Công ty giải thể thanh toán người lao động năm 2024

Căn cứ Khoản 4 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động khi giải thể như sau: "Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

Ngoài ra, căn cứ Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp."

Theo đó, Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Các khoản nợ khác.

Như vậy, trước khi tiến hành giải thể, công ty bạn cần ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cho bạn.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã ký hợp đồng lao động với công ty bạn từ tháng 12/2017 cho đến nay là tháng 9/2019 [tổng cộng 1 năm 9 tháng] công ty bạn giải thể và sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì trường hợp này thuộc Khoản 7 Điều 36 Bộ luật lao động 2012, là một trong những trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, công ty bạn phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc tại Khoản 1, 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012:

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 quy định:

...

  1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm [đủ 12 tháng], trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc

Như vậy, với 1 năm 9 tháng làm việc của bạn [được xem là 2 năm để tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc] thì công ty bạn bồi thường 1 tháng tiền lương là phù hợp.

Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bạn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian 1 năm 9 tháng mà bạn làm việc cho công ty này thì bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp, còn tiền trợ cấp thôi việc công ty bạn có quyền không chi trả cho bạn.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chấm dứt hợp đồng lao động khi giải thể NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Công ty TNHH May Lụa Việt Nam [TPHCM] đang làm thủ tục giải thể. Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn từ trước năm 2009 được hưởng trợ cấp gì, cách tính như thế nào? Đối với hợp đồng không xác định thời hạn ký từ năm 2009 thì người lao động được hưởng những trợ cấp gì và cách tính như thế nào?

Về vấn đề này, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 36 Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 48 Bộ luật Lao động, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung hỏi của Công ty thì trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động [giải thể] thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Chủ Đề