Cua y7 là gì


Cua biển Cà Mau được nuôi theo kiểu sinh thái nên giá trị dinh dưỡng rất cao. Sau thời gian lân la tìm hiểu, tôi đã đút kết được kinh nghiệm phân loại cua [dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thương lái cua chính gốc ^^]:

1. Cua Y
[ còn gọi là cua thịt ] đạt khoảng 70 % thịt trở lên , yếm cua có hình tam giác , cạnh đáy tam giác nhỏ , càng to ,chú y cua y chỉ đạt giá thương phẩm khi cua "cứng ". muốn biết cua cứnghay mềm bạn lấy ngón tay cái ấn nhẹ vào nốt thứ 3 trong 5 nốt bụng cua [ nằm hai bên yếm ] nếu thấy cứng không bị nhúng tay là ok. còn nếu mềm thì đó là cua mới lột gần đây .không ngon , ít thịt , thịt bị mặn [thường thi ít người bán loại cua này . người nuôi sẽ thả lại ao nuôi và đợi đếnkhi cua ăn thêm đầy đủ , " cứng" lúc đó mới bắt bán]. Cua Y từ 250 gram/1con trở lên.
Cua Y được phân loại thành: Cua Y nhất [ Cua Y nhất là con đạt độ thịt cao 90% trở lên , lượng cua này tương đối ít ] , Cua Y tứ [ khoản 4 con 1kg ] , cua Y 3 [ khoản 3 con 1 kg ] , Cua Y 5 [ khoản 2 con/ kg ] , Cua Y 7 [ 1 con trên 700 gram trở lên ] 

Cua Y


2. Cua ốp và cua Gạch son : cua yếm vuông sau khi lột sẽ biến thành cua cái . trong thời gian này nếu được giao phối sẽ từ từ xuất hiện gạch trong khoang bụng, từ ít tới nhiều . có trường hợp cua cái nhưng không được giao phối thì khôngbao giờ lên gạch và sẽ mang cái tên là " cua cái ốp" chất lượng thịt vẫn ngon nhưng không ngọt bằng cua y. trọng lượng khoảng300-500g. Để phân biệt ta dùng ngón tay hay mũi dao thái lan, đầu nhỏ của cây muỗng..v.v . mở khe nối giữa khoang bụng và mu cua [nằm sau lưng cua , để cua nằm ngữa và chắc chắn là cua đã bị trói cẩn thận không còn khả năng kẹp nha vì cách làm này sẽ làm cho cua đau nên cua sẽ động đậy mạnh và chiến đấu bằng mọi cách] ta sẽ thấy hai hình tam giác nhỏ xíu, nếu là màu cam đầy đặn thì đó là cua gạch son thương phẩm, còn nếu chỉ một bên màu cam còn bên kia còn màu tối thì cua chỉ mới lên gạch nửa bên mu thôi.Ttrường hợp này cua không ngon vì cua chưa cứng thịt , gạch lênchưa đầy mà nếu không biết mua về thì sẽ rất tiếc [ chắc chắn sẽ chưởi rủa ng bán cua,,,:D ]. Nếu vào mùa cua tháng 5-9 thì loại cua này ít lái nào chịu bắt cua thương phẩm nhưng vào những lúc khan hiếm cua nghịch mùa như trung thu , tết , thanh minh thì sẽ được lái cua "zớt" lên thành cua gạch son. Nếu hai bên tam giác nhỏ không có màu cam nhưng có hai đốm trắng nhỏ [gọi là hột gạo] thì đây là cua mới giao phối gần đây , nên thả lại nuôi . khoảng20-30 ngày nữa sẽ lên gạch. Các loại cua này thì không phân biệt yếm cứng yếm mềm,

có những trường hợp cua gạch " điếc " yếm đầy nhóc gạch , nhưng hai hình tam giác vẫn tối thui là do gạch không bể ra, trường hợp này chỉ những người nuôi cua có kinh nghiệm khi cầm con cua lên thấy nặng tay hơn bình thường sẽ phát hiện. Cách thứ hai: đưa bụng cua lên soi dươi ánh nắng mặt trời hay dùng đèn pin có độ sáng cao chiếu thẳng vào mu cua, nếu thấy mu cua đen thui , ánhsáng không xuyên thấu được, trong mu cua đầy chất [gạch] thì phân biệt được.


Cua gạch son

3. Cua lột: rất hiếm gặp ở chợ , thường để chế biến món cua lột lăn bột chiên, cách nuôi cua lột : cua y , yếm vuông nhỏ hơn 200g , về bẻ hết hai càng và 6 cái ngoe chỉ để lại hai cái mái chèo . nuôi cua trong hồ , ao vèo , cho ăn một thời gian sau mấy chỗ bị bẻ đi sẽ lòi ra mấy cục thịt dư thường gọi là "nu" . hoặc là cua lột tự nhiên hai là dùng giấm [hay hoá chất có acid hữu cơ] để kích lột con cua, cua sau khi lột sẽ đem ngay đi chế biến.

4. Cua yếm vuông [cua cái gần đến khi hình thành gạch]: là cua nặng khoảng 200g có yếm giống như hình vuông, là cua " tiền cua cái " , thừng loại cua này không lớn quá 350g vì saukhi lột lên một lần nữa sẽ biến thành cua cái .

cua này đạt thương phẩm không giống như cua y , dùng ngón tay cái ấn vào cái yếm, nếu cứng là cua cứng . còn nhúng tay thì không đạt, nên thả lại nuôi thêm để cứng yếm rồi bắt bán hoặc cho nó lớn rồi thành cua cái .

loại cua này đặc biệt ngon , có gạch màu vàng , thơm béo dẽ chịu , không ngán như gạch son " gạch đỏ " nếu cua có màu vàng, cứng yếm thì đó là con cua ngon tuyệt vời, thịt rất chắc, đa phần những người sành cua sẽ kiếm loại cua này mà ăn . ngon mà rẻ ^^


Cua Yếm Vuông

5. Cua cốm, cua 2 da: [Loại cua siêu ngon , rất hiếm gặp trừ nhữngngười nuôi cua] là những con cua y ,cua yếm vuông , cua gạch son chuẩn bị lột xác , trên mu cua sẽ xuất hiện một hai đốm nhỏ thường là màu cam , xám .
cua này khi luộc hay nuớng khi bóc vỏ thìsẽ lộ ra lớp bên trong, thịt ngon cưc kỳ , gạch thì đầy nhóc, nhất là gạch son hai da. Nêu là tôi bắt được loại cua này sẽ để lại ăn vì rất hiếm gặp và sự tuyệt vời của nó.

Cua biển Cà Mau chắc thịt


6. Cua xô : là các loại cua y gãy còn một càng [nó mà gãy hai càng thì tự ăn luôn chứ nó thành con " rùa " ai thèm mua], yếm vuông mềm yếm ,yếm vuông cứng nhưng một càng , cua cái ốp một càng . cua y mềm ,........ nếu trừơng hợp một càng nhưng cua " cứng " thì nên mua vì thịt vẫn ngon mà giá rẻ bèo , con nếu cua mềm thì đừng bao giờ thấy rẻ mà mua, vì cua mềm thì thịt nhão , mặn chằn , ít thịt , chán phèo ..... trường hợp cua gạch son nhưng gãy một càng thì sẽ được mua với giá cua y, gặp loại cua này càng nên mua vì quan trọng là gạch còn nguyên , một cái càngcó giá trị gì đâu. * Tuổi trưởng thành của cua phải đạt từ 5 đến 7 tháng . Chúng tôi hy vọng sẽ được phục vụ khách hàng món cua biển Cà Mau cực kỳ tươi ngon [cua mới được bắt lên], sạch và chất lượng từ những vuông cua của gia đình. Mong được sự ủng hộ của m.n.


Chuyên cung cấp sỉ và lẻ cua biển Cà Mau chính gốc.


Liên hệ trực tiếp hoặc qua Zalo/Viber [Miễn SMS nhé^^]: 0983 282 101


FB: //www.facebook.com/cuabiencamau.net
Hoặc: //cuabiencamau-giare.blogspot.com

Page 2

Trang chủ Giới Thiệu Sản Phẩm Dịch Vụ Bảng Giá Liên Hệ

Trong bài viết này sẽ giúp bạn phân loại cua biển và cách chọn cua biển ngon. Cua biển là món ăn ngon, giàu canxi và khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Để phân loại cua biển theo cua đực, cua cái, bạn nhìn vào đặc điểm đễ nhận dạng nhất là phần yếm, ở dưới bụng

1. Cua Y thịt – là con đực có yếm hình tam giác

Cua đực hay gọi là cua Y, hoặc cua thịt, tùy theo trọng lượng mà phân loại cua biển như sau:

  • Cua Y7  ~ 600g+/con
  • Cua Y5 ~ 2 con/kg [cua đực khoảng 400-595gram/con]
  • Cua Y3 ~ 3 con/kg [cua đực khoảng  270g-395/con]
  • Cua Y tứ ~ 4-5 con/kg [cua đực khoảng 180-240g/con]
  • Cua Xô[cua đực dưới 180g] cũng là cua thịt nhưng con nhỏ khoảng 180g đến 150g/con hoặc do bị gãy càng loại ra nên rẻ hơn nhưng thịt vẫn cứng chắc, thơm ngon.

Thịt cua Y nói chung ngọt ngon chắc, dáng đẹp, càng to.
Cách phân biệt cua Y: Càng cua to, yếm dài hình chữ Y

2. Cua gạch – cua cái có yếm hình tròn.

Những con cua cái khi lớn, sẽ có gạch màu đỏ màu cam, người dân thường gọi là cua gạch son.

Cua gạch lớn có trọng lượng từ 350g/con trở lên, khoảng 2-3con/kg.

Cua gạch nhỏ có trọng lượng dưới 200-250g/con, khoảng 4-5con/kg.

3. Cua yếm vuông có yếm hình vuông.

Cua yếm vuông còn gọi là cua trinh nữ, là cua cái chưa dậy thì, cua có gạch vàng ươm, mềm và béo bùi không ngán. Thịt cua thì khỏi bàn cải vì độ ngon của nó, thịt chắc , dai và rất thơm, khác hẳn các loại cua khác. Những người sành ăn đều chọn loại cua này.

Cua yếm vuông có trọng lượng nhỏ [ từ 150 – 200 gram], mặc dù về số lượng thịt. Đó là do kích thước cũng như thời gian sinh trưởng của loại cua này. Cua Yếm Vuông không thể nhiều bằng cua Y [Cua Thịt]  nhưng về mặt chất lượng, thịt Cua Yếm Vuông ăn ngọt, dai và ngon hơn rất nhiều. Đặc biệt, gạch cua yếm vuông thường có màu vàng thơm béo dễ chịu, không gây ngán như gạch son. Cua yếm vuông chỉ khác cua Gạch là nó chưa lần nào mang gạch, tưởng tượng như loại cua cái mới lớn.
Cách phân biệt cua yếm vuông: Càng cua nhỏ, yếm hình vuông.

Thông thường, chủ vuông nuôi thường giữ Cua Yếm Vuông lại, chờ thành Cua Gạch mới bán, số lượng Cua Yếm Vuông bán trên thị trường rất hạn chế.

4. Cua cốm hay cua hai da – cua hiếm nhất mà chủ vuông mới được ăn.

Ngoài những cách phân loại cua biển như cua Y, cua gạch, cua yếm vuông, thì còn một loại cua hiếm gặp là cua cốm. Cua cốm là con cua đang chuẩn bị lột bỏ lớp áo xác cũ, và hình thành lớp áo mới để lớn hơn. Có thể bắt được con cua cốm lúc chưa lột bỏ xác cũ, hoặc đã lột bỏ hoàn toàn lớp xác cũ.

Điểm đáng giá của loài cua cốm là vì mới chuẩn bị thay vỏ, lớp vỏ mới còn non, chưa canxi hóa, nên toàn thân con cua mềm, ăn được hết toàn bộ phần vỏ cua, thịt bùi, béo, giàu canxi.

5. Cua xô:

Cua xô là các loại cua y thịt gãy còn một càng [nó mà gãy hai càng thì tự ăn luôn chứ nó thành con ” rùa ” ai thèm mua], yếm vuông mềm yếm [loại này hiếm gặp vì chủ vuông sẽ thả lại cho cua lớn thành cua gạch] ,yếm vuông cứng nhưng một càng , cua cái ốp một càng . cua y mềm ,…….. nếu trường hợp một càng nhưng cua ” cứng ” thì nên mua vì thịt vẫn ngon mà giá rẻ , con nếu cua mềm thì đừng bao giờ thấy rẻ mà mua, vì cua mềm thì thịt nhão, ít thịt

Trường hợp cua gạch son nhưng gãy một càng thì sẽ được mua với giá cua y, gặp loại cua này càng nên mua vì quan trọng là gạch còn nguyên, một cái càng có giá trị gì đâu.

Khi mua cua tại Đặc sản vùng biển, các bạn yên tâm sẽ không có cua mềm, vì chúng tôi lựa từng con lúc bắt trói cua tại vuông. Khi về nhà, đóng thùng chúng tôi kiểm tra lại 1 lần nữa đảm bảo cua luôn cứng yếm, chắc thịt, đủ gạch.

Ở miền Tây Nam Bộ, có nhiều tỉnh giáp biển, có nguồn nước mặn sẽ nuôi được cua biển như Cần Giờ, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.. Nhưng ở Cà Mau thì nuôi lâu đời hơn, nên khi nhắc đến cua biển, mọi người hay gọi là cua biển Cà Mau, nhưng chúng không khác nhau.

Mua cua biển Kiên Giang ngon

Trên đây là các cách phân loại cua biển giúp bạn phân biệt được các loại cua biển thường gặp trên thị trường. Để chọn cua biển ngon, mời bạn tham khảo 3 cách bên dưới.

3 cách chọn cua biển ngon

1. Xem càng: xem màu lớp da lụa [da non] giữa kẹt khuỷu [cùi chỏ] trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.

2. Bóp yếm: Cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm [phập phều] thì cua ít thịt [ốp].

3. Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe [thịt ngon]. Ngược lại, cua đã yếu – sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước.

3 loại cua cần tránh mua.

Cua mềm yếm vì sẽ không đủ thịt, ốp.

Cua gạch mềm yếm, cua này là cua cái, chưa đủ gạch, hoặc chưa có gạch, yếm mềm thịt rất bở, ốp.

Cua non, chưa đủ tuổi, cua này trọng lượng thấp, con nhỏ xíu, màu da bụng trắng trắng, xanh xanh. Nên tránh mua cua này vì không ăn được. Luộc ra toàn nước, sụn canxi, không thấy thịt đâu.

Khi mua cua tại Đặc sản vùng biển – Cua biển Kiên Giang, vì chúng tôi đã sàng lọc cho các bạn. Bao đổi trả nếu không chất lượng.

Video liên quan

Chủ Đề