Đánh giá đại học y tế công cộng điểm chuẩn

Năm 2022, Trường Đại học Y tế công cộng tuyển 604 chỉ tiêu [tăng 149 chỉ tiêu năm 2021], dành 50 chỉ tiêu cho ngành mới là Khoa học dữ liệu [định hướng y tế] hướng tới cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Năm 2022, Trường Đại học Y tế công cộng sử dụng 4 phương thức xét tuyển bao gồm: Xét tuyển thẳng, thực hiện theo quy chế chung của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập và Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] của ĐH Quốc gia Hà Nội [chỉ dành riêng cho ngành Khoa học dữ liệu]. 

Trong phương thức xét kết quả ĐGNL, điểm xét tuyển của phương thức này được tính bằng công thức: Điểm xét tuyển = [Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy định tính + Điểm Khoa học]/ 5 + Điểm ưu tiên[nếu có]. Mức điểm nhận hồ sơ của phương thức này là Điểm xét tuyển đạt từ 70 điểm trở lên. Năm nay cũng là năm đầu tiên Trường Đại học Y tế công cộng sử dụng phương  thức xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. 

Chỉ tiêu từng ngành, tổ hợp môn tuyển sinh các ngành đào tạo Đại học Y tế công cộng 2022 như sau:

Năm 2021, Trường ĐH Y tế Công cộng tuyển sinh 455 chỉ tiêu theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét bằng học bạ.

Mức điểm chuẩn năm 2021 của Trường Đại học Y tế công cộng dao động từ 15 - 22,75 điểm. Cụ thể, ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng có điểm chuẩn là 22,75, tăng 3,75 điểm so với năm 2020; ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có điểm chuẩn 22,5, tăng 3,5 so với năm 2020.

Doãn Hùng

Điểm chuẩn vào ĐH Y tế Công cộng theo phương thức xét học bạ

Trường ĐH Y tế Công cộng vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường theo phương thức xét học bạ. Năm nay, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có mức điểm chuẩn cao nhất là 25,5.

Ngành y tế công cộng là ngành làm những công việc tổ chức cộng đồng, qua đó tuyên truyền giúp cộng đồng phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả. Người làm ngành y tế cộng đồng cần có những kiến thức về y tế công cộng, y học cơ sở, khoa học xã hội...để có thể tham gia vào quá trình phát hiện và xây dựng phương án giải quyết những vấn đề về sức khỏe trong cộng động.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành y tế cộng đồng

Khi tốt nghiệp ngành y tế cộng đồng, sinh viên có thể làm nhiều công việc phong phú:

+ Làm việc tại các viện vệ sinh dịch tễ hoặc viện nghiên cứu ngành y tế dự phòng

+ Làm việc tại các viện côn trùng, kỹ sinh trùng, sốt rét...

+ Làm việc tại các tổ chức chính  phủ, các bệnh viện chuyên ngành

+ Tham gia các dự án, chương trình y tế xã hội tại các tổ chức phi chính phủ.

Đại học Y tế công cộng được thành lập từ năm 2001 tiền thân là trường Cán bộ quản lý y tế, Trường Đại học Y tế công cộng là trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng. Qua gần 20 năm hoạt động, trường hiện có cơ sở vật chất khang trang, giáo trình và chương trình học hiện đại, tiên tiến, đội ngũ giảng viên có chất lượng. Cùng đánh giá đại học Y tế công cộng nhé.

Nguồn: //www.facebook.com/truongdaihocytecongconghuph/photos/a.509214402610469/560068450858397/

Đại học Y tế công cộng là trường công hay tư?

Trường Đại học Y tế công cộng là trường đại học công lập đầu tiên đào tạo ngành nghề Y tế. và năm trong top 20 đơn vị nghiên cứu khoa học hàng đầu Việt Nam. 

Y tế công cộng là một ngành khoa học, nghiêng về phòng bệnh, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mặc dù ngành Y tế công cộng là một khái niệm còn khá mới mẻ nhưng trong tương lai đây sẽ là lĩnh vực được cộng đồng quan tâm nhiều hơn, vì chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong thời kì xã hội ngày càng phát triển.

Nguồn: //www.facebook.com/truongdaihocytecongconghuph/photos/a.1388835167981717/1388835424648358

Đại học Y tế công cộng có tốt không?

Đội ngũ giảng viên

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Y tế công cộng đã từng bước khẳng định vị thế của mình thông qua uy tín về chất lượng đào tạo, cam kết luôn theo sát nhu cầu thực tế của xã hội, đem đến đội ngũ nhân lực cao đáp ứng nhu cầu của ngành y tế, góp phần phát triển đất nước. 

Đội ngũ giảng viên của Trường đa số là các giảng viên trẻ, năng động, có trình độ và tâm huyết với nghề. Hầu hết đội ngũ giảng viên của trường có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo tại những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Đã có trên 85% giảng viên có trình độ sau đại học với gần 20 giáo sư, phó giáo sư, gần 20 Tiến sĩ, 47 Thạc sĩ. Như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư chiếm 20%, tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trở lên chiếm 85% trong tổng số giảng viên của trường - một tỷ lệ rất ít trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ban Giám hiệu nhà trường. Để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, vững về chất lượng, nhà trường luôn thực hiện và có các chế độ ưu đãi cho giảng viên đi học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ. 

Nguồn: //huph.edu.vn/post/intro/2491

Hoạt động ngoại khóa đa dạng

Môi trường học tập ở Đại học Y tế công cộng rất cởi mở và tạo điều kiện cho mỗi sinh viên phát triển sở trường riêng do đó sinh viên của trường rất năng động, linh hoạt và xông xáo, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhiều câu lạc bộ của Trường được thành lập nhằm thu hút sinh viên tham gia như: Câu lạc bộ tiếng Anh, CLB Tin học, CLB bóng rổ, CLB “Nói KHÔNG với thuốc lá”, CLB Văn - Thể - Mỹ, CLB Hiến máu nhân đạo…

Ngoài ra sinh viên cũng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi.

Những hoạt động cộng đồng giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn, sống cởi mở, năng động và biết định hướng, trân trọng giá trị của bản thân. 

Cơ sở vật chất 

Trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn với: 6 Trung tâm và 1 cơ sở thực hành:

  • Trung tâm Thông tin và thư viện: Với hơn 19000 tài liệu đa dạng, phong phú

  • Trung tâm xét nghiệm: Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, chuyên môn, hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến 

  • Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương

  • Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và hệ sinh thái

  • Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội

  • Trung tâm Nghiên cứu khoa học sức khỏe

  • Cơ sở thực hành kỹ năng

Với tổng diện tích 5,7 ha và tổng diện tích sàn xây dựng 40000m2, Trường Đại học Y tế công cộng được xây dựng mới 100% cùng thiết kế khang trang, đồng bộ gồm nhiều khối công trình đa năng với 4 tòa nhà: Nhà hiệu bộ, giảng đường, Labo - thực hành, ký túc xá và các hạng mục phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 4000 sinh viên và yêu cầu kết nối với khu vực. 

nằm riêng biệt tại 1 Tòa nhà, Ký túc xá của Trường được xây dựng 6 tầng đủ tiêu chuẩn đáp ứng 500 chỗ cho sinh viên trong nước và quốc tế. Ngoài phòng ở rộng rãi, thoáng mát, khu ký túc xá còn có các dịch vụ tiện ích hỗ trợ sinh viên như: siêu thị mini, căng tin, cafe shop…

Nguồn: //huph.edu.vn/post/intro/2473

Đại học Y tế công cộng tuyển sinh 2020

Đại học Y tế công cộng điểm chuẩn

Điểm chuẩn các ngành của Trường năm 2019 như sau: 

Ngành Y tế công cộng: 16,5 điểm

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học: 18,5 điểm

Ngành Dinh dưỡng học: 18 điểm

Ngành Công tác xã hội: 15 điểm

Đại học Y tế công cộng học phí

Học phí các ngành của Trường như sau:

  • Y tế công cộng: 13,000,000đ/ năm học [400,000đ/ tín chỉ]

  • Dinh dưỡng: 14,300,000 đ/ năm học [406,000đ/ tín chỉ]

  • Công tác xã hội: 9,800,000đ/ năm học [285,000đ/ tín chỉ]

  • Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 14,300,000đ/ năm học [406,000đ/ tín chỉ]

  • Kỹ thuật phục hồi chức năng: 14,300,000đ/ năm học [406,000đ/ tín chỉ]

  • Công nghệ kỹ thuật môi trường: 11,700,000đ/ năm học [322,000đ/ tín chỉ]

Mức học phí của các năm học tiếp theo sẽ thay đổi theo quy định của Nhà nước. 

Nguồn: //huph.edu.vn/post/intro/2473

Học y tế Công cộng ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ở một trong những cơ sở đào tạo uy tín thì sinh viên sẽ được nhà trường giới thiệu đến các viện, các phòng để làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Nếu sinh viên muốn tự tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân thì có thể tham khảo một số công việc sau:

  • Ở lại giảng dạy trong các trường có đào tạo về ngành y tế công cộng

  • Làm việc tại các cơ quan, ban ngành trực thuộc Bộ y tế

  • Làm việc tại các viện côn trùng, ký sinh trùng, sốt rét, các viện vệ sinh môi trường, các viện y học lao động

  • Làm việc tại các tổ chức chính phủ [Ngân hàng thế giới, Quỹ nhi đồng liên hợp quốc, Tổ chức y tế Thế giới…]

  • Làm việc tại các bệnh viện chuyên ngành, các viện nghiên cứu như: các bệnh viện nội tiết tuyến tỉnh, Viện nội tiết trung ương, Viện lao động xã hội và vệ sinh môi trường…

  • Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các dự án, các chương trình Y tế - Xã hội quốc gia, các trung tâm y tế chuyên ngành…

  • Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế

Ngoài các công việc trên, sinh viên ra trường còn có thể làm việc tại các vị trí: Giáo sư giảng dạy, Nhân viên hỗ trợ y tế, Nhân viên nghiên cứu hay Nhân viên tại các cơ quan liên quan đến ngành y tế công cộng.

Địa chỉ Đại học Y tế Công cộng

Đại chỉ: Số 1A đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024.62662299

Fax:024.62662385

Website: www.huph.edu.vn

Chủ Đề