Công thức tính giá hàng tồn kho

Khai báo giá trị tồn kho hay tính giá xuất kho là một trong những công việc cần làm khi hạch toán doanh nghiệp, kế toán cần phải dựa trên tình hình của công ty để lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho hợp lý nhất.

Việc hàng hoá được nhập vào với nhiều chi phí khác nhau khiến doanh nghiệp phải lựa chọn kỹ càng mức giá áp dụng cho hàng tồn và mức giá áp dụng cho hàng bán ra để tiến hành hạch toán cuối kỳ, công tác tính giá xuất kho tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, phải đảm bảo hàng hoá bán ra được ở mức giá tốt, giảm thiểu tình trạng lỗ cho công ty mà vẫn đúng với quy định của pháp luật. Vì thế, lựa chọn một phương pháp tính giá xuất kho phù hợp là vô cùng quan trọng. MekongSoft sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tính giá xuất kho trong bài viết này.

Hàng tồn kho là một trong những thứ gây đau đầu nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là tài sản được doanh nghiệp mua vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong kỳ. Các loại hàng hoá được phân loại là hàng tồn kho quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 [VAS 02] như sau:

  • Hàng mua đang đi trên đường bao gồm hàng mua về để bán và hàng đang gửi đi gia công;
  • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ;
  • Sản phẩm đang dở dang;
  • Thành phẩm tồn kho, hàng hóa, hàng gửi bán;
  • Chi phí dịch vụ dở dang;
  • Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Hiện nay, áp dụng theo thông tư 200/2014 của Bộ Tài Chính thì có 3 cách tính giá xuất kho cơ bản cho hàng tồn :

- Phương pháp nhập trước – xuất trước [ FIFO]

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp giá thực tế đích danh

Ngoài ra trước đây còn có Phương pháp nhập sau xuất trước [LIFO], tuy nhiên từ thông tư 200 phương pháp này đã bị loại bỏ nên MekongSoft sẽ không đề cập đến trong bài viết này.

Bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm quản lý kho của MekongSoft, phần mềm giúp quản lý chi tiết hàng tồn kho, xuất, nhập kho với những thông tin đầy đủ giúp bạn dễ dàng truy xuất số liệu để thực hiện tính giá xuất kho cho hàng tồn.

Phương pháp tính giá xuất kho nhập trước – xuất trước [ FIFO]

Phương pháp này về cơ bản giống như tên gọi của nó, hàng nào nhập trước hay xuất trước thì tính mức giá đó trước, hàng nhập sau hay xuất sau thì được tính mức giá sau. Hay nói theo cách khác thì giá xuất kho tính theo giá nhập kho ở đầu kỳ, giá hàng tồn kho được tính theo giá nhập kho ở cuối kỳ.

Ví dụ :  Công ty MekongSoft có tình hình nhập xuất tháng 3/2022 như sau:

Đầu tháng 3/2022, MekongSoft còn tồn trong kho 10 thùng bia, đơn giá 300.000/ thùng

Vào ngày 01/03/2022, MekongSoft nhập thêm 10 thùng bia nữa, đơn giá lúc này 310.000/ thùng

Ngày 15/03/2022, xuất đi 15 thùng bia và nhập thêm 10 thùng bia với đơn giá 320.000/ thùng

Ngày 30/03/2022, xuất đi 10 thùng bia

Ta có giá trị vật tư xuất trong kỳ như sau:

Ngày 15/03/2022 giá xuất kho : 10 x 300.000 + 5 x 310.000 = 4.550.000 [giá trị hàng còn tồn + giá trị hàng nhập ngày 01/03]

Ngày 30/03/2022 giá xuất kho : 5 x 310.000 + 5 x 320.000 = 3.150.000 [giá trị hàng nhập ngày 01/03 + giá trị hàng nhập ngày 15/03]

Ưu điểm: Kiểm soát được giá vốn hàng xuất kho cho từng lần xuất đi, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho bộ phận kế toán, giá vốn hàng tồn sẽ sát với giá thị trường của mặt hàng.

Nhược điểm: Doanh thu hiện tại sẽ có chênh lệch với chi phí hiện tại do sự biến động của giá nhập từ thời điểm trước đó. Bên cạnh đó, nếu nhập xuất liên tục, chủng loại hàng hoá quá nhiều thì khối lượng tính toán sẽ vô cùng phức tạp. Phương pháp này chỉ phù hợp với loại hình kinh doanh về thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,...

Phương pháp này được tính theo giá trị bình quân của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị bình quân của từng loại hàng tồn kho nhập trong kỳ, áp dụng cho những doanh nghiệp có số lần nhập, xuất hàng nhiều.

Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ [bình quân cả kỳ dự trữ]

Theo cách này thì đến cuối kỳ mới tổng hợp giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Kế toán căn cứ vào giá nhập của lượng hàng đầu kỳ và giá nhập của lượng hàng trong kỳ để tính bình quân, tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp.

Công thức tính như sau :

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = [Giá hàng tồn đầu kỳ + Giá hàng nhập trong kỳ] / [Lượng hàng tồn đầu kỳ + Lượng hàng nhập trong kỳ]

Ví dụ : MekongSoft tồn đầu tháng 3/2022 10 thùng bia với đơn giá 300.000

Ngày 15/03/2022, nhập thêm 10 thùng bia với đơn giá 320.000/ thùng

Ngày 30/03/2022, xuất 10 thùng bia

Đơn giá bình quân của 1 thùng bia đến cuối tháng 3/2022 : [10 x 300.000 + 10 x 320.000] / [10+10] = 310.000/thùng

Vậy ta có :

Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của 1 thùng bia là 310.000

Đơn giá vốn cho 10 thùng bia đã xuất trong kỳ là 310.000 x 10 = 3.100.000

=> Lưu ý rằng đây là cách tính của mỗi loại sản phẩm riêng lẻ.

Ưu điểm : Dễ tính toán, chỉ cần tính toán 1 lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm : Không có độ chính xác cao, tính toán vào cuối tháng sẽ làm trễ tiến độ đến những nghiệp vụ kế toán khác.

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập [bình quân theo thời điểm]

Phương pháp này cũng gần tương tự với phương pháp tính giá xuất kho nhập trước – xuất trước nhưng sẽ tính theo giá bình quân mặt hàng, được tính theo công thức sau:

Đơn giá xuất kho lần x = [Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ x] / [Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ x]

Ví dụ: MekongSoft tồn đầu tháng 3/2022 10 thùng bia với đơn giá 300.000

Ngày 15/03/2022, nhập thêm 10 thùng bia với đơn giá 320.000/ thùng

Ngày 16/03/2022, xuất 10 thùng bia

Ngày 17/03/2022, nhập 5 thùng bia đơn giá 305.000/thùng

Ngày 18/03/2022, xuất 5 thùng bia

Đơn giá xuất kho bình quân : [10 x 300.000 + 10 x 320.000] / [10+10] = 310.000/thùng

Giá trị xuất kho ngày 16/03 : 310.000 x 10 = 3.100.000

Giá trị tồn kho còn lại : [10 x 300.000 + 10 x 320.000] - 3.100.000 = 3.100.000/10 thùng

Vậy để tính đơn giá bình quân cho ngày 17/03, ta sẽ áp dụng giá tồn kho của ngày trước đó là ngày 16/03 với công thức : 3.100.000 + [5 x 305.000] / [10+5] = 308.333/ thùng

Giá trị xuất kho ngày 18/03 : 5 x 308.333 = 1.541.666

Ưu điểm : Khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Nhược điểm : Tính toán nhiều lần, phức tạp, mất thời gian, không phù hợp cho doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và thường xuyên nhập, xuất hàng nhiều.

Phương pháp này dựa trên giá trị thực tế của từng loại mặt hàng nhập vào, sản phẩm thuộc lô hàng nào nhập vào thì lấy giá nhập của lô hàng đó để tính mà bỏ qua giá trị tồn đầu kỳ.

Ví dụ : Ngày 01/03/2022 MekongSoft nhập 10 thùng bia 333 với đơn giá 320.000/ thùng

Ngày 03/03/2022 nhập 5 thùng bia Heniken đơn giá 400.000/thùng

Ngày 05/03/2022 xuất 5 thùng 333 + 2 thùng Heniken

Ngày 06/03/2022 xuất 5 thùng 333

Giá trị xuất kho tháng 3 như sau : 

Ngày 05/03 : [5 x 320.000 + 2 x 400.000] = 2.400.000

Ngày 06/03 : 5 x 320.000 = 1.600.000

Tổng xuất kho tháng 3 là 4.000.000

Trên đây là thông tin về cách tính tính giá xuất kho cho hàng tồn kho, kế toán doanh nghiệp chú ý lựa chọn cách tính thích hợp với tình hình kinh doanh của công ty và đảm bảo tính nhất quán trong hạch toán, trường hợp thay đổi phương pháp tính cần phải có văn bản giải thích rỏ với cơ quan thuế sở tại. Bạn có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản lý doanh nghiệp hay phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ kế toán vui lòng liên hệ đến MekongSoft qua số hotline 0913542025 / 0944443558 để được tư vấn miễn phí.

Là một nhà bán lẻ, ai chả muốn tăng doanh thu và giảm chi phí? Vòng quay hàng tồn kho chính là chỉ số giúp chủ tiệm nắm bắt tình hình kinh doanh cũng như lên kế hoạch nhập hàng hợp lý. Vậy bạn đã biết cách tính vòng quay hàng tồn kho hay chưa? Vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành bao nhiêu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

1. Định nghĩa vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho là gì? Đây là chỉ số tài chính để đo lường khả năng quản trị hàng tồn trong hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào hệ số vòng quay hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có thể biết được khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp đó như thế nào? Chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ổn định và hiệu quả. Hàng hóa không bị ứ trệ, tồn nhiều. 

2. Lý do phải tính vòng quay hàng tồn kho 

Hệ số vòng quay hàng tồn kho đóng vai trò rất lớn trong báo cáo tài chính. Hệ số này cho biết:

  • Khả năng quản lý hàng hóa của doanh nghiệp qua các năm.
  • Hệ số lớn đồng nghĩa tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho nhanh, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó lớn. Ngược lại, hệ số thấp cho thấy hàng hóa quay vòng chậm, tồn kho lớn.
  • Cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm? Sản lượng hàng hóa, độ ứ đọng hàng hóa của doanh nghiệp. 
  • Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp theo từng năm.
  • Lên kế hoạch nhập hàng với số lượng và thời gian nhập phù hợp.

Tuy nhiên, thực tế tùy thuộc vào ngành hàng, doanh thu, dòng tiền mà hàng hóa có bị tồn nhiều hay ít. Vì vậy, đừng mặc định tồn kho cao là không tốt.

3. Công thức tính vòng quay hàng tự do

Công thức tính vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ chia cho giá trị hàng tồn kho bình quân trong cùng kỳ. 

Trong đó:

  • Doanh thu/giá vốn hàng bán xem trong phần Báo cáo doanh thu trong phần mềm quản lý bán hàng.
  • Bình quân giá trị hàng tồn kho = [Giá trị kho đầu kỳ + Giá trị kho cuối kỳ] / 2. 

Đây là cách tính hàng tồn kho bình quân đơn giản nhất mà bạn dễ dàng thực hiện. Ví dụ doanh thu tiệm tạp hóa của bạn trong năm 2020 là 600 triệu, giá trị tồn kho trung bình là 40 triệu. Hệ số vòng quay sẽ là 15. Tức là 1 năm bạn đã quay vòng hàng tồn kho 15 lần. Sau đó bạn lấy 365 ngày/15 lần = 24,3 ngày. Nghĩa là khoảng 24 ngày thì tiệm bạn sẽ hết 1 vòng quay tồn kho. Như vậy, có thể ước lượng khoảng thời gian để nhập hàng.

Dựa vào cách tính vòng quay hàng tồn kho này, thì số vòng quay hàng tự do là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này cao thì tình hình kinh doanh được xem là tốt, hàng bán được nhiều.

4. Tỷ lệ hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý?

Nắm được cách tính vòng quay hàng tồn kho rồi thì tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt? Thực tế, không thể đưa ra một con số cụ thể vì tỷ lệ hàng tồn kho sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chủng loại hàng hóa, dòng tiền hay thị trường,.. Do đó, chỉ số này mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Chẳng hạn: Với tiệm tạp hóa tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý là 14-15, đại lý ô tô chỉ 2-3 vòng/năm, các cửa hàng thời trang 4-6 vòng/năm hay các tiệm bán linh kiện, phụ tùng thì có khi tới 40 vòng/năm.

Nhìn chung, những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp thường có số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. 

Tuy nhiên hệ số quá cao thì cũng không tốt vì điều đó đồng nghĩa số lượng hàng hóa trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột vào những đợt khuyến mãi, giảm giá, ra mắt sản phẩm mới,… thì khả năng hàng trong kho không đủ cung ứng ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Khách sẽ tìm nhà bán lẻ khác và bạn bị mất thị phần. 

Do đó, nếu không am hiểu về cách tính vòng quay hàng tồn kho thì tốt nhất hãy để những người có chuyên môn về lĩnh vực này tư vấn và đưa ra chiến lược phù hợp. Hoặc so sánh với hệ số trong năm trước, quý trước, tháng trước và điều chỉnh sao cho hợp lý.

5. Tối ưu hóa số vòng quay hàng tồn kho như thế nào?

Tối ưu hàng tồn kho sẽ giúp bạn tránh được việc nhập hàng quá tay hay thiếu cung làm ảnh hưởng tới doanh thu. 

  • Cách tính tồn kho an toàn là nhập hàng vào ngày cố định.
  • Hàng hóa càng da dạng, số lượng càng lớn thì cách xếp kho càng quan trọng vì điều này sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn. 
  • Kiểm kê hàng hóa thường xuyên giúp xác định số liệu thực tế khớp với sổ sách. Đồng thời, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng. Hoặc bạn có thể quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm bán hàng. 
  • Kích cầu bán hàng: Tăng nhu cầu mua hàng bằng các chương trình ưu đãi, tiếp thị
  • Giảm giá nhập: Đàm phán với nhà cung cấp để nhập hàng với giá tốt nhất.
  • Phân loại hàng hóa: Chia thành 2 nhóm bán chạy và bán chậm để có chính sách nhập hàng. Bên cạnh đó, phân loại đối tượng mua hàng phù hợp cho từng nhóm.
  • Khuyến khích khách đặt hàng trước: Với các hàng hóa có giá trị lớn bạn có thể nói với khách đặt trước để xem thực sự khách có quan tâm tới sản phẩm đó không? Đồng thời cũng dự trù được số lượng hàng hóa cần nhập.
  • Rút ngắn kỳ theo dõi: Bình thường với một doanh nghiệp lớn họ thường tính vòng quay hàng tồn theo năm. Tuy nhiên, với tiệm tạp hóa hay cửa hàng bán lẻ mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý thì có thể tính hệ số này theo quý/tháng.

6. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả với VinShop

Với tiệm tạp hóa có đặc trưng là vốn luôn xoay vòng, hàng hóa nhiều và đa dạng nên rất dễ tồn kho. Vì vậy cần sự chủ tiệm quản lý, kiểm kê nghiêm ngặt. Ứng dụng tiệm tạp hóa công nghệ VinShop sẽ là trợ lý đắc lực giúp bạn làm điều này. Cách sử dụng app VinShop thân thiện và ai cũng có thể sử dụng sau khi được hướng dẫn. 

Ngoài hỗ trợ nhập hàng giá tốt 24/7, là một máy bán hàng 1POS thì app còn giúp chủ tiệm quản lý hàng hóa hiệu quả. Các thông tin về sản phẩm từ nhãn hiệu, chủng loại, số lượng, giá nhập hàng, giá bán, giá ưu đãi, hàng tồn trong kho… sẽ được liệt kê đầy đủ, chi tiết trên ứng dụng và tự động trừ đi khi có đơn hàng mua. Mọi hoạt động đều được cập nhật nhanh chóng, chính xác, không bị sai sót, không mất thời gian kiểm đếm, biết được hàng nào cận date,…. Từ đó giúp công việc quản lý hàng tồn cũng như kinh doanh hiệu quả hơn bao giờ hết.

Có thể thấy cách tính vòng quay hàng tồn kho không khó như nhiều người nghĩ. Chỉ cần áp dụng đúng công thức trên là đã đo lường hiệu quả kinh doanh trong một thời gian nhất định. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề