Công thức tính tải trọng tam giác

Trong hình dưới đây, \(R\) là hợp lực của hệ lực phân bố \(q\). Khi đó giá trị của \(R\) và vị trí của nó được xác định như công thức bên cạnh.

Công thức tính tải trọng tam giác

Hình dưới đây biểu diễn hợp lực của một số dạng tải phân bố thường gặp:

Công thức tính tải trọng tam giác

Ví dụ áp dụng 1

Tính mô men của hệ lực phân bố trên hình sau đối với điểm A.

Công thức tính tải trọng tam giác

Bài giải:

Thay vì đi tính trực tiếp mô men của hệ lực phân bố tam giác đối với điểm A, ta đi tính mô men của hợp lực của nó đối với điểm A.

Hợp lực của lực phân bố trên đây có giá trị là \(P=\frac{1}{2}\times 20\times 6=60 (kN)\). Hợp lực này đặt cách đầu mút bên trái một đoạn bằng \(\frac{2}{3}\times 6 = 4 (m)\). Nghĩa là cánh tay đòn của hợp lực đối với điểm \(A\) là \(2 + 4 = 6 (m)\).

Như vậy mô men của lực phân bố đối với điểm \(A\) là \(M=60\times 6 = 360 (kNm)\). Mô men này xoay ngược chiều kim đồng hồ (xem lại cách xác định chiều xoay của mô men tại đây).

Ví dụ áp dụng 2

Tính mô men của hệ lực sau đối với điểm \(A\):

Công thức tính tải trọng tam giác

Bài giải:

Theo định lý Pythagoras, Chiều dài của thanh xiên là \(5m\).

Giả sử mô men xoay thuận chiều kim đồng hồ là dương. Mô men của hệ lực trên đối với điểm \(A\) được tính là:

\(M=-(10 kN/m\times 5 m)\times 2m + \frac{1}{2}\times10 kN/m\times 3\times 1 m=-85 kNm\)

Dấu “-” ở đây chỉ rằng mô men này là xoay ngược chiều kim đồng hồ.

Trong biểu thức trên, số hạng đầu tiên là mô men của hệ lực phân bố đều tác dụng trên thanh xiên, số hạng thứ hai là mô men của hệ lực phân bố tam giác tác dụng trên thanh ngang.

Dầm chính hay còn gọi là dầm khung có nhiệm vụ liên kết các cột tạo thành khung. Tính toán nội lực dầm chính nghĩa là tính toán các tải trọng đứng và ngang lên dầm khung. Cũng có một số trường hợp chỉ cần tính toán tải trọng đứng mà không cần tính tải trọng ngang.

Công thức tính tải trọng tam giác

Cách tính tải trọng tác dụng lên dầm chính

Tải trọng lên dầm chính gồm có trọng lượng bản thân dầm chính là g0, tải trọng từ dầm sàn truyền vào G1, P  và phẩn tải trọng từ bản truyền vào g1, p1 và. Các tải trọng này (trừ go) xác định phụ thuộc vào sơ đồ của bản.

· Trường hợp sản với bản một phương

Công thức tính tải trọng tam giác

Kích thước ô bản:  L1xL2.

 L1:  khoảng cách giữa các dầm sàn ( nhịp của bản ),

 L2: khoảng cách giữa các dầm chính ( nhịp dầm sàn ).

Bản làm việc 1 phương khi: L2>2.L1

Lúc này, toàn bộ truyền tải trọng cho dầm sàn, dầm sàn truyền vào dầm chính các tải trọng tập trung G1, P . Xác định G1, P với giả thiết bỏ qua tính liên tục của dầm sàn.

Công thức tính tải trọng tam giác

Dầm chính được tính toán với tĩnh tải tập trung G và hoạt tải tập trung P,  theo biểu thức:

G= G0 + G1

Trong đó:

Công thức tính tải trọng tam giác

· Trường hợp sàn với bản 2 phương

Công thức tính tải trọng tam giác

Bản làm việc hai phương khi L2<2.L1. Lúc này tải trọng từ bản truyền lên truyền lên dầm chính theo dạng tam giác và truyền lên dầm sàn theo dạng hình thang.

Tải trọng tác dụng lên dầm chính lúc này gồm trọng lượng bản thân go phân bố đều, tải trọng từ bản truyền vào phân bố tam giác. Tải trọng tập trung G1, P1 truyền vào từ dầm sàn.

Công thức tính tải trọng tam giác

Công thức tính tải trọng tập trung của toàn bộ tĩnh tải và hoạt tải là 

G = G0 + G*1

Trong đó:

Công thức tính tải trọng tam giác

Xem thêm: Quy trình và công thức tính cốt thép dầm chuẩn xác nhất

Cách tính nội lực dầm chính

Để tính toán dầm chính cần tính và vẽ hình bao nội lực.

Trường hợp dầm đơn giản, một nhịp thì chỉ cần đặt các tải trọng toàn bộ P+G lên dầm để tính và vẽ biểu đồ M và Q, xem là 1 nhánh của hình bao.

Trường hợp dầm siêu tĩnh, nhiều nhịp, tính toán theo sơ đồ đàn hồi hoặc sơ đồ dẻo. Trong giới hạn bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn  cách tính dầm theo sơ đồ đàn hồi và cách tính hình bao momen theo 2 cách cơ bản.

Xác định công thức tính tung độ của nhánh hình bao Mmax và Mmin

Mmax= Mg+ maxMp

Mmin= Mg+minMp0


- Tính Mg: đặt tĩnh tải G lên toàn bộ dầm như hình

Công thức tính tải trọng tam giác

- Tính maxMp và minMp cần xét các trường hợp bất lợi của hoạt tải. Chẳng hạn dầm 4 nhịp, cần xét 6 trường hợp của P như hình sau

Công thức tính tải trọng tam giác

- Lúc này, hình bao momen được tính theo 2 cách sau:

+ Cách 1: Tại mỗi tiết diện của dầm lấy Mg từ biểu đồ do tĩnh tải và chọn trong 6 biểu đồ do hoạt tải 1 giá trị max, 1 giá trị min tính theo công thức:


Mmax= Mg+ maxMp

Mmin= Mg + minMp

Cách 2: Cộng biểu đồ Mg với từng biều đồ Mp sẽ có được 6 biểu đồ riêng. Vẽ chung 6 biểu đồ riêng này trên cùng 1 trục với cùng 1 tỉ lệ. Hình bao momen sẽ gồm các đoạn nằm ở bên ngoài của cả 6 biểu đồ.

Mi=Mg+Mpi

Công thức tính tải trọng tam giác

Công thức tính tải trọng tam giác

- Để tính M và Q của dầm ứng từng trường hợp tải trọng, bạn chỉ cần đặt các tải trọng tác dụng ngoài gối tựa. Bởi những tải trọng tác dụng ngay trên gối tựa chỉ gây ra phản lực gối tựa chứ không gây ra nội lực.

- Tương tự như cách tính vẽ hình bao momen,  tiến hành tính và vẽ hình bao lực cắt.

Công thức tính tải trọng tam giác

Ta có:

Qmax= Qg+maxQp

Qmin= Qg+minQp

Dưới đây là bảng tra giá trị biểu đồ momen ở một số tiết diện cơ bản. từ các giá trị này, bạn có thể tính toán ra momen ở các tiết diện khác.

Công thức tính tải trọng tam giác

Công thức tính tải trọng tam giác

Công thức tính tải trọng tam giác

Trên đây là cách tính nội lực dầm chính cơ bản nhất. Tiếp tục theo dõi bản tin của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích khác nữa nhé!

Trong kết cấu sàn ta thường gặp hai loại dầm là dầm khung và dầm sàn. Để hiểu rõ hai loại dầm này và cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm, hãy cùng Ngô Gia Thịnh tìm hiểu dưới đây nhé!

Tìm hiểu về dầm

Dầm là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép có kết cấu nằm ngang chịu lực của momen uốn và lực cắt. Vai trò của dầm là bảo vệ, chịu các sức ép của toàn bộ trọng lượng công trình, giúp truyền tải trọng, chịu lực, phân tán lực đều lên các bộ phận khác của công trình  như cột, vách, sàn,… Ngoài ra, dầm còn có thể thay thế tường chịu lực, giúp mở rộng không gian tối ưu.

Công thức tính tải trọng tam giác

Trong kết cấu sàn thường có 2 dầm khung (dầm chính) và dầm sàn (dầm phụ). Dầm chính có vai trò liên kết các cột tạo thành khung chịu lực. Còn dầm sàn có vai trò trực tiếp đỡ bản, liên kết với dầm khung và tường. Có trường hợp công trình chỉ sử dụng dầm khung (khi bản chỉ kê trực tiếp lên tường hoặc chỉ liên kết với các dầm khung) hoặc chỉ sử dụng dầm sàn (khi kết cấu công trình dùng tường chịu lực). Dầm sàn có thể là dầm đơn một nhịp hoặc dầm liên tục, nhiều nhịp.

Xem thêm: Biện pháp thi công giàn giáo bao che trong xây dựng công trình cao tầng

Như đã làm rõ ở trên, cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm chính là cách tính dầm nội lực dầm sàn bê tông cốt thép.

Tải trọng trên dầm sàn gồm hoạt tải pd và tĩnh tải gd. Đây là những tải trọng phân bố theo chiều dài trục dầm.

1. Cách tính tĩnh tải trên dầm sàn

Tĩnh tải gd gồm hai phần go và g1

- go: Trọng lượng dầm tính phân bố trên mỗi mét dài.

- g1: Phần tĩnh tải từ bản truyền vào dầm:.

Công thức tính: gd=g0+g1

Cách xác định g1 tùy thuộc vào sự làm việc của các ô bản

* Ô bản một phương

- Tải trọng từ 1 ô bản truyền vào dầm: g1*=0,5.g.lb 

 (g là tải trọng phân bố đều trên bản sàn, lb là nhịp của ô bản ).

Công thức tính tải trọng tam giác

- Khi cả hai bên dầm đều là ô bản 1 phương với nhịp của ô bản bên trái (ltr) và ô bản bên phải (lph). Tĩnh tải trên các ô tương ứng là gtr và gph thì:

    g1= g*1tr + g*1ph= 0,5trltr+ 0,5phlph

  • Nếu: gtr=gph=g  thì: g1= 0,5g(ltr+lph)
  • Nếu: ltr=lph=l1 thì  g1=g.l1

* Ô bản hai phương

Tải trọng từ ô bản hai phương được truyền ra xung quanh theo quy ước các góc giới hạn là các đường phân giác.

Lúc này tải trọng của mỗi ô bản truyền lên dầm theo phương cạnh dài có dạng hình thang và lên dầm theo phương cạnh ngắn sẽ có dạng hình tam giác

giá trị lớn nhất là g1*=0,5.g.lb  (với lb là nhịp của ô bản theo phương cạnh ngắn ).

Khi hai bên dầm đều có bản thì g1 được lấy bằng tổng của g1* ở hai bên.

Khi các cạnh ô bản bằng nhau theo mỗi phương là l1 và l2 thì g1=g.l1 .

Khi hai bên dầm có ô bản 1 phương và hai phương thì từ mỗi ô bản g1* truyền vào cho dầm và tĩnh tải g1 trên dầm sẽ bằng tổng của hai giá trị g1* ở hai bên bản truyền vào.

·       Cách tính hoạt tải trên dầm sàn

Công thức tính tải trọng tam giác

Hoạt tải trên dầm sàn - p (kN/m2) truyền vào dầm thành hoạt tải trên dầm là pd theo nguyên tắc truyền tĩnh tải g.0

* Ô bản 1 phương: pd =0,5p(ltr + ltr)

* Ô bản hai phương: pd được phân bố theo hình thang hoặc hình tam giác như biểu đồ tĩnh tải g1 hoặc  g1*.

Công thức tính tải trọng tam giác

* Trường hợp  các ô bản có kích thước bằng nhau: pd= p.l1
* Trường hợp khi hai bên dầm có ô bản 1 phương và hai phương thì từ mỗi ô bản tính                                           

Pd*=0,5.p.lb

pd lấy bằng tổng của pd* từ hai phía.

Với cách tính tải trọng tường tác dụng lên dầm trên đây hy vọng giải đáp được thắc mắc trong bạn. Để được tư vấn nhiều hơn về dầm và các tải trọng lên dầm, hãy liên hệ với Ngô Gia Thịnh theo địa chỉ: