Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở trẻ em

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân thường do làm vỡ nhiệt kế hoặc tiếp xúc không khí chứa chất này. Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng và có độc tính cao đối với con người. Đặc biệt thủy ngân ở thể khí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với thể lỏng. Thủy ngân khi vào cơ thể có thể tiêu diệt tế bào, đặc biệt là thế bào thần kinh. Do đó, những trẻ tiếp xúc với thủy ngân có thể bị ảnh hưởng tâm lý về sau. Trẻ bị nhiễm có thể mắc ung thư, biến đổi gen, hoặc nếu là thai nhi sẽ bị quái thai. Việc để trẻ tránh xa kim loại là điều mà mọi phụ huynh cần lưu tâm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên học cách xử lý khi con bị ngộ độc thủy ngân.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thủy ngân

Đường phơi nhiễm với thủy ngân phổ biến nhất là qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật có chứa các dạng muối hoặc hữu cơ của thủy ngân. Hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng cũng có thể là nguồn tạo ra thủy ngân dạng hơi khiến con người sinh hoạt ở phạm vi xung quanh bị ảnh hưởng.

Tùy vào nguồn lây nhiễm khác nhau mà người bệnh có thể bị nhiễm độc các dạng khác nhau của thủy ngân:

Đây là dạng có độc tính cao nhất của thủy ngân. Metyl thủy ngân có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập hay cá kiếm,,..

Dạng này thường tồn tại trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Khi nuốt hoặc hít phải hơi của các chất này có thể làm trẻ phơi nhiễm với thủy ngân.

Thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenyl thủy ngân  vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc đường tiêu hóa.

Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở trẻ em

Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu. Sau đó, thủy ngân sẽ được phân phối tới mọi mô bao gồm gan và não bộ, thần kinh. Các dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm độc thần kinh mà trẻ có thể cảm nhận được:

Ngộ độc thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng điển hình như:

  • Hồi hộp hoặc lo lắng
  • Cáu kỉnh, phiền muộn hoặc thay đổi tâm trạng
  • Tê bì thân thể
  • Suy giảm trí nhớ
  • Run lẩy bẩy

Nhiều triệu chứng khác cũng sẽ xuất hiện khi hàm lượng thủy ngân độc trong cơ thể tăng lên. Những dấu hiệu này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phơi nhiễm của một người.

  • Yếu cơ
  • Cảm giác như ngậm kim loại trong miệng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Rối loạn khả năng vận động phối hợp
  • Không có cảm giác ở tay, mặt hoặc các bộ phận khác
  • Suy giảm thị giác, thính giác hoặc khả năng nói
  • Khó thở, khó đi hoặc đứng thẳng

Thủy ngân độc cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ em bị ngộ độc thủy ngân thường biểu hiện qua các dấu hiệu như:

  • Kỹ năng vận động bị suy giảm
  • Khả năng suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề yếu kém
  • Gặp khó khăn khi học nói hoặc hiểu ngôn ngữ
  • Không thể phối hợp tay – mắt tốt
  • Không nhận thức được cuộc sống xung quanh

Ngộ độc thủy ngân có xu hướng diễn tiến âm thầm theo thời gian khi một người tiếp xúc thường xuyên với thủy ngân độc. Tuy nhiên, một số trường hợp ngộ độc thủy ngân cũng có thể bùng phát nhanh chóng nếu có sự cố ô nhiễm thủy ngân cụ thể.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là dấu hiệu ngộ độc thủy ngân,phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay trung tâm phòng chống ngộ độc tại các bệnh viện để được xử trí và theo dõi kịp thời.

Ngừng ăn thực phẩm nhiễm thủy ngân

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị ngộ độc thủy ngân là loại bỏ tất cả các nguồn thủy ngân mà trẻ tiếp xúc dẫn đến ngộ độc. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, người bệnh cần ngừng tiêu thụ những loại thức ăn này ngay lập tức.

Nếu ngộ độc thủy ngân có liên quan đến nơi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường đã bị ô nhiễm thủy ngân, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển đến nơi ở mới để giảm phơi nhiễm hoặc thay đổi công tác đến khi các biện pháp đảm bảo an toàn hơn được áp dụng.

Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra một số tác dụng phụ lâu dài, chính vì thế việc điều trị và theo dõi sẽ dựa trên từng trường hợp nhiễm bệnh cụ thể.

Một số trường hợp ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng có thể cần điều trị bằng liệu pháp Chelation. Đây là phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng cách sử dụng các tác nhân thải sắt.

Những loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp thải sắt có nhiệm vụ liên kết với các kim loại nặng trong máu. Chất độc sau đó được loại bỏ thông qua bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên điều trị bằng liệu pháp Chelation sẽ đi kèm với một số rủi ro và tác dụng phụ nhất định, do đó phương pháp này chỉ được các bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết.

Một số biện pháp có thể giúp hạn chế phơi nhiễm với thủy ngân:

  • Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt độ cao vì hơi thủy ngân rất độc.
  • Hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt là các vật dụng dễ vỡ như nhiệt kế thủy ngân. Nếu phát hiện trẻ nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay. Tuyệt đối không móc họng, gây ói vì điều này có thể gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao, đặc biệt là các loại cá sống ở khu vực sâu của biển.

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân rất nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ tránh xa những vật dụng có chứa thủy ngân. Ngoài ra cũng lưu ý những thực phẩm sạch và môi trường sống trong lành. Khi phát hiện trẻ bị nhiễm thủy ngân, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Nuốt phải thủy ngân (Hg) rất nguy hiểm. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có hơn 21.000 trường hợp ngộ độc thủy ngân năm 2001, trong đó hơn 80% trường hợp ngộ độc do trẻ nuốt phải thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh dừng việc sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân vì khi bị vỡ, thuỷ ngân bốc hơi sẽ được cơ thể hấp thụ qua da. Còn nếu bị đốt cháy hoặc tiêu huỷ không đúng cách, những nhiệt kế này sẽ làm thuỷ ngân thoát ra ô nhiễm môi trường.

Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm tính mạng cho trẻ

Việc tiếp xúc lâu dài với thuỷ ngân có thể dẫn đến những tổn thương thần kinh ở trẻ em. Phụ nữ có thai ăn phải cá nhiễm thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc thủy ngân do bất cẩn của bố mẹ để trẻ lấy được hoặc cặp nhiệt độ cho con bị gẫy, vỡ thủy ngân chảy ra ngoài. Nguy hiểm hơn là các ông bố bà mẹ có thói quen sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Nếu nhiệt độ bình sữa trên ngưỡng 40 độ C sẽ làm nhiệt kế giãn nở rồi vỡ, khiến thủy ngân hòa lẫn trong sữa của trẻ.

Một số trường hợp bố mẹ không biết trẻ tiếp xúc với thủy ngân lúc nào nên chủ quan không đưa con vào viện gây nguy hiểm tính mạng cháu bé. Trẻ em, đặc biệt thai nhi và rất nhạy cảm với tác dụng độc của thủy ngân. Khi so sánh với người lớn thì thấy mức độ nhạy cảm này nhiều hơn 10 – 15 lần, do vậy mà ngộ độc thủy ngân ở trẻ em thường để lại hậu quả tổn thương não nặng hơn và không hồi phục.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân

Cấp tính

Hít phải Hg nguyên tố gây bệnh phổi nặng cấp tính: Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột.

Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Mạn tĩnh

Ngộ độc mãn do hít Hg nguyên tố gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.

Nuốt phải Hg vô cơ (điển hình là ở trẻ nuốt pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

Ăn thức ăn chứa Hg hữu cơ như cá biển gây bệnh cảnh ngộ độc mãn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.

Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều Hg gây sảy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Thông tin từ bệnh viện Nhi trung ương cho biết, gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 10-15 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc. Trong đó chủ yếu là các trường hợp ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc, ngộ độc vì tiếp xúc với hoá chất và nguy hiểm nhất là ngộ độc thuỷ ngân.

Điều trị ngộ độc do thủy ngân

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương, cảnh báo: “Trường hợp trẻ uống phải sữa có lẫn thủy ngân, cha mẹ không nên cuống cuồng làm các biện pháp gây nôn như móc họng hay vỗ ngực cho con vì làm thế trẻ dễ sặc, thuỷ ngân tràn vào phổi khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn”.

Cũng theo bác sĩ Tú, chỉ khi trẻ hít thủy ngân vào phổi mới đáng lo còn nếu uống vào đường ruột, thủy ngân sẽ tự đào thải sau vài ngày. Cha mẹ nên theo dõi diễn tiến tình trạng trẻ sau vài ngày, cho trẻ uống nhiều nước để tự đào thải thủy ngân ra ngoài qua đường ruột.

Loại thải chất độc ở da cần cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Ngộ độc do nuốt không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt do không có tác dụng hấp phụ kim loại. Trường hợp ngộ độc Hg vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều nên đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.

Cách phòng tránh ngộ độc

Cha mẹ cần để những hóa chất, thuốc men, chất tẩy rửa trong đúng chai lọ ban đầu của chúng và cất giữ ở nơi trẻ không thể lấy được

Tốt nhất là xây dựng tủ thuốc an toàn, đặt tủ trên caoCác bác sỹ khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa vì nhiệt kế chỉ đo được tối đa 42oC. Nếu trên ngưỡng này có thể sẽ khiến nhiệt kế giãn nở rồi vỡ làm thủy ngân chảy ra ngoài. Khi thấy con mình nuốt phải một chất gì đó có thể gây ngộ độc thì hãy bình tĩnh. Nhớ đúng nhãn chai lọ đựng chất đó để báo cho bác sĩ rồi đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Benh.vn