Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Ở bất kỳ quốc gia nào, sự phát triển kinh tế xã hội luôn đi liền với những thay đổi của lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Chính vì thế, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của Đại học Xây Dựng luôn nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê kiến tạo – xây dựng đất nước. Hôm nay hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu kỹ hơn về ngành này nhé!

Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Tìm hiểu chuyên ngành Xây dựng dân dụng và cầu đường Đại học Xây Dựng

1. Tìm hiểu về Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là hai mảng chính của ngành xây dựng là xây dựng công trình dân dụng và xây dựng công trình công nghiệp. Đây là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp với nhiệm vụ chính là thi công, thiết kế và bảo trì các công trình dân dụng/công nghiệp như: nhà ở, cao ốc văn phòng, chung cư, khách sạn, trường học, bệnh viện, nhà xưởng, máy trộn vật liệu rời xi lô, bunke,…

Trong số các chuyên ngành kỹ thuật thì Xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc nhóm lâu đời nhất và cũng được chia làm nhiều mảng khác nhau.

2. Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của Đại học Xây Dựng có gì đặc biệt?

Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng, chuyên sâu vào các lĩnh vực như: quản lý và giám sát thi công, thiết kế dân dụng và kết cấu, kiểm định chất lượng các công trình xây dựng và dân dụng phục vụ đời sống của xã hội và con người.

Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo theo hệ thống tín chỉ và chương trình cũng rất linh hoạt để có thể rút ngắn thời gian học, còn 4-4,5 năm. Đối với những bạn muốn học song bằng thì đây cũng là cơ hội rất tốt để cùng lúc đăng ký các môn học của chương trình thứ hai nhé.

Nội dung đào tạo của chuyên ngành này như sau:

Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Ngoài chương trình chuẩn, bạn còn có thể chọn theo học lớp chất lượng cao chương trình tiếng Anh, tiếng Pháp. Tại đây, bạn được đào tạo các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Pháp bởi đội ngũ giảng viên chất lượng cao trong và ngoài nước trong suốt 5 năm ngồi trên ghế giảng đường. Ngay từ năm thứ 2, bạn đã có thể đi du học tại tại các trường đối tác ở nước ngoài để nhận bằng kỹ sư được công nhận bởi cả hai trường.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp bạn cũng được tạo điều kiện để du học nước ngoài hoặc theo học ở các học các cấp cao hơn do đã được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập tại đại học Xây Dựng.

Trong suốt quá trình học, sinh viên Xây Dựng luôn có nhiều cơ hội phát triển bản thân, học hỏi thêm các kỹ năng mới và vui chơi hết mình với các hoạt động ngoại khóa như: Các workshop – cuộc thi chuyên ngành; thực tập và tham quan thực tế tại các doanh nghiệp đối tác; các câu lạc bộ kỹ năng và chuyên môn; các hoạt động tình nguyện,…

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp đại học Xây Dựng

4. Cơ hội cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Đại học Xây Dựng có mạng lưới doanh nghiệp đối tác rộng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên

Sau khi hoàn thành chương trình học lấy bằng kỹ sư xây dựng  (5,5 năm) bạn sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm các công việc như: Kỹ sư hiện trường, quản lý công trường, tư vấn, tổ chức các biệt pháp thi công công trình; kỹ sư thiết kế cấu trúc công trình, tư vấn các giải pháp kết cấu cho công trình; Tư vấn viên giám sát chất lượng, giám sát nghiệm thu chất lượng thi công và thiết kế; Tư vấn quản lý tiến độ, quản lý tài chính cho công trình xây dựng; Kỹ sư an toàn lao động, tổ chức, kiểm tra, thiết kế  hệ thống an toàn bên ngoài và bên trong công trình; Tư vấn thương mại xây dựng cho các chủ đầu tư hoặc nhà thầu,….

Môi trường làm việc của ngành này cũng rất rộng, bạn có thể làm việc ở các công ty tư vấn, xây dựng, thiết kế trong và ngoài nước; các viện nghiên cứu khoa học công nghệ về kỹ thuật xây dựng; các cơ quan quản lý các cấp của Nhà nước hoặc các cơ sở đào tạo về lĩnh vực xây dựng.

Ngoài ra, kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng có khả năng làm việc liên ngành rất lớn. Bạn có đủ kỹ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để tham gia các lĩnh vực khác như: công trình thủy lợi, giao thông, thủy điện, công trình biển, cột tải điện của ngành truyền thông, tháp truyền hình,… với mức lương cực kỳ hấp dẫn.

Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nếu bạn yêu thích ngành này, đừng ngần ngại gì mà hãy đăng ký ngay nhé!

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành này được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. 

Ngành học Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là học gì? Sau này ra trường làm gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra khi lựa chọn ngành học này. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé.

Ngành học Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ?

Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là ngành chuyên khảo sát thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ dân sinh như: nhà ở, văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn,...; nhà xưởng, nhà kho, các công trình giao thông, thủy lợi, công cộng.

Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Theo học ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về:

- Toán – hóa ứng dụng, vật lý kỹ thuật

- Các phần mềm và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này như : trắc địa, thủy lực, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cơ lưu chất, kết cấu nhà cao tầng...;

-  Các kỹ năng thiết kế, giám sát, tổ chức thi công,...

- Các đồ án môn học: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, nhà xưởng công nghiệp, tổ chức thi công

- Các phần mềm bổ trợ: Autocad, phần mềm cho BIM: Revit, Naviswork, Tekla... Dành cho các bạn nâng cao thì còn có lập trình VBA cho Excel, lập trình C#

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc như: tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,...


Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp

Với đặc thù là một ngành kỹ thuật khá khô khan, công việc vất vả nhiều tính toán, đo đạc, thi công, đòi hỏi người kỹ sư xây dựng phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc, thường xuyên đi công tác xa. Do đó ngành này thường được coi là kén nữ, chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, chế độ ưu đãi tốt, mức thu nhập ổn định cùng với cơ hội việc làm đa dạng trở thành lý do khiến ngành này vẫn luôn có sức hút với đông đảo các bạn trẻ.

Cơ hội việc làm của ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty xây dựng, tư vấn, thiết kế trong và ngoài nước; các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng.

Công việc của một kỹ sư xây dựng chủ yếu chia thành 2 nhóm: Thi công và thiết kế

1. Thi công:

Kỹ sư xây dựng ra trường có thể làm việc tại các công trường hoặc công xưởng trực tiếp thi công, giám sát. 

  • Ngoài công trường: Các vị trí như kỹ sư thi công, đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng vật liệu, hướng dẫn công nhân làm việc tuân theo bản vẽ, thực hiện công tác trắc đạc. Ngoài ra còn có thể làm kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường.

  • Công xưởng:  Kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm…

Nếu là kỹ sư mới ra trường, chấp nhận làm việc thi công tại công trường thì mức lương bạn nhận có thể từ 6-8 triệu VND. Dù khá vất vả và chịu áp lực, nhưng bù lại bạn sẽ học thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.

2. Thiết kế

Không chỉ trực tiếp làm việc tại công trường, kỹ sư xây dựng còn có thể làm việc tại văn phòng, trở thành kỹ sư thiết kế. Có thể đảm nhận các công việc như thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết kỹ thuật, thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công...

Đặc biệt, nếu trở thành kỹ sư thiết kế kết cấu cho các công ty lớn, tùy vào trình độ ngoại ngữ bạn có thể nhận mức lương lên đến 700 – 800 USD mỗi tháng.

Bên cạnh đó, kỹ sư xây dựng dân dụng có thể làm các vị trí như quản lý chất lượng, lập kế hoạch, dự án đầu tư, dự toán kinh phí, thiết lập hồ sơ đấu thầu và mời thầu, kiểm định chất lượng, quản lý giám sát các dự án xây dựng,...

Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế, khi đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển thì nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình nhà ở, khách sạn,...lại càng được đẩy mạnh. . Khoảng cách cung – cầu nhân lực nhỏ cũng khiến cho mức độ cạnh tranh trong ngành dễ chịu hơn. Do đó, có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng dân dụng - Công nghiệp nói riêng và ngành Xây dựng nói chung không bao giờ thất nghiệp. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể hiểu rõ về ngành Xây dựng dân dụng – Công nghiệp cũng như cơ hội việc làm của ngành.

Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp
Đại học xây dựng dân dụng và công nghiệp