Con gái dậy thì năm bao nhiêu tuổi

Tuổi dậy thì là một giai đoạn trong quá trình trưởng thành của một con người đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện về khả năng sinh sản của người đó.

Bất cứ ai cũng đều phải trải qua giai đoạn dậy thì. Ở nữ giới được đánh dấu bằng lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên còn ở nam giới thì là lần xuất tinh đầu tiên.

Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu?

Tuổi dậy thì ở mỗi bé gái là khác nhau tùy vào từng cơ địa của mỗi bé. Thường bé gái sẽ dậy thì ở tuổi từ 11 - 13 tuổi, kết thúc trong khoảng từ 15 - 17 tuổi. Bé gái sẽ dậy thì sớm hơn so với bé trai từ 1,5 - 2 năm.

Tuổi dậy thì của bé gái sẽ trải qua các giai đoạn [Ảnh minh họa]

Dù là bé trai hay bé gái khi dậy thì sẽ phải trải qua 5 giai đoạn. Quy trình dậy thì ở bé gái:

- Giai đoạn 1: Từ 8 - 11 tuổi

Giai đoạn này chưa có gì thay đổi, cuối giai đoạn này các tín hiệu bắt đầu xuất hiện nhờ sự giải phóng hormone GnRH, tuyến yên sản xuất hormone FSH kích thích nang trứng. Giai đoạn này xuất hiện ẩn bên trong, chưa có nhiều biểu hiện ra bên ngoài.

- Giai đoạn 2: Từ 8 - 14 tuổi

Các hormone bắt đầu gửi tín hiệu đi khắp cơ thể, cơ thể bé gái bắt đầu có những cảm nhận khác lạ hơn.

Cơ thể có những biểu hiện như ngực nhú, lông mu xuất hiện, mùi cơ thể và chiều cao tăng.

- Giai đoạn 3: Từ 9 - 15 tuổi

Giai đoạn này xuất hiện các thay đổi rõ rệt trên cơ thể của bé gái. Những thay đổi nhận thấy là ngực lớn hơn, lông mu nhiều và xoăn, có dịch âm đạo tiết ra.

- Giai đoạn 4: Từ 10 - 16 tuổi

Cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất, các dấu hiệu dậy thì xảy ra rõ rệt nhất và sắp hoàn thiện. Những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là có kinh nguyệt, có núm vú, núm vú có quầng thâm xung quanh.

- Giai đoạn 5: Từ 12 - 19 tuổi

Đây là giai đoạn cuối cùng hoàn thiện thể chất và chức năng sinh sản của bé gái. Bé gái hoàn thiện các chức năng như lông mu rậm phía vùng trong đùi, cao tăng lên và chậm lại.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái

Như đã nói, bé gái sẽ dậy thì ở giai đoạn từ 11 - 13 tuổi và sẽ có những biểu hiện nhận biết. Những biểu hiện dậy thì ở bé gái đó là:

- Phát triển chiều cao và cân nặng

Khi bắt đầu dậy thì, bé gái sẽ phát triển rất nhanh về chiều cao và cân nặng, điều này có thể nhận thấy bằng mắt thường, bé phổng phao hơn.

Sự thay đổi về chiều cao khi con gái dậy thì [Ảnh minh họa]

- Hông của bé gái bắt đầu rộng hơn

Cũng như phát triển chiều cao, cân nặng đi kèm với đó là vùng hông của bé bắt đầu rộng hơn, nở hơn, mông cũng to lên và có độ căng hơn.

- Lông mu, lông nách bắt đầu mọc

Lông nách bắt đầu xuất hiện, từ ít đến nhiều. Lông mu sẽ mọc từ từ, ban đầu là lưa thưa, sau đó sẽ dày hơn, dậm hơn và xoăn hơn.

- Cơ thể có mùi

Cơ thể tiết mùi, đặc biệt là ở vùng nách do hormone thay đổi. Có nhiều bạn gái sẽ có mùi rất nặng, có nhiều bạn gái thì mùi cơ thể nhẹ hơn.

- Nổi mụn trứng cá

Mụn có thể mọc bắt đầu từ trên mặt, ngực, lưng do các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dưới sự tác động của hormone.

- Âm đạo tiết dịch

Âm đạo bắt đầu tiết dịch màu trắng hoặc vàng và sẽ không có mùi. Đây là cơ chế tự sản sinh của vùng kín nhằm bảo vệ vùng kín. Nếu xuất hiện dịch có mùi hôi thì cần phải đi gặp bác sĩ.

- Thấy kinh nguyệt lần đầu tiên

Hầu hết kỳ kinh đầu tiên của bé gái bắt đầu từ 12 - 14 tuổi, có một số sẽ bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi thấy kỳ kinh đầu tiên là dấu hiệu đánh dấu sự kích hoạt của chức năng sinh sản hoàn thiện dần. Kỳ kinh tiếp theo có thể xuất hiện vào 1 hoặc 2 tháng sau. Kinh nguyệt sẽ dần ổn định khi bé gái bước vào giai đoạn sau năm 20 tuổi.

- Ngực to lên

Ngực của bé gái bắt đầu to lên, quầng vú có thể sưng lên, ngực tròn và đầy đặn dần dần. Có một số trường hợp ngực không phát triển đều mà một bên to, một bên nhỏ, đây không phải là điều quá bất thường.

Hình ảnh quá trình phát triển ngực của bé gái qua các giai đoạn [Ảnh minh họa]

Một số câu hỏi liên quan đến tuổi dậy thì của bé gái?

- Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi?

Bé gái từ 6 - 9 tuổi dậy thì là dậy thì sớm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên dậy thì sớm, chủ yếu trong đó đến từ chế độ dinh dưỡng, vận động.

- Bé gái có kinh nguyệt có khó chịu không?

Dù là ở độ tuổi nào thì có kinh nguyệt cũng đều khiến tâm lý ảnh hưởng và một vài bé có thể bị đau bụng kinh, đau lưng. Cần lưu ý:

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng.

Nếu bé gái sau 15 tuổi mà chưa có kinh nguyệt thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế được được bác sĩ kiểm tra.

Bé có kỳ kinh dài quá 9 ngày cũng cần phải đưa con đến cơ sở y tế. Nếu kỳ kinh quá 90 ngày không xuất hiện lại thì đó cũng là dấu hiệu bất thường.

- Có nên đưa con gái dậy thì đến gặp bác sĩ phụ khoa?

Nên cho con đến khám phụ khoa lần đầu tiên từ năm 13 - 15 tuổi. Đó sẽ chỉ là buổi nói chuyện của bác sĩ với bé, giúp con hiểu hơn về tâm sinh lý, con chuẩn bị cho một hành trình mới mẻ với mình.

- Bé gái dậy thì bị mụn trứng cá nhiều?

Do thay đổi hormone ảnh hưởng đến các tuyến bã nhờn gây nên mụn trứng cá. Chỉ cần chăm sóc chăm sóc da sạch sẽ, không nặn, cậy mụn, mụn sẽ giảm dần. Nếu mụn quá nhiều và có hiện tượng mụn bọc, mụn viêm, sưng thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

- Làm gì khi con gái ở tuổi dậy thì?

Giai đoạn tuổi dậy thì của con gái từ 11 - 13 tuổi và kéo dài đến năm 15 - 17 tuổi. Giai đoạn này con rất hoang mang, lo lắng, rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi, cảm xúc… vì vậy, mẹ hãy đặc biệt quan tâm, ở bên con, chia sẻ với con về các kiến thức về giới tính, giúp con gái vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.

Sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu của mẹ là đặc biệt quan trọng khi con gái bước vào tuổi dậy thì [Ảnh minh họa]

Như vậy, tuổi dậy thì của bé gái bắt đầu từ năm 11 - 13 tuổi và kéo dài đến khoảng năm 15 - 17 tuổi. Sẽ có dấu hiệu nhận biết và đặc biệt cha mẹ hãy đặc biệt quan tâm con trong giai đoạn khó khăn này.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tuoi-day-thi-cua-be-gai-la-bao-nhieu-co-dau-hieu-g...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tuoi-day-thi-cua-be-gai-la-bao-nhieu-co-dau-hieu-gi-de-nhan-biet-d297533.html

Theo Minh Khuê [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Dấu hiệu dậy thì của bé còn biểu hiện rõ ở sự thay đổi về tâm sinh lý. Các bé dễ khóc, vui buồn thất thường, ngại giao tiếp với người lạ.

Ngoài ra, bé cũng bắt đầu thích và chú ý tới bạn khác giới. Lúc này, bạn cần quan sát sự thay đổi toàn diện của con để quan tâm, chia sẻ giúp bé dậy thì thành công nhất có thể.

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu?

Đáp án cho thắc mắc tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu chính là khoảng 5 năm. Đến năm 18 tuổi, con gái sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu? Để trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, khoa học chia quá trình dậy thì này gồm 2 giai đoạn:

1. Từ 11 đến 13 tuổi – Tiền dậy thì: Con gái thay đổi tâm sinh lý, phát triển chiều cao. Đây là giai đoạn bé có sự thay đổi nhanh, mạnh mẽ. Đây cũng là lúc trẻ có thể dễ bị trầm cảm nếu như không được gia đình, bạn bè quan tâm và chia sẻ.

2. Từ 13 đến 18 tuổi – Dậy thì chính thức: Con gái phát triển toàn diện. Năm 18 tuổi, con vẫn còn ở giai đoạn tuổi dậy thì, dù các thay đổi không rõ rệt nữa.

Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ

Khi bước vào giai đoạn kết thúc tuổi dậy thì, trẻ sẽ hoàn thiện dần về mặt thể chất lẫn tâm lý. Sau khi trả lời câu hỏi tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu, bạn cũng cần nắm rõ dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ. Thông thường, giai đoạn kết thúc dậy thì ở bé gái là từ 15 đến 18 tuổi.

  • Lúc này, ngực con cũng phát triển gần giống như người trưởng thành. Tuy nhiên, ngực sẽ còn phát triển tiếp tục sau năm 18 tuổi để trở nên đầy đặn và săn chắc hơn.
  • Chiều cao dần ổn định, có thể ngừng phát triển hoàn toàn hoặc phát triển rất ít.
  • Bộ phận sinh dục và lông mu đã phát triển đầy đủ.
  • Con gái mang dáng dấp của một thiếu nữ: mông, đùi, hông cũng phát triển có kích thước tương đương với người trưởng thành.

Dạy con gái chăm sóc sức khỏe ngày hành kinh

Tuổi dậy thì ở nữ kéo dài bao lâu? Kinh nguyệt là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với bé. Lúc này mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc và vệ sinh cá nhân trong ngày hành kinh thật khoa học

1. Xuất hiện kinh nguyệt

Những thông tin bạn cần cung cấp cho bé như sau:

  • Tuổi dậy thì mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kì kinh nguyệt báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Đồng thời niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dầy lên.
  • Kinh nguyệt sẽ kéo dài 3-7 ngày,có thể đều hoặc không đều theo tháng.
  • Khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt có thể đau bụng dưới và lưng.

2. Hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt đúng cách

Bạn nên hướng dẫn bé cụ thể những lưu ý này trong ngày hành kinh

  • Đi lại, làm việc nhẹ nhàng. Không vận động quá sức như bơi lội, đẩy tạ.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tránh các chất kích thích như rượu, bia.
  • Các mẹ cần hướng dẫn bé gái vệ sinh kinh nguyệt đúng cách như 3-4 tiếng thay băng vệ sinh một lần, mỗi lần thay băng vệ sinh phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch sau đó lau khô rồi mới đóng BVS,tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, cần hướng dẫn bé gái cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục.

Những thay đổi ở cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì dễ gây ra tâm lý lo lắng, e ngại ở bé gái. Vì vậy, các bậc phụ huynh, đặc biệt là mẹ phải là người bạn đồng hành, quan tâm, chia sẻ, lắng nghe tâm tư của trẻ, cùng con yêu vượt qua giai đoạn này.

Video liên quan

Chủ Đề