De cương nghiên cứu khoa học về giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

[Kèm theo Quyết định số    /QĐ-ĐHTĐ ngày    tháng     năm 2019 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Tây Đô]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học [NCKH] của sinh viên tại Trường Đại học Tây Đô [sau đây gọi tắt là Trường], bao gồm: xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên; quản lý hoạt động NCKH của sinh viên; tài chính cho hoạt động NCKH của sinh viên, trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia NCKH, người hướng dẫn và các đơn vị liên quan.

2. Đối tượng áp dụng: sinh viên và các đơn vị thuộc Trường Đại học Tây Đô có liên quan.

Điều 2. Mục tiêu hoạt động NCKH của sinh viên

1. Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH của sinh viên.

2. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.

Điều 3. Yêu cầu về hoạt động NCKH của sinh viên

1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.

2. Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của Trường.

3. Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.

4. Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn.

5. Các đề tài NCKH của sinh viên được khuyến khích đáp ứng nhu cầu từ doanh nghiệp, địa phương và xã hội.

6. Những đề tài khoa học gắn với nhu cầu thực tiễn từ Nhà trường, doanh nghiệp, địa phương, xã hội sẽ được ưu tiên xem xét chọn thực hiện

Điều 4. Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và các lĩnh vực khoa học khác.

2. Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên, các giải thưởng khoa học và công nghệ ở trong, ngoài nước và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác.

Chương II

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Điều 5. Nội dung kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên

Hàng năm, Trường Đại học Tây Đô xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Trường.

Kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên bao gồm:

  1. Xác định danh mục đề tài, giao đề tài, triển khai thực hiện đề tài.
  2. Tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên và các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác khi có đủ điều kiện.
  3. Tổ chứctriển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo.
  4. Tổ chức hoạt động thông tin về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của sinh viên qua công bố kết quả trên Tạp chí khoa học.

Điều 6. Xác định danh mục đề tài, giao đề tài và triển khai thực hiện đề tài NCKH của sinh viên

1. Xác định danh mục đề tài

a] Đề xuất đề tài NCKH: Trong tháng Một hàng năm Nhà trường ban hành kế hoạch thực hiện đề tài NCKH trong sinh viên. Các Khoa/Bộ môn có trách nhiệm thông báo cho sinh viên thực hiện đăng ký đề tài.

Các Khoa/Bộ môn tổ chức cho sinh viên đăng ký đề tài NCKH [Mẫu 1 - Phụ lục]. Các Khoa/Bộ môn tổ chức xét duyệt, tổng hợp đề xuất đề tài NCKH của sinh viên [Mẫu 2 - Phụ lục] và gửi về Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế [QLKH&HTQT].

b] Phòng QLKH&HTQT tập hợp danh mục đề tài NCKH của sinh viên và báo cáo Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường xét duyệt.

c] Trên cơ sở kết quả xét duyệt của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường, Hiệu trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ cho sinh viên thực hiện.

2. Giao đề tài

Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục đề tài NCKH của sinh viên, các Bộ môn và người tham gia giúp sinh viên hoàn thiện đề cương nghiên cứu [Mẫu 3- Phụ lục]. Người tham gia đề tài cùng với sinh viên chính thực hiện sẽ ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường.

3. Triển khai thực hiện đề tài

Sinh viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt.

Kết quả thực hiện đề tài NCKH của sinh viên được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài [Mẫu 4,5,6, 7- Phụ lục].

4. Nghiệm thu đề tài NCKH

Sau khi hoàn thành nghiên cứu, sinh viên và người hướng dẫn báo với khoa quản lý đề nghị nghiệm thu đề tài.

Thành phần hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên do các khoa dự kiến, Phòng QLKH&HTQT góp ý và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập.

Các hội đồng nghiệm thu tổ chức nghiệm thu, đánh giá theo quy định.

5. Nội dung nghiệm thu

a] Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Sự cần thiết thực hiện đề tài.

b] Mục tiêu nghiên cứu.

c] Phương pháp nghiên cứu.

d] Kết quả khoa học.

đ] Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo.

e] Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.

g] Công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

6. Xếp loại đánh giá đề tài

Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài NCKH của sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt.

Các thành viên Hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá [Mẫu 8- Phụ lục]. Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng [theo thang 100 điểm] của các thành viên tiểu ban có mặt, đề tài được xếp loại như sau:

Điểm [thanh điểm 100]

Xếp loại

Chủ Đề