Đặc điểm của phong cách khẩu ngữ tự nhiên

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm.

- Ngôn ngữ sinh hoạt còn được gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại...

- Ngôn ngữ sinh hoạt là dạng thức hoạt động của ngôn ngữ, chủ yếu ở hình thức nói, dùng để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

- Yếu tố quan trọng của ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Nhân vật tham gia hội thoại.

+ Nội dung hội thoại.

+ Thái độ, cách nói của mỗi người.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

- Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói [độc thoại, đối thoại] và ở dạng viết [nhật kí, hồi ức, thư từ].

- Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như: Kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết...

- Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến đổi phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo. Nhưng dù ở trường hợp nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo, ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hàng ngày chưa được gọt giũa.

3. Luyện tập.

a]. Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao sau:

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.

+ Câu ca dao cho thấy, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe. Từ đó rút ra bài học, khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.

- Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

+ Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

+ Nội dung câu ca dao đề cao việc nói năng của con người trong sinh hoạt hàng ngày, coi việc sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là thước đo để đánh giá con người.

+ Câu ca dao cũng khuyên người ta phải biết cẩn trọng khi sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

b]. Đọc đoạn trích [SGK] và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đoạn trích:

- Trong đoạn trích, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam:

- Nhận xét về việc dùng chữ:

+ Có nhiều câu tỉnh lược.

+ Nhiều từ địa phương.

+ Nhiều dấu câu để biểu thị ngữ điệu.

+ Tuy nhiên có chỗ vẫn mang phong cách ngôn ngữ viết "Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe...". Những từ ngữ này thuộc phong cách ngôn ngữ viết, không đúng với phong cách ngôn ngữ nói.

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1. Tính cụ thể:

- Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể, biểu hiện ở các mặt sau đây:

+ Có địa điểm và thời gian cụ thể.

+ Có người nói cụ thể.

+ Có người nghe cụ thể.

+ Có đích lời nói cụ thể.

+ Có cách diễn đạt cụ thể.

- Dấu hiệu tính cụ thể là về hoàn cảnh, về con người, cách nói riêng, từ ngữ, diễn đạt.

2. Tính cảm xúc:

- Tính cảm xúc gắn liền với một thái độ, tình cảm nhất định được biểu hiện:

a]. Lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu [thân mật, quát nạt hay yêu thương, trìu mến, giục giã].

b]. Những từ ngữ có tính khẩu ngữ tăng thêm cảm xúc [gì, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi].

c]. Loại câu giàu sắc thái biểu cảm [cảm thán, cầu khiến, gọi, đáp, trách mắng].

- Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ sinh hoạt là cảm xúc, bất cứ lời nói nào đều mang tính cảm xúc.

3. Tính cá thể:

- Là đặc điểm riêng của người nói về giọng điệu, cách lựa chọn từ ngữ, diễn đạt biểu hiện:

+ Mỗi người có một giọng nói khác nhau, có thói quen dùng từ khác nhau.

+ Qua giọng nói, có thể biết được người nói, đoán được tuổi tác, giới tính, địa phương… của họ.

- Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người. Bởi vậy, việc sử dụng từ ngữ của từng người cho thấy nhân cách, trình độ văn hoá của mỗi người.

- Dấu hiệu đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cá thể.

III. Luyện tập

1. Đọc đoạn nhật kí của Đặng ThùyTrâm [SGK] và trả lời câu hỏi.

a]. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

- Những từ ngữ thể hiện tính cụ thể:

+ Thăm bệnh nhân, giữa đêm khuya trở về.

+ Về phòng thao thức không ngủ được.

+ Không gian rừng im lặng.

+ Đôi mắt nhìn qua bóng đêm.

+ Thấy viễn cảnh tươi đẹp.

+ Sống giữa tình thương trên đất Đức Phổ.

+ Cảnh chia li đau buồn.

- Với từ ngữ diễn đạt có hoàn cảnh, công việc, suy nghĩ riêng của Đặng Thùy Trâm.

- Tính cảm xúc biểu hiện trong các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc, những câu hỏi tu từ, câu cảm thán, trong cách diễn đạt chân tình.

- Tính cá thể biểu hiện trong các từ ngữ có ý nghĩa riêng biệt, cách dùng từ ngữ, diễn đạt đều rất riêng biệt của tác giả Đặng Thùy Trâm.

b]. Theo anh [chị] ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?

Ghi nhật kí có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của mỗi cá nhân, nhất là ngôn ngữ viết vì những lí do sau:

+ Tìm tòi từ ngữ thể hiện sự việc, tình cảm cụ thể.

+ Tìm tòi từ ngữ để diễn đạt đúng với phong cách ghi nhật kí viết ngắn gọn, đầy đủ.

2. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoat trong những câu ca dao sau:

- Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao trên là các từ mình, ta [cách xưng hô thân mật, thường dùng trong khẩu ngữ].

- Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao trên là cách xưng hô thân mật: Cô – anh, ngoài ra, còn có các từ ngữ nôm na, giản dị, gần với đời sống sinh hoạt hàng ngày “yếm trắng lòa xòa”, “đập đất, trồng cà”.

3. Đọc đoạn đối thoại [SGK] và thực hiện các yêu cầu:

- Đây là đoạn hội thoại giữa người nói là Đăm Săn. Người nghe là dân làng. Nội dung cụ thể là Đăm Săn kêu gọi họ về với mình. Dân làng nghe và đồng tình. Song nó không có dấu hiệu của khẩu ngữ.  Đây là văn viết, đã là văn viết phải có sự lựa chọn từ ngữ, phát huy sức mạnh của hình ảnh và dấu câu. Ở đây là dấu “!” [dấu cảm]. Hình ảnh “nghìn chim sẻ, vạn chim ngói, phía bắc mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang”...

- Lời thoại trong đoạn trích chỉ mô phỏng, bắt chước hình thức của ngôn ngữ nói  vì nó thuộc về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, được gọt giũa, cách điệu để đạt tới thẩm mĩ cao hơn.

Page 2

SureLRN

Như chúng ta đã biết, từ xưa đến nay văn nói luôn có sự khác biệt so với văn viết. Nếu văn viết đòi hỏi phải đúng ngữ pháp thì văn nói lại không. Và trong văn nói, có một khái niệm mang tên khẩu ngữ mà có lẽ không nhiều người biết rõ. Vậy khẩu ngữ là gì? Phong cách khẩu ngữ trong văn học như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ điều đó. Kính mời quý phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng tham khảo.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Khái niệm về khẩu ngữ là gì? 

Cũng như nhiều loại ngôn ngữ khác trên thế giới. Tiếng Việt cũng có nhiều sự phức tạp trong các dùng từ ngữ. Điều này được thấy rõ rệt giữa văn nói và văn viết. Nếu như văn viết luôn đề cao tính ngữ pháp. Đòi hỏi phải đúng chuẩn mực và dễ hiểu nhất có thể. [Hạn chế sử dụng phương ngữ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội,…]. Thì văn nói không hề có giới hạn và yêu cầu gì cả. Miễn sao đối tượng giao tiếp của bạn hiểu. Thêm vào đó là không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục là được.

Và khi nhắc đến văn nói, không nhiều người biết rõ về khái niệm của khẩu ngữ. Mặc dù kể cả trong đời sống thường nhật mỗi ngày. Họ vẫn luôn sử dụng nó. Nói một cách dễ hiểu, khẩu ngữ chính là từ ngữ chuyên được dùng trong văn nói. Thường được áp dụng trong các cuộc hội thoại và dùng để nhấn mạnh cảm xúc, tư tưởng, tình cảm. Thêm vào đó, cần có sự kết hợp giữa lời nói, nét mặt, cử chỉ, kiểu mặt,…

Với những câu nói sử dụng khẩu ngữ, thường thì không đúng cấu trúc từ. Tức là bao gồm chủ ngữ, vị ngữ mà sẽ giản lược bớt. Khá đơn giản và theo hướng cảm xúc là chủ yếu. Cũng nhờ vậy mà cuộc hội thoại thường ngày trông thật tự nhiên và gần gũi. 

Và mức độ cao nhất của khẩu ngữ chính là lời nội tâm. Vừa ngắn gọn mà vừa khai thác ký ức giữa các đối tượng giao tiếp với nhau. Vì thế, khẩu ngữ cũng chỉ thường sử dụng giữa những đối tượng quen thân với nhau.

Đọc thêm bài viết: Tình huống truyện là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng tình huống

Phong cách khẩu ngữ trong văn học

Khẩu ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống. Là phiên bản thu nhỏ của văn viết bình thường. Thường ngắn gọn, thông dụng và sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Đó là điều mà chúng ta đã biết tới ở phần trước. Tuy nhiên, trong các tác phẩm văn học, Nhiều khi người ta cũng có sử dụng khẩu ngữ. Điều này nhằm tăng sức biểu cảm, diễn đạt, giúp người đọc dễ hiểu hơn. 

Có thể bạn quan tâm:  Thuật ngữ là gì và làm thế nào để tạo ra một thuật ngữ

Bởi vì trong những ngữ cảnh cụ thể. Việc sử dụng khẩu ngữ sẽ lột tả đặc trưng tình huống, tính cách nhân vật,…Và tất nhiên, cũng không nên quá lạm dụng vì sẽ gây tác dụng ngược. 

Ví dụ như trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc. Có một phân đoạn sử dụng những từ ngữ thông thường:

“Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,

Lớp cùng thông như đúc buồng gan.

Bệnh trần đòi đoạn tân toan,

Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da’’.

Bao gồm cằn, đúng, đốt, cắt,… Giúp cho sắc thái đau đớn kịch liệt được tỏ rõ hơn.

Trên đây chính là một số thông tin về khẩu ngữ là gì? Cũng như là khẩu ngữ trong văn học như thế nào? Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết. Mọi thông tin phản hồi chúng tôi vui lòng đón nhận.

Video liên quan

Chủ Đề