Công nghiep hóa ke sat nhan cua moi truong năm 2024

Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại [cách mạng 4.0] đang phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh chóng, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc tới sự phát triển của kinh tế xã hội và bản thân con người.

Bên cạnh những thành tựu rực rỡ về khoa học và công nghệ, loài người cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn lao về chính trị, văn hóa và đặc biệt là môi trường. Trong 2 thập kỷ đầu thế kỷ XXI, do sức ép gắt gao về dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí một số vùng còn bị phá hủy hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, hiện tượng băng tan nước biển dâng, suy thoái tầng ozon, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất và nước ngọt.... đang là những thách thức đối với sự tồn tại của loài người, của trái đất, Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức này.

.jpg]

Các nhà máy đang gây ô nhiễm môi trường. Ảnh Internet

Theo quan điểm phát triển bền vững, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn với xuất phát điểm là một đất nước nghèo, điểm xuất phát thấp, chiến tranh kéo dài, nền kinh tế và môi trường đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nếu quá vội vàng trong việc áp dụng các giải pháp chính sách đầu tư, đổi mới thiếu quy hoạch kinh tế xã hội và môi trường theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống thì tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hậu quả đó có thể có lợi cho kinh tế trước mắt nhưng lại có hại lâu dài, nền kinh tế sẽ bị suy thoái khi phát triển quá ngưỡng chịu đựng của môi trường. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đã có những khởi sắc rõ rệt về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của nước ta đang bị khai thác ngày càng kiệt quệ và có xu hướng cạn kiệt, môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đại hội Đảng XIII [2021] sau khi tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn [2016 - 2020] đã khẳng định cùng với phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả tích cực thì bên cạnh đó việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa cao, chưa theo nguyên tắc thị trường, nhất là đất đai. Việc khai thác, sử dụng, định giá đất còn nhiều hạn chế, chưa sát thực tế, nhất là trong vấn đề xác định thuế, địa tô, gây thất thu ngân sách nhà nước. Tài nguyên thiên nhiên, vốn tự nhiên, các giá trị của cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái chưa được đánh giá, hạch toán đầy đủ, sử dụng bền vững. Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị còn hạn chế, môi trường nước ở một số đô thị bị ô nhiễm. Chất lượng không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu suy giảm; rác thải ở khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các nhà máy sản xuất công nghiệp gia tăng. Chưa có cơ chế thúc đẩy việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải một cách hiệu quả. Tình trạng xâm nhập mặn, phèn hoá, sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung khắc phục còn chậm. An ninh nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép ở một số nơi ngăn chặn chưa hiệu quả. Xu hướng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản chưa được khắc phục. Vì vậy việc phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường của Việt Nam, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính cấp thiết.

Đối với Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cũng có những yêu cầu tăng trưởng nhanh để cải thiện và nâng cao đời sống, nhưng cũng nổi lên rất nhiều vấn đề môi trường. Dường như càng phát triển kinh tế xã hội, càng thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì vấn đề càng trở nên bức xúc và gay gắt hơn. Kinh tế xã hội càng phát triển lại càng thấy rõ sự liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và môi trường. Một đòi hỏi tất yếu đối với Việt Nam là phải giải quyết hài hòa vấn đề bảo vệ môi trường với yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều báo cáo khoa học đã nêu lên những vấn đề mới trên phạm vi toàn cầu liên quan đến cơ chế điều tiết của sinh quyển như: lỗ thủng tần ozon, hiệu ứng nhà kính, tính đa dạng sinh học bị suy giảm... Nhưng đặc biệt các nhà khoa học chú ý đến những vấn đề về sự biến đổi của môi trường, nguồn sống của loài người đang dần cạn kiệt, môi trường sinh thái bị hủy hoại.

Quá trình CNH-HĐH đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường. Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp hằng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các KCN và vùng đô thị; việc CNH-HĐH các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh hưởng không thể bỏ qua với môi trường. Số liệu của Ủy ban KH-CN-MT của Quốc hội cho thấy, mới có 60 KCN có trạm xử lý nước thải tập trung [chiếm 42% số KCN đã vận hành]. Mỗi ngày, các KCN thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, KCN chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường. Đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là động lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11 triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn. Song song với quá trình CNH-HĐH, chúng ta đang phải chịu những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ. Do đó, các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và xã hội. Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng...; vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phát triển bền vững. Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào. Thực tế này là một thách thức đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn nhằm tạo ra bước đột phá lớn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

.jpg]

Trái đất cần màu xanh. Ảnh Internet

Để giải quyết mối quan hệ giữa tiến hành CNH-HĐH phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó một trong những giải pháp quan trọng bậc nhất là chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững. Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất có khả năng phòng ngừa và hạn chế tối đa các tác động xấu đối với môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu là do các cấp các ngành thường nặng về quan tâm tới các chi tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa đảm bảo hài hòa, cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Do đó, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng và toàn xã hội về nhận thức và hành động, trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nói cách khác, bảo vệ môi trường phải vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của quá trình phát triển bền vững.

Chủ Đề