Đại học Kinh tế ngành Kiểm toán

2. Tố chất cần cho người học Kế/ Kiểm

  • Có khả năng tính toán tốt
  • Luôn cẩn thận và tỉ mỉ
  • Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc
  • Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
  • Có tư duy logic
  • Thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề
  • Nhận diện và nắm bắt vấn đề mới nhanh chóng

Phần 2: 

  1. Phương thức xét tuyển Xét tuyển thẳngXét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

    Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường 

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh 2021Kế toán: 240 chỉ tiêu (khối A00, A01,D01, D07)

    Kiểm toán: 120 chỉ tiêu (khối A00, A01,D01, D07)

  1. Chuyên ngành đào tạo bậc đại học tại trường– Ngành Kế toán– Ngành Kiểm toán– Chương trình cử nhân Kế toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB– Chương trình cử nhân Kiểm toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB– Chương trình liên kết đào tạo cử nhân quốc tế (BIFA)– Cử nhân quốc tế Kế toán (BA (Hons) Accounting)

    – Cử nhân quốc tế Kế toán và Tài chính (BA (Hons) Accounting and Finance)

  1. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang là những thay đổi lớn của trường Đại học Kinh tế quốc dân trong một vài năm gần đây, từ sau khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ. 

    Giảng đường A2 – nơi được mệnh danh là “Tòa nhà thế kỷ”, đây là nơi tích hợp các khu giảng đường, thư viện và khối nhà hành chính với tổng 147 phòng chức năng, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 6 thang máy. Được thiết kế dạng cầu thang xoắn ốc vô cùng hào nhoáng. Không chỉ có thế mà còn có thư viện hết sức hiện đại, sang chảnh vạn người mê nhằm phục vụ cho việc đọc sách, nghiên cứu của sinh viên. 

  1. Học phí 
    Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021 – 2022: Theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

    Dự kiến học phí được tính theo ngành/chương trình học, cụ thể ngành Kế toán, Kiểm toán về chương trình đại trà như sau:– Mức học phí/tháng: 1.900.000 VNĐ

    – Tính theo năm học (10 tháng): 19.000.000 VNĐ

Kế toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICAEW) – Viện Kế toán – Kiểm toán dự kiến học phí: 45.000.000 VNĐ/năm học.
Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán- Kiểm toán có thể trở thành:– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,…tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực– Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế

– Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…

6. Câu lạc bộ hoạt động:
Bên cạnh đó trường còn góp phần tạo dựng nên các Câu lạc bộ (CLB) giúp cho các bạn sinh viên xây dựng môi trường học tập, cùng nhau phát triển và định hướng tương lai. Tại trường, CLB hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán là CLB Kiểm Toán Viên Tương Lai t.FAC – NEU

Đại học Kinh tế ngành Kiểm toán

Không chỉ chú trọng xoay quanh vào việc giảng dạy và đào tạo, còn có rất nhiều những hoạt động ngoại khóa vô cùng thú vị dành riêng cho sinh viên của Viện, có thể kể đến như: Chuỗi hoạt động hướng nghiệp Viện Kế toán – Kiểm toán (SAA Career Programme); Tư vấn tuyển sinh Viện Kế toán – Kiểm toán; Chương trình chào tân sinh viên; Giải bóng đá truyền thống Viện Kế toán – Kiểm toán; Hội nghị Tổng kết và Phát động Nghiên cứu khoa học sinh viên; Chương trình “Trung thu yêu thương”; Cuộc thi Tìm kiếm gương mặt đại diện Viện kế toán – Kiểm toán.  (Theo Viện Kế toán – Kiểm toán)

Xem thêm: Ngành Kế toán: Học gì, học ở đâu, ra trường làm gì?

Đại học Kinh tế ngành Kiểm toán
Sinh viên NEU trong học kì quân sự

Phần 3:  Chứng chỉ hành nghề

Ngoài ra, để tích lũy thêm kiến thức, các bạn có thể và nên học thêm các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA Úc, CPA Việt Nam, ICAEW ACA, CFA, CIA, CMA, … Đây là các chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên thế giới sẽ một phần nào đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên mở rộng trong việc tìm kiếm, gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường. 

Xem thêm: Tuyển sinh Ngành Kế toán – Mã ngành: 7340301 –

—————————————
Đơn vị tài trợ chính: Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) 

Văn bằng ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) – là một văn bằng Kế toán Anh được Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc cấp. 
Trở thành chuyên gia tài chính khi sở hữu văn bằng ACCA là một niềm tự hào, bạn sẽ được chào đón tại hơn 85,000 doanh nghiệp về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính cả trong và ngoài nước. Hội viên ACCA hiện đang nắm giữ các vị trí cao cấp như Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Chuyên viên quản lý và phân tích tài chính cấp cao trong các doanh nghiệp và các công ty toàn cầu.

Đăng ký tham gia tư vấn hướng nghiệp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) TẠI ĐÂY

Source: https://khoinganhkinhte.com
Category: Ngành tuyển sinh

Kiểm toán là một ngành học liên quan chặt chẽ tới kế toán. Thường học ngành Kế toán sẽ có chuyên ngành Kiểm toán. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều trường đã tách ra đào tạo riêng ngành Kiểm toán rồi đấy. Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này thì có thể kéo ngay xuống phần dưới bài viết này nha.

Đại học Kinh tế ngành Kiểm toán
Ngành Kiểm toán là gì?

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kiểm toán là gì?

Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là ngành học đào tạo chung lĩnh vực với kế toán, có thể nói nó là ngành học đào tạo ra những người sẽ “sửa lưng” kế toán. Cụ thể thì kiểm toán viên là những người kiểm tra và xác nhận độ chính xác và tính trung thực từ những số liệu được thống kê bởi kế toán.

Bộ phận Kiểm toán hiện nay là bộ phận đắc lực hỗ trợ cho quản lý kinh tế các doanh nghiệp trong nước.

>> Tham khảo bài viết về Ngành kế toán

Chương trình học ngành Kiểm toán trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Kế toán tài chính, kế toán quản trị, thuế và kế toán thuế, tài chính doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán, Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kiểm toán hoạt động, phân tích tài chính, kiểm soát quản lý…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kiểm toán

Như mình đã nói ở trên thì Kiểm toán hầu như được coi là chuyên ngành của kế toán, chính vì vậy nó thường được tuyển sinh theo chuyên ngành thuộc kế toán ở nhiều trường. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Kiểm toán dưới đây nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Kiểm toán năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Kiểm toán năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 14.0 và cao nhất là 28.1 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Kiểm toán

Dưới đây là những khối thi ngành Kiểm toán đi kèm với tổ hợp môn và số trường xét theo khối đó.

Các khối xét tuyển ngành/chuyên Kiểm toán bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa)
  • Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối C03 (Văn, Sử, Toán)
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán

Nếu bạn đang thắc mắc không biết sẽ ngành Kiểm toán sẽ học những gì thì có thể tham khảo chương trình đào tạo ngành học này của trường Đại học Kinh tế Huế nhé.

Sinh viên ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế sẽ được học những môn như sau:

I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
1. Lý luận chính trị
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật
Pháp luật đại cương
Địa lý kinh tế
Khoa học môi trường
Quản lý nhà nước về kinh tế
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
3. Ngoại ngữ
Tiếng Anh cơ bản 1
Tiếng Anh cơ bản 2
Tiếng Anh cơ bản 3
4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
Tin học ứng dụng
Toán ứng dụng trong kinh tế
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức của khối ngành
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Nguyên lý kế toán
Quản trị học
Tài chính – tiền tệ 1
2. Kiến thức ngành, chuyên ngành
2.1 Kiến thức chung của ngành
Kiểm toán đại cương
Kế toán tài chính 1
Kế toán tài chính 2
Kế toán quản trị 1
Kế toán quản trị 2
Thuế và Kế toán thuế 1
Thuế và Kế toán thuế 2
Tài chính doanh nghiệp 1
Tài chính doanh nghiệp 2
Hệ thống thông tin kế toán 1
2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành
Kiểm toán báo cáo tài chính 1
Kiểm toán báo cáo tài chính 2
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán hoạt động
Phân tích tài chính
Kiểm soát quản lý
Tài chính quốc tế
Phân tích và đầu tư chứng khoán
Kế toán chi phí 1
Hệ thống thông tin kế toán 2
3. Kiến thức bổ trợ
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Pháp luật về doanh nghiệp
Quản lý thuế
Thống kê kinh doanh 1
Kinh tế lượng
Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán
Kế toán công 1
Kế toán quốc tế
Đàm phán kinh doanh
Marketing căn bản
4. Thực tập nghề nghiệp
Thực tập nghề nghiệp
5. Thực tập cuối khóa
Khóa luận cuối khóa
Chuyên đề tổng hợp
Chuyên đề thực tập cuối khóa

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Với ngành Kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí làm việc sau khi ra trường đó là:

  • Kiểm toán viên độc lập cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán
  • Tư vấn kế toán, thuế
  • Tư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp
  • Kiểm toán viên nội bộ
  • Kiểm toán viên tại cơ quan kiểm toán của nhà nước.
  • Cán bộ công tác và quản lý tài chính tại các tổ chức
  • Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học

Mức lương ngành Kiểm toán

Mức lương bình quân của các kiểm toán viên hiện nay dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Điều đặc biệt ở ngành này chính là mức lương sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. Cụ thể:

  • Với các sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm: Phải thực tập trong thời gian khá dài và mức lương chỉ từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
  • Các kiểm toán viên đã có 1 – 2 năm kinh nghiệm: Mức lương bình quân từ 9 – 12 triệu đồng/tháng
  • Các kiểm toán viên tại các công ty lớn, các chức danh cao, kế toán trưởng, giám đốc tài chính: Mức lương có thể từ 20 – 50 triệu đồng tùy vào vị trí và năng lực của mỗi người.

Trên đây là những thông tin tổng hợp quan trọng về ngành Kiểm toán, hi vọng có thể hỗ trợ các bạn trong việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn ngành nghề tương lai cho bản thân.