Con đèo nằm giữa đà nẵng và thừa thiên huế có tên gọi là gì

Trong nhiều thế kỉ, Đèo Hải Vân đã tạo thành một bức tường thành ngăn cách giữa hai nền văn hoá Chăm Pa ở phía Nam ở và nền văn hóa Đại Việt phía Bắc, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.

ảnh: redsvn

Không chỉ là địa danh nổi tiếng với những cảnh đẹp mê hoặc lòng người, Hải Vân Quan còn là một địa danh đã gắn với nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

ảnh: redsvn

Nằm trên dãy núi Bạch Mã hùng vĩ giáp danh giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và Tp.Đà Nẵng, đèo Hải Vân là một con đèo nổi tiếng với những cảnh đẹp đắm say lòng người và đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, thơ ca,…

ảnh: redsvn

Theo sử sách, trước năm Bính Ngọ 1306, vùng đất này xưa kia là địa phận của hai châu Ô và châu Rí của vương quốc Chăm Pa. Sau khi được vua Chăm Pa là Chế Mân cắt để làm sính lễ cầu hôn với Công chúa Huyền Trân của nhà Trần thời bấy giờ thì đèo Hải Vân đã trở thành ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

ảnh: redsvn

Dưới thời nhà Hồ, vua Hồ Hán Thương đã sai tướng Đỗ Mãn đem quân xuôi nam đánh Chăm Pa khiến vua Chăm thời bấy giờ  là Jaya Sinhavarman V phải cắt vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Bắt đầu từ đó, vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về quyền cai quản của nước Đại Việt, trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa – Quảng Nam cho đến triều Nguyễn.

Vào thời nhà Nguyễn, khu vực đèo Hải Vân vẫn còn là nơi giáp danh giữa Thừa Thiên và trấn Quảng Nam. Phía bắc chân núi nơi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền rằng xưa kia nơi này hay có thần sóng, thuyền bè đi qua đó thường hay bị lật chìm, nên người xưa có câu: “Đường bộ thì sợ Hải Vân – Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi“

ảnh: redsvn

Trải qua nhiều thế kỷ, đường Cái Quan/ con đường Thiên Lý Bắc Nam [Quốc lộ 1 A] băng qua đèo Hải Vân có rất ít người dám qua lại, bởi vì đường khá hiểm, thú dữ và kẻ cướp… Vào thời Pháp thuộc, đã cho xây dựng tuyến đường sắt qua con đèo này và cải tạo đường xá nên đèo Hải Vân đã có nhiều người qua hơn.

ảnh: redsvn

Dưới thời chính quyền Mỹ – Ngụy vì có nguy cơ tai nạn giao thông cao trên con đường hẹp này nên việc qua lại trên đèo được điều hành bằng cách đặt 3 trạm kiểm soát: 1 tại Lăng Cô, 1 trên đỉnh đèo, và 1 tại Liên Chiểu, nhằm hạn chế xe phải đi thành từng đoàn cùng lên đèo hoặc cùng xuống đèo để giảm tai nạn xe đâm nhau ngược đường.

ảnh: redsvn

Vào năm 1966 lực lượng công binh Seabee thuộc binh chủng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tiến hành nới rộng đường xa lộ qua đèo thì việc giao thông đã thuận lợi và không phải đợi ở ba trạm kiểm soát kể trên nữa.

ảnh: redsvn

Ngày 5/6/2005, hầm Hải Vân đã được đưa vào sử dụng, góp phần thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông trên tuyến đường Bắc Nam, tuy nhiên đèo Hải Vân vẫn là một “tường chắn” ngăn cản một phần khí hậu giữa hai miền đất nước.

ảnh: redsvn

Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn lưu lại dấu vết của một cửa ải Hải Vân Quan, một công trình xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn. Cửa trông về phủ Thừa Thiên được đề ba chữ “Hải Vân Quan“, còn cửa trông xuống trấn Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan“.

ảnh: redsvn

Nơi này hiện vẫn còn lưu lại vài lô cốt [tàn tích của Đồn Nhất] do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Vào thời chính quyền Mỹ – Ngụy, các đồn bốt này được chuyển sang tay quân đội Mỹ.

ảnh: redsvn

Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên qua đèo Hải Vân, song nhiều du khách vẫn ưa thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn. Dưới chân đèo thuộc địa phận Thừa Thiên – Huế là vịnh Lăng Cô, là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền Trung.

Vào những ngày đẹp trời, đứng từ đỉnh đèo bạn có thể thấy khá rõ thành phố Đà Nẵng cùng Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm…

Bởi vì vẻ đẹp trời phú cùng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, đèo Hải Vân đã được triều đình nhà Nguyễn cho khắc hình trên Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh được đặt trong sân Thế Miếu ở Kinh thành Huế.

binhqb94 [Sưu tầm]

Nguồn: redsvn / wikipedia

Đèo Hải Vân nằm trên một nhánh núi đâm ra biển, cắt ngang dãy núi Bạch Mã [một phần của dãy núi Trường Sơn], là ranh giới địa lý tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Đèo Hải Vân - một trong những cung đường đèo ven biển đẹp và ấn tượng nhất thế giới [Nguồn: Internet]

Đèo có chiều dài 20km và độ cao 500m so với mực nước biển. Đây là một trong những con đường đèo ven biển đẹp và ấn tượng bậc nhất thế giới với tên gọi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Đèo Hải Vân – tên gọi và lịch sử

Đèo Hải Vân còn có tên gọi khác là đèo Ải Vân [vì trên đỉnh đèo ngày xưa có một cửa ải] hay đèo Mây [vì đỉnh đèo thường có mây che phủ].

Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ [tức năm 1306], vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô và Rí của vương quốc Champa [Chiêm Thành]. Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công Chúa Huyền Trân [đời Trần] vào năm 1306 thì đèo Hải Vân chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Ảnh chụp đoạn giữa Đèo Hải Vân ngày xưa  [Ảnh tư liệu]

Khoảng sau một thế kỷ, vào năm nhâm Ngọ [1402], nhà Hồ đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước Chiêm Thành phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân thuộc hẳn về nước Đại Ngu [tức Việt Nam ngày nay].

Sau này, đến thời Pháp thuộc, đường đèo Hải Vân được xây dựng, tuy nhiên, con đường được xây dựng rất hẹp và hiểm trở, nhiều thú dữ, cướp bóc diễn ra vào thời kỳ đó nên Pháp đã cho xây dựng thêm con đường sắt quanh co qua đèo này.

Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, do con đường quá hẹp tai nạn giao thông thường xảy ra nên chính quyền lúc đó đã lập ra 3 trạm kiểm soát giao thông : 1 ở Lăng Cô, 1 ở đỉnh đèo và 1 ở Liên Chiểu để kiểm soát lượng xe qua lại. Năm 1966, Quân đội Hoa Kỳ đã cho nới rộng đường qua đèo, đường đã được mở rộng nên khi đi qua đèo không còn chờ ở 3 điểm kiểm soát nữa. Mặc dù đường đã nới rộng nhưng những tai nạn đường đèo Hải Vân vẫn là nỗi ám ảnh của các tài xế.

Độ cong quanh co của đèo Hải Vân luôn là thử thách của những người cầm lái [Nguồn: Internet]

Chính vì thế, vào năm 2000, Việt Nam đã cho tiến hành xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân để đảm bảo an toàn giao thông khi qua đèo. Năm 2005, Hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân đã được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thoại lợi cho việc lưu thông Bắc – Nam an toàn.

Ngày nay, tuy đã có đường hầm xuyên đèo Hải Vân nhưng những du khách trong nước và nước ngoài, đặc biệt là những phượt thủ vẫn thích thú và hiếu kỳ muốn đi trên con đường đèo hải Vân để được khám phá và chinh phục nó.

Đi đèo Hải Vân để chinh phục những cung đường “có một không hai”

Được cho là cung đường hiểm trở nhất Việt Nam, cũng là một trong những đường đèo ven biển đẹp và ấn tượng bậc nhất thế giới. Đến đây, bạn sẽ có những cảm giác không ở đâu có được, bởi cung đường đèo Hải Vân chênh vênh, khúc khuỷu, nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn núi non hùng vĩ.

Đường đèo Hải Vân mang nhiều hình dáng khác nhau [Nguồn: Internet]

Nếu muốn chinh phục đèo Hải Vân, bạn có thể chọn con đường từ Huế vào Đà Nẵng/Hội An hoặc từ Hội An/Đà Nẵng ra Huế. Đèo có độ dốc đứng khoảng 45 độ với những cung đường mang hình dáng khác nhau, con đường đèo có lúc cong mình uốn lượn ôm theo triền núi. Đôi khi nó lại bất ngờ rẽ ngoặt, tạo ra những đường zigzag lạ mắt.

Đèo Hải Vân với một bên là núi cao, phía xa là biển lớn. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên tráng lệ, mê đắm lòng người. Nó là tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa và là một công trình kỳ công thông qua bàn tay con người tạo nên.

Những khúc cua trên đèo Hải Vân mang đầy tính thách thức [Nguồn: Internet]

Lúc khởi hành ở chân đèo, bạn sẽ vô cùng phấn khích nhưng rồi bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác hồi hộp pha chút lo sợ khi bước vào khúc đường quanh co, hiểm trở. Tuy nhiên, chính điều đó lại đem đến cho do du khách những cảm giác thú vị và đầy tính thách thức.

Chạy dọc theo con đường đèo Hải Vân, bạn sẽ bị choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ trên đèo có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng trời, bao gồm: dãy Bạch Mã, tuyến tàu hỏa Bắc – Nam. Đứng phía Bắc đèo có thể nhìn thấy làng chài và vịnh Lăng Cô. Đứng ở phía Nam đèo là cả thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, cù lao Chàm và bán đảo Sơn Trà xanh mướt.

Để ngắm hình toàn cảnh đèo Hải Vân bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô [Nguồn: Internet]

Để được ngắm nhìn toàn cảnh đèo Hải Vân xinh đẹp sẽ có 2 phương tiện để bạn lựa chọn. Đó là đi ô tô và xe máy.

  • Xe máy: Đây là phương tiện tốt nhất để bạn trải nghiệm trọn vẹn cảm giác khám phá và chinh phục đèo Hải Vân. Di chuyển bằng xe máy, bạn có thể linh hoạt dừng ở nhiều địa điểm trên đèo để ngắm cảnh, chụp ảnh, nghỉ ngơi… Nếu xuất phát từ Đà Nẵng, sau khoảng 1 giờ, bạn sẽ đến được chân đèo Hải Vân.
  • Ô tô: Hầu hết các ô tô hiện nay đều chọn đi tuyến hầm xuyên đèo Hải Vân, vì thế nếu chọn du lịch đèo Hải Vân bằng ô tô bạn có thể sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định.  
  • Ngoài ra, nếu thích mạo hiểm bạn có thể chọn chinh phục đèo Hải Vân bằng xe đạp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thể lực thực sự tốt để có thể đi xuyên suốt cung đường đèo đẹp hút hồn và đầy hiểm trở này.

Lưu ý: Nếu ở các khu vực cách xa đèo Hải Vân, bạn có thể di chuyển đến thành phố Đà Nẵng bằng các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, xe khách… Sau đó, thuê xe đến đèo Hải Vân.

Đèo Hải Vân có gì nổi bật?

Nổi bật nhất ở đèo Hải Vân chắc chắn chính là cung đường dài 20km xuyên qua núi rừng xanh tươi bạt ngàn, con đường khúc khuỷu, uốn mình theo triền núi đưa người nhìn đến với một không gian thoáng đãng và vô cùng xinh đẹp, thưởng ngoạn vẻ đẹp kì vĩ của non sông đất nước.

Núi cao trập trùng, biển rộng mênh mông là những thứ bạn sẽ nhìn thấy khi đến đèo Hải Vân [Nguồn: Internet]

Đi trên đèo Hải Vân, bạn sẽ thấy phía trước mặt là những dãy núi cao trập trùng, đằng xa là bãi cát trắng trải dài, tiếp nối là mặt biển xanh trong dịu hiền, tất cả như tô điểm và làm rạng ngỡ cho cung đường này.

Tuy nhiên, đến đèo Hải Vân bạn không chỉ được thỏa mãn cảm giác chinh phục mà còn có thể tham quan thêm nhiều điều thú vị khác tại nơi đây. Chẳng hạn như:

Lên đỉnh đèo Hải Vân khám phá Hải Vân Quan

Hải Vân Quan hay còn gọi là cửa ải Hải Vân, nằm trên đỉnh đèo Hải Vân. Nếu bạn đã chinh phục những cung đường ngoạn mục của đèo Hải Vân thì cũng nên ghé thăm Hải Vân Quan.

Cửa ải này được xây dựng vào thời nhà Trần, trùng tu vào năm 1926 thời vua Minh Mạng [nhà Nguyễn]. Hải Vân Quan được xây bằng gạch đỏ, cao khoảng 6m, bên dưới có vòm cổng lớn, bên trên là một tầng riêng có cửa sổ để quan sát.

Lên đến đỉnh đèo bạn sẽ được nhìn thấy cửa ải Hải Vân Quan [Nguồn: Internet]

Cửa ải được xây với bờ tường dày, kiến cố. Mặt cửa hướng về phủ Thừa Thiên đề “Hải Vân Quan”, còn mặt cửa hướng về Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Đây là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, bởi nó đã từng chứng kiến nhiều cuộc tuần du của các vị vua thời phong kiến. Không chỉ thế, ải Vân Quan còn là vị trí chiến lược quân sự thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hiện tại, nơi đây vẫn còn lưu lại những tàn tích của đồn Nhất với một số lô cốt do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1826, mặc dù các di tích này đang bị xuống cấp trầm trọng.

Hải Vân Quan là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử [Nguồn: Internet]

Đứng trên Hải Vân Quan, bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh đèo Hải Vân với mây trắng phủ mờ, những cung đường vô cùng ngoạn mục, đồi núi trải thảm xanh trùng điệp, trời – biển như hòa là một. Và đặc biệt nhất là bạn có thể chụp cho mình những bức ảnh đẹp nhất về Hải Vân.

Điểm check in vô cùng độc đáo dành cho các bạn trẻ [Nguồn: Internet]

Và cũng là nơi lý tưởng để thu về những bức ảnh toàn cảnh đèo Hải Vân [Nguồn: Internet]

Xuống đèo Hải Vân để ngắm nhìn Vịnh Lăng Cô

Sau khi khám phá ải Vân Quan bạn sẽ xuống đèo và ngay dưới chân đèo, tại đoạn đường xe lửa cắt ngang với đường đèo, bạn có thể dừng chân để ngắm cảnh Vịnh Lăng Cô – một điểm du lịch cũng khá nổi tiếng nơi này.

Vịnh Lăng Cô - một địa điểm dừng chân thú vị khi bạn xuống hết đèo Hải Vân [Nguồn: Internet]

Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất tại Việt Nam, vịnh có cảnh đẹp nên thơ yên bình với những dãy núi chạy dài ra biển cùng với những bờ cát trắng mịn sạch đẹp hoang sơ. Đến đây, bạn tha hồ thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp tại bãi cát dưới chân cầu Lăng Cô, thưởng thức các món đặc sản có ở Vịnh Lăng Cô hoặc nghỉ dưỡng trong các Resort tại Vịnh Lăng Cô.

Vịnh Lăng Cô có cảnh đẹp nên thơ, yên bình [Nguồn: Internet]

Những bờ cát trắng mịn sạch đẹp hoang sơ để bạn thỏa sức vui đùa [Nguồn: Internet]

Nhưng lưu ý cần nhớ khi đi đèo Hải Vân

Thời gian thích hợp nhất để vượt đèo Hải Vân: Theo kinh nghiệm của những người từng trải nghiệm đèo Hải Vân thì bạn nên có mặt trên đỉnh đèo lúc bình minh hoặc hoàng hôn để có thể ngắm cảnh đẹp nhất, cũng như sở hữu cho mình những tấm ảnh đẹp, “soo deep” nhất có thể.

Bình minh hoặc hoàng hôn chính là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm cảnh và chụp ảnh [Nguồn: Internet]

Trên đường vượt đèo Hải Vân bạn có thể mua vài cốc cà phê rồi lên đỉnh đèo ngồi nhâm nhi, đây chắc chắn là một trải nghiệm cực thú vị và độc đáo. Tuy nhiên, sau khi uống hết thì không nên xả rác bừa bãi nhé!

Đèo Hải Vân là sự lựa chọn mới lạ dành cho những ai thích sự mạo hiểm [Nguồn: Internet]

Trước khi xuống đèo hãy kiểm tra lại phương tiện một lần nữa. Đi với tốc độ thật chậm, khi đi xe số các bạn lưu ý không nên “âm” tay côn để thả trôi hay thắng liên tục vì điều này sẽ rất nguy hiểm.

Như đã nói, đèo Hải Vân là một sự lựa chọn đầy mới lạ dành cho những ai thích sự mạo hiểm và trải nghiệm. Nơi đây không giống với vẻ đẹp yên tĩnh mộc mạc của Huế, cũng không quá sôi nổi náo nhiệt như Đà Nẵng mà nó chỉ có sự tươi mới, xanh mát của núi rừng, biển cả để bạn có thể được hòa mình vào cảnh tượng vĩ đại mà thiên nhiên ban tặng.

Ngẩn ngơ trước cảnh đẹp 'dịu dàng' của làng nổi Tân Lập : Nếu bạn đang bị giới hạn về thời gian, cần một chuyến đi ngắn trong ngày ít mệt mỏi thì làng nổi Tân Lập sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn có thể thư giãn cuối tuần.

Đến khu du lịch Bửu Long để ngắm 'Vịnh Hạ Long thu nhỏ' ở miền Nam : Có một ‘ Vịnh Hạ Long’ thu nhỏ nằm ở miền Nam của dải đất hình chữ S. Bạn có biết đó là nơi nào không? Đó chính là khu du lịch Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.

Video liên quan

Chủ Đề