Đáp án nào không phải phương pháp bôi trơn

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Có mấy phương pháp bôi trơn?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Công nghệ 11 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Có mấy phương pháp bôi trơn?

A. 2

В. 3

C.4

D. 5

Trả lời:

Đáp án đúng: B. 3

- Có 3 phương pháp bôi trơn.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về phương pháp bôi trơn dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về phương pháp bôi trơn

1. Hệ thống bôi trơn là gì?

- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn các chi tiết cho trong động cơ, để giảm đi lực ma sát khi chuyển động. Đồng thời làm sạch những tạp chất lẫn trong nhớt, khi nhớt đi bơi trơn cho bề mặt ma sát và làm mát để đảm bảo khả năng hoạt động tốt.

- Dầu nhờn bôi trơn dùng trong hệ thống có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại dầu nhờn sẽ làm từ những nguyên liệu khác nhau. Dầu nhờn được chia thành theo các cấp và các loại theo tiêu chuẩn. Việc lựa chọn dầu nhờn đảm bảo được chất lượng sẽ giúp động cơ hoạt động êm ái và mượt hơn rất nhiều. Ngoài ra cũng có thể tăng thêm tuổi thọ và giảm tiêu hao nhiên liệu.

2. Cấu tạo của hệ thống bôi trơn

- Một hệ thống bôi trơn sẽ làm tốt chức năng của mình nếu chúng có các bộ phận liên quan mật thiết đến nhau. Các bộ phận chính đó là:

+ Bộ phận lọc dấu:Bộ phận lọc dầu đảm nhận chức năng giúp dầu nhờn luôn được sạch sẽ để giảm thiểu tối đa tình trạng ổ trục vít bị mài mòn do tạp chất gây ra. Một số loại bầu lọc dầu có thể kể đến như: lọc hóa chất, lọc từ tính, lực ly tâm, lọc thấm, lọc cơ khi…

+ Một số loại chất bẩn gây hiện tượng mài mòn ổ trục vít có thể kể đến như: muội than, cát bụi, tạp chất trong không khí, mạt kim loại…

+ Bộ phận bơm dầu: Nhờ có phần này mà việc cung cấp dầu nhờn được diễn ra liên tục tại các mặt ma sát. Có nó việc làm mát, bôi trơn cũng như tẩy rửa mặt ma sát nhanh gọn hơn nhiều.

+ Bộ phận thông gió: Chức năng chính của bộ phận này là ngăn ngừa tình trạng dầu nhờn xảy ra các vấn đề ô nhiễm. Ngay cả việc phân hủy hay tăng nhiệt ở phần trục khuỷu cũng được ngăn chặn triệt để. Nhờ đó mà chức năng lý hóa của dầu trong phần này giữ nguyên như ban đầu.

+ Phần két làm mát dầu: Chức năng của két làm mát dầu chính là đảm bảo nhiệt độ của dầu nhờn luôn ở mức ổn định, độ nhớt không đổ giúp đảm bảo quá trình bôi trơn được diễn ra trơn tru và mượt mà.

- Thông thường có 2 cách để làm mát đó là dùng không khí hoặc là dùng nước

3. Các phương pháp bôi trơn

- Bôi trơn vung té: là lợi dụng chuyển động của các chi tiết như trục khủy, thanh truyền, bánh răng...để múc dầu trong các te để té lên các chi tiết hoặc lỗ hứng dầu và chảy vào các bề mặt ma sát cần bôi trơn

- Bôi trơn cưỡng bức: là phương pháp bôi trơn mà trong hệ thống dùng bơm dầu tạo ra áp suất cao đẩy dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát cần làm trơn, và thực hiện hầu hết các chức năng của dầu nhờn như bôi trơn, làm mát, chống gi, làm kín... Ngày nay hầu hết các động cơ đốt trong đều sử dụng phương pháp bôi trơn cưỡng bức; Dầu động cơ Shell Rimula là loại dầu nhớt thực hiện rất tốt các chức năng bôi trơn cho động cơ.

- Bôi trơn hỗn hợp: Hệ thống bôi trơn hỗn hợp là hình thức bôi trơn kết hợp bôi trơn theo các te dầu và bôi trơn cưỡng bức. Phương pháp bôi trơn bằng dầu vung té sẽ dùng cho những chi tiết như ống dẫn hướng xupap, thân xupap , xupap, con đội, mặt gương xilanh, pittong,… Còn phương pháp bôi trơn áp lực sẽ được sử dụng cho các chi tiết phải chịu tải trọng lớn như các bạc đòn mở của cơ cấu phân phối khí, bạc đầu to thanh truyền, bạc cổ trục chính

- Pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu: phương pháp này dùng để bôi trơn các chi tiết máy của động cơ xăng hai kỳ cỡ nhỏ, làm mát bằng không khí hoặc nước. Dầu nhờn được pha vào xăng theo tỷ lệ nhất định. Hỗn hợp dầu và xăng đi qua bộ chế hòa khí, được xé nhỏ cùng với không khí tạo thành hỗn hợp sau đó nạp vào tắc te đi qua xi lanh. Trong quá trình này các hạt dầu nhờn lẫn trong hỗn hợp ngưng đọng bám trên các chi tiết máy để thực hiện chức năng bôi trơn

4. Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn

- Hệ thống bôi trơn dộng cơ thường rất ít xảy ra hư hỏng nếu người dùng thường xuyên kiểm tra và sử dụng dúng cách. Tuy nhiên, khi hệ thống này gặp trục trặc ở dâu dó, dù là một vấn dễ nhỏ cũng gây hư hỏng nặng nề dến toàn bộ dộng cơ. Một số hư hỏng ở hệ thống bôi trơn có thể gặp trong suốt quá trình vận hành có thể kể dến như:

+ Chất lượng dầu bị giảm sút về mặt lý – hóa, cơ tính hay dộ nhớt.

+ Đường dẫn dầu bị tắc nghẽn hoặc không kín khít, làm gián doạn quá trình bôi trơn.

+ Van diều tiết áp suất dầu bị kẹt làm mất khả năng diều chỉnh.

+ Két làm mát dầu bị rò ri.

- Đây là những hư hỏng thường gặp nhất khi vận hành hệ thống bôi trơn trong một khoảng thời gian nhất dịnh. Các hư hỏng này sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho dộng cơ, khiến ngưƯời dùng phải mất nhiều thời gian, tiền bạc dể sửa chữa, thay mới.

- Hệ thống bôi trơn cỰc kỳ quan trọng, dóng vai trò diều tiết hoạt dộng, làm mát, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho dộng cơ. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra thường xuyên fình trạng hoạt dộng cũng như tra dầu thường xuyên dể tránh hỏng hóc không dáng có.

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 25. Hệ thống bôi trơn có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 11

Câu 1: Van an toàn bơm dầu mở khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

Bạn đang xem: Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 25 có đáp án

B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép

C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn

D. Luôn mở

Đáp án đúng: B

Vì để giảm áp suất dầu

Câu 2: Đâu là bề mặt ma sát?

A. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với xilanh

B. Bề mặt tiếp xúc của chốt khuỷu với bạc lót

C. Bề mặt tiếp xúc của chốt pit-tông với lỗ chốt pit-tông

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 3: Khi dầu qua két làm mát dầu thì:

A. Van khống chế lượng dầu qua két mở

B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng

C. Van an toàn bơm dầu mở

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án đúng: B

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte

B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ.

C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte

D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài

Đáp án đúng: A

Câu 5: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

A. Bơm dầu

B. Lưới lọc dầu

C. Van hằng nhiệt

D. Đồng hồ báo áp suất dầu

Đáp án đúng: C

Vì van hằng nhiệt ở hệ thống làm mát.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trường hợp áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn bơm dầu mở.

B. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm

C. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm, một phần chảy về cacte

D. Dầu được bơm hút từ cacte lên

Đáp án đúng: C

Vì một phần dầu chảy ngược về trước bơm, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn.

Câu 7: Tác dụng của dầu bôi trơn:

A. Bôi trơn các bề mặt ma sát

B. Làm mát

C. Bao kín và chống gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Câu 8: Có những phương pháp bôi trơn nào?

A. Bôi trơn bằng vung té

B. Bôi trơn cưỡng bức

C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Câu 9: Có mấy phương pháp bôi trơn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng: B

Đó là bôi trơn cưỡng bức, bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu, bôi trơn vung té.

Câu 10: Hệ thống bôi trơn có bộ phận nào sau đây?

A. Cacte dầu

B. Két làm mát

C. Quạt gió

D. Bơm

Đáp án đúng: A

I, Nhiệm vụ và phân loại

1, Nhiệm vụ

– Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

– Tác dụng của dầu bôi trơn:

+ Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành.

+ Làm mát các chi tiết máy khi vận hành

+ Làm sạch các chi tiết máy.

+ Làm kín các kẽ hở dầu đi qua [làm kín khe hở giữa pittong và xilanh]

+ Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

2, Phân loại

– Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

+ Bôi trơn bằng vung té.

+ Bôi trơn cưỡng bức.

+ Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

II, Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1, Cấu tạo

1- Cạcte dầu: Có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn cung cấp cho hệ thống làm việc và lắng đọng mạt kim loại

2- Lưới lọc,

3- Bơm dầu: Có nhiệm vụ hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát

4- Van an toàn bơm dầu,

5- Bầu lọc dầu: Có nhiệm vụ lọc dầu [có khả năng tinh lọc cao]

6- Van khống chế lượng dầu qua két,

7- Két làm mát dầu: Có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn cho phép.  

8- Đồng hồ báo áp suất dầu,

9- Đường dầu chính,

10- Đường dầu bôi trơn trục khuỷu,

11- Đường dầu bôi trơn trục cam.

12- Đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.

– Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

2, Nguyên lý làm việc

– Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte.

– Trường hợp nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte.

– Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: Van an toàn sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm.

Đăng bởi: THPT Văn Hiến

Chuyên mục: Lớp 11, Công Nghệ 11

Video liên quan

Chủ Đề