Đại học Sân khấu Điện ảnh ngành

Văn bằng: Cử nhân ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình
Tổ hợp môn:

  • S00: Văn – Năng khiếu SKĐA1 – Năng khiếu SKĐA2

Nhà biên kịch người Nga K.Stanislavski từng nói: “diễn viên là ông hoàng, bà chúa của sân khấu và của màn bạc” hay “diễn viên là linh hồn của một vở diễn”. Những tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình đặc sắc được công chúng đón nhận phần lớn nhờ vào khả năng diễn xuất của người diễn viên.

Với lòng đam mê nghệ thuật, tỉ lệ thí sinh chọn học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình ngày một tăng theo các năm.

Học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình có gì thú vị?

Các tác phẩm kịch, điện ảnh đều có sự thú vị đặc sắc. Thay vì đọc, người diễn viên đã hiện thực hóa tác phẩm lên màn ảnh. Đắm mình trong từng vai diễn, bạn có thể sống với nhiều mảnh đời, số phận, tính cách. Đó là điều thú vị chỉ nghệ thuật nói chung và ngành diễn viên nói riêng mới có thể mang lại được.

Khi học Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình, suy nghĩ của bạn cũng trở nên tinh tế, sinh động hơn. Bạn có thể nhìn thấy mọi thứ trong cuộc đời và giải mã theo cách của mình. Sau khi học, bạn sẽ có sự tinh tế trong mọi cái nhìn, trong cuộc đời, ứng xử.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình?

Tố chất để học nghệ thuật nói chung và ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình nói riêng chính là lòng đam mê. Khi bạn có niềm say mê với ngành, việc học tập của bạn sẽ trở nên chất lượng, hiệu quả hơn.

Đối với diễn viên, yêu cầu của ngành học đòi hỏi bạn có khả năng, khát khao diễn xuất, khả năng hóa thân thành nhân vật. Khi đọc tác phẩm văn học, bạn cảm thấy rung cảm, thấy xúc động, muốn truyền tải, hóa thân vào từng vai diễn trên sân khấu, các tác phẩm phim.

Tại Văn Lang, sinh viên được học tập với giảng viên là các nghệ sĩ gạo cội, nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy tại Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên còn được gặp gỡ, giao lưu với nhiều nghệ sĩ ưu tú qua các buổi biểu diễn nghệ thuật được tổ chức tại các sân khấu của Văn Lang.

Bạn cũng cần biết cách cảm thụ một tác phẩm nghệ thuật, một hình ảnh, hình tượng nghệ thuật làm nền tảng. Từ đó, khi theo học chuyên sâu bậc đại học, các thầy cô sẽ giúp bạn đào sâu, khơi gợi khả năng này, phục vụ cho việc làm nghề về sau.

PGS. TS. NGND. Phan Bích Hà – Trưởng khoa Nghệ thuật, Sân khấu và Điện ảnh cho biết: “Trước đây, nhiều người thường mang tâm lý chú trọng ngoại hình [chiều cao, cân nặng…] của diễn viên. Nhiều cuộc thi cũng chú trọng điều này. Bây giờ toàn toàn không, theo xu thế chung của thế giới. Cuộc đời mỗi người là mỗi vai diễn, là nhiều tuyến nhân vật khác nhau. Diễn viên không chỉ cứ phải đẹp, cao ráo như người mẫu mà là những người có sự tinh tế trong suy nghĩ, khả năng diễn xuất tốt. Mình sẽ có nét đẹp trong tâm hồn, trong thế giới tinh thần nhiều hơn. Mình khiếm khuyết điều gì, nghệ thuật sẽ làm cho mình đẹp đẽ hơn khi bạn đam mê theo đuổi”.

Học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình ở đâu?

Hiện tại trong cả nước, chỉ có hai cơ sở đạo tào Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình một cách chính quy là:

  • Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội: đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các tỉnh/ thành phía Bắc;
  • Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Tp. HCM: đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các tỉnh miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên.

Ngoài ra, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp. HCM, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn có đào tạo Diễn viên Kịch, Điện ảnh.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN NGÀNH DIỄN VIÊN KỊCH, ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH VĂN LANG

  • Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình là ngành học mới thuộc Khoa Nghệ thuật, Sân khấu và Điện ảnh, được tuyển sinh tại Trường Đại học Văn Lang từ năm 2020.
  • Với định hướng đào tạo ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang thực hiện đào tạo chuyên nghiệp, hệ 4 năm đại học. Trong tương lai gần, Khoa Nghệ thuật, Sân khấu và Điện ảnh sẽ mở thêm các lớp học ngắn hạn [3 tháng, 6 tháng, lớp nâng cao…] có cấp chứng chỉ.
  • Người học đam mê nghệ thuật không có điều kiện về mặt thời gian để học chính quy vẫn có cơ hội tiếp cận với ngành học này với các lớp ngắn hạn. Tình yêu nghệ thuật của các bạn vẫn được nối tiếp.
  • Nhà trường đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, sinh viên sẽ được học trong môi trường có sân khấu, có trường quay, máy quay. Đây là thuận lợi rất lớn cho các bạn học và thực hành ngay trên giảng đường.

Cơ sở vật chất của Trường Đại học Văn Lang đầu tư hiện đại, đẹp và mang không khí đậm chất nghệ thuật. Những buổi chiều tại sảnh trường, nhiều sinh viên mở nhạc tập nhảy theo đội nhóm, cùng tập bóng chuyền, chơi piano, … Tất cả đều là môi trường nghệ thuật, mở ra không gian sống động, đặc biệt tốt cho người học đã đang và sẽ chọn học ngành nghệ thuật nói chung và Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình.

Nhà hát Truyền hình Văn Lang là nơi để sinh viên có thể tập bài, diễn bài học kì và khi chuẩn bị tốt nghiệp. Dự kiến, trường quay phim sẽ được xây dựng giúp sinh viên có thể thực hiện các góc quay như công việc thực thế sau này ra trường.

Không gian sân khấu nghệ thuật hát Bội tại Hội trường N2T1, Trường ĐH Văn Lang là trải nghiệm đặc biệt của các bạn sinh viên tại môi trường học đường.

Sinh viên ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình có thể được chỉ đạo diễn xuất từ các bạn học của mình đang theo học ngành Đạo diễn Điện ảnh, Truyền hình. Khi học và chơi cùng nhau, các bạn có thể trở thành một ê kíp thân thuộc, quen cách làm việc và cộng cảm hơn. Nghề điện ảnh, truyền hình hoạt động theo ê kíp, các bài tập giúp các bạn gắn kết để sau khi tốt nghiệp có thể trở thành những đồng nghiệp. Trên giảng đường là đồng môn, tốt nghiệp là đồng nghiệp để thực hiện các dự án phim cùng nhau.

Đội ngũ giáo viên của khoa được chọn lọc kỹ càng, chuyên nghiệp. Các thầy cô đều là những người làm nghề và có tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước sẽ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, thực hành nghệ thuật.

Trường Đại học Văn Lang trong quá trình đầu tư vào giáo dục – đào tạo đã thực hiện liên kết với các nhà hát, các hãng phim, đài truyền hình, công ty quảng cáo thông qua các lễ ký kết để sinh viên có thể thực tập và sau khi tốt nghiệp gia tăng cơ hội làm việc tại những đơn vị này.

Chương trình học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Văn Lang rút ngắn hơn về mặt lý thuyết [nhưng vẫn đảm bảo khung lý thuyết chung đề ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo] và tăng cường về mặt thực hành ứng dụng. Người học có nhiều cơ hội để biểu diễn trên sân khấu, thực hành trực tiếp ở trường quay.

Chương trình học bao gồm 3 khối cơ bản: Kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành.

  • Kiến thức cơ bản: Các môn học nền tảng, cơ bản cho sinh viên năm nhất như vi tính, anh văn, pháp luật đại cương, giáo dục công dân, triết học.
  • Khối kiến thức cơ sở ngành: Đây là những mảng kiến thức hỗ trợ cho kiến thức ngành.
  • Khối kiến thức ngành: Người học sẽ được học về tác phẩm văn học [phân tích, giải mã], phân tích kịch bản. Người học còn được học thêm về âm nhạc để cảm thụ tốt về giai điệu, cảm xúc; học về mỹ thuật. Môn học hóa trang nhân vật, phục trang nhân vân cũng giúp bổ trợ người học trong quá trình học môn chuyên ngành.

Đối với môn chuyên ngành, Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình sẽ học chuyên về diễn xuất. Trong diễn xuất, người học sẽ được học kiến thức chuyên sâu về hình thể [học múa, vũ đạo, …] để biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể biểu đạt cảm xúc, thông tin một cách tốt nhất. Môn học tiếng nói sân khấu sẽ rèn dũa cho người học cách nói biểu cảm, thu hút người nghe.

Với những kiến thức cơ bản và chuyên ngành được trang bị, người học không chỉ ra làm đúng công việc chuyên môn là Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình mà còn có thể làm người dẫn chương trình.

Diễn viên của sân khấu kịch Hồng Hạc trình diễn đang thả hồn mình trong vở diễn”Eugenie Grandet” tại sân khấu Nhà hát Truyền hình Văn Lang, tháng 6/2020.

Chia sẻ về con đường học vấn ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình, PGS. TS. NGNN. Phan Bích Hà cho biết: “Chương trình học Cử nhân ngành nghệ thuật nói chung và Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình nói riêng nên học trong nước. Bởi nghệ thuật phải gắn với đời sống, mạch máu của xã hội. Sinh viên phải học, phải có kinh nghiệm. Sau đó mới tìm kiếm cơ hội học cao hơn ở nước ngoài”.

Song song đó, Nhà trường chú trọng hợp tác, kết nối trong các lĩnh vực, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận hoạt động thực tiễn tại các doanh nghiệp có uy tín xã hội, củng cố kiến thức và động lực học tập.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình

Lợi thế của sinh viên ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình Trường Đại học Văn Lang là có sân khấu nên có nhiều thời gian diễn xuất, tập dợt trên sân khấu trong quá trình học. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi để sinh viên nhanh chóng đi vào thực tiễn, dễ làm nghề ngay khi đi học và sau khi ra trường.

Hiện nay, các tình thành phố đều có đài truyền hình riêng và các kênh phát sóng. Số lượng phim phát sóng trên những kênh truyền hình này quanh năm cần một lượng lớn diễn viên thực hiện. Các nhà hát, các đoàn văn công, các Sở Văn hóa – Thông tin, Câu lạc bộ và các thiết chế văn hóa đều đặc biệt cần người có chuyên môn học ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình.

Thí sinh thể hiện các động tác võ thuật đẹp mắt, chuyên nghiệp tại vòng chung khảo kỳ thi Sân khấu – Điện ảnh ngày 12/10/2020.

Không chỉ đóng phim, diễn kịch cho đài truyền hình, các nhà hát, người học còn có rất nhiều cơ hội làm các ngành nghề gần như người dẫn chương trình hay là những hạt nhân cốt cán trong các phong trào tại các Nhà văn hóa, Sở Văn hóa, các sân khấu, nhà hát của tất cả các tỉnh thành, các công ty, các tập đoàn.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình

Trên cả nước có rất nhiều đài truyền hình, nhiều kênh, công ty quảng cáo đều cần nguồn nhân lực trong ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình. Cơ hội nghề nghiệp diễn ra rất nhiều.

Ngoài các thành phố lớn, người học muốn về làm việc tại quê hương vẫn có thể làm việc tại các Nhà văn hóa, Sở Văn hóa, đoàn Văn công, đoàn Nghệ thuật.

Người học khi tốt nghiệp theo định hướng giảng dạy có thể làm việc tại các Nhà văn hóa, Trung tâm Đào tạo Nghệ thuật, Câu lạc bộ, … Hoặc theo học ở những bậc cao hơn trong và ngoài nước.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình Tại Văn Lang?

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường Đại học Văn Lang năm 2021, cụ thể:

  • Môn Ngữ văn: đạt từ 5,00 điểm trở lên [xét kết quả học bạ THPT lớp 12];
  • Môn Năng khiếu 1 [Phân tích phim]: đạt từ 5,00 điểm trở lên;
  • Môn Năng khiếu 2 [Năng khiếu diễn xuất]: đạt từ 7,00 điểm trở lên.

Các bạn muốn xét tuyển vào ngành Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình có thể tham khảo điểm nhận hồ sơ như sau:

  • Xét theo học bạ THPT đợt 2, năm 2021 [thang điểm 40]: 24 điểm

KHOA NGHỆ THUẬT, SÂN KHẤU VÀ ĐIỆN ẢNH

  • Trưởng khoa: PGS. TS. NGƯT. Phan Thị Bích Hà
  • Văn phòng khoa: Lầu 2, tòa nhà hành chính A – Cơ sở 3
  • Điện thoại: 028.7109 9287 – Ext: 4220
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề