý do là giun đũa cái mang nhiều trứng và giúp chúng sinh sản nên kích thước to hơn giun đũa đực.
  • Giun đũa đực có hình dáng nhỏ, ngắn, đuôi hơi cong.

b – Cấu tạo bên trong cơ thể giun đũa 

  • Bên trong cơ thể giun đũa có dạng hình ống.
  • Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.

Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức và gồm các thành phần:

  • Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé và kết thúc ở lỗ hậu môn.
  • Các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như bút chì trắng ở xung quanh ruột.
  • Cơ quan sinh dục giun đũa đực và cái đều ở dạng ống, giun cái có 2 ống, giun đực một ống và dài hơn chiều dài cơ thể chúng.
  • Giun đũa thụ tinh trong, con cái để số lượng trứng rất lớn, lẫn vào phân người, số lượng trứng cụ thể tương đương khoảng 200,000 trứng mỗi ngày.

Trình bày vòng đời của giun đũa

  1. Trứng do giun đũa cái đẻ ra theo phân ra ngoài môi trường gặp điều kiện thời tiết ẩm, thoáng khí và phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. 
  2. Khi con người ăn phải trứng giun đũa khi chúng bám vào các loại thực phẩm tươi sống như rau quả và trứng giun đũa sẽ được tiêu hóa và đi đến ruột non.
  3. Sau đó trứng giun đũa sinh ra ấu trùng và đi vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đây vĩnh viễn.

Cấu tạo trứng giun đũa gồm 2 phần là nó có lớp vỏ dày, tế bào trứng mang ấu trùng.

Tóm tắt chu kỳ phát triển của giun đũa:

Trứng giun đũa -> qua đường tiêu hóa vào ruột non -> sinh trưởng và phát triển trong ruột non con người.

Nguyên nhân con người bị giun đũa kí sinh

Nguyên nhân chính là việc ăn uống không vệ sinh sạch sẽ, không ăn chín, uống sôi, thực phẩm tươi sống như rau, củ không rửa sạch qua nước.

Các nguồn cung cấp đất và nước có thể bị nhiễm trứng giun đũa ở những nơi điều kiện vệ sinh kém. Nhiều loài giun đũa có vòng đời phức tạp bao gồm cả vật chủ chính (động vật có vú lớn như người hoặc lợn) và vật chủ trung gian (động vật nhỏ như ốc sên). Do đó, một số trường hợp nhiễm giun đũa xảy ra do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn chưa nấu chín.

Trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm trong đất ẩm. Trong đất, trứng phát triển thành sâu non nhỏ (ấu trùng). Ấu trùng có thể xâm nhập vào ruột người nếu bạn ăn chúng với thực phẩm bị ô nhiễm. Chúng đi vào máu và được đưa đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi.

Các triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa kí sinh

  • Nhiễm giun đũa nặng ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng kém và sức khỏe kém hơn những trẻ em khác.
  • Ấu trùng trong phổi đôi khi có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè, ho và các vấn đề về hô hấp khác.
  • Các triệu chứng khác đặc trưng cho các loài giun đũa khác nhau. Ví dụ, bệnh ung thư mắt có thể gây ra các tổn thương ở mắt, có thể gây mất thị lực toàn bộ.
  • Đôi khi, giun đũa gây ra một bệnh nặng như số lượng lớn giun có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Ở một số người, giun đũa gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho gan hoặc tuyến tụy, hoặc các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng khác mà giun đũa gây ra gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn, giảm cân hoặc tiêu chảy.’
  • Phát ban dị ứng (mày đay).
  • Các vấn đề về thần kinh.
  • Thường xuyên bị đau bụng.
  • Đôi khi bị sốt nhẹ.

Những kiến thức khác về giun đũa

Giun đũa di chuyển như thế nào?

Vì cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

Thức ăn của giun đũa là gì?

Giun đũa ăn những thức ăn mà con người đã tiêu thụ và tiêu hóa trong thành ruột non. Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

Nếu giun đũa không có lớp vỏ cuticun bảo vệ thì chúng sẽ bị men tiêu hóa của con người tiêu diệt và phân hủy như một món ăn bình thường.

Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào được ống mật con người?

Nhờ khả năng di chuyển của giun đũa là cong cơ thể lại và duỗi ra vì vậy mà chúng có thể luồn lách vào được ống mật của con người. 

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi giun đũa là gì? Vòng đời của giun đũa như thế nào? chi tiết và đầy đủ nhất.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh giun đũa đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về vấn đề này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

Cơ thể giun đũa có lớp cuticun bao ngoài và lớp cơ dọc phát triển làm cho giun di chuyển như thế nào

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: