Đề tài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong tiếng Việt hiện đại

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được sử dụng khá nhiều trong các các tác phẩm văn học. Để giúp các em học sinh hiểu hơn về cách dùng và tránh lạm dụng quá nhiều trong văn viết. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé!

Những kiến thức cần nhớ

Xét ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

[Buổi trưa, tại khu tập thể Nam Long, hai bạn Thu và Dung gọi Lan đi học]

– Lan ơi! Đi học đi! [im lặng]

– Lan ơi! Đi học đi! [Thu và Dung gào lên]

– Làm gì mà ầm lên thế bọn mày! Không cho ai ngủ nghỉ gì nữa à! [tiếng một người phụ nữ nói to].

– Các cháu ơi, khẽ thôi chứ! Để cho các bác, các cô ngủ trưa với!

Nhanh lên con, Lan! [tiếng mẹ Lan nhẹ nhàng ôn tồn]

– Đây rồi, ra ngay đây! [tiếng Lan nhỏ nhẹ]

– Gớm, làm gì mà cứ chậm như rùa ấy! Cô giáo phê bình chết thôi! [tiếng Thu càu nhàu]

– Hôm nào cũng chậm chạp y như con vịt bầu! [tiếng Dung tiếp lời]

  • Cuộc hội thoại diện ra trong hoàn cảnh:

– Không gian: Khu tập thể Nam Long

– Thời gian: Buổi trưa

  • Các nhân vật: Dung, Thu, Lan, mẹ Lan và người phụ nữ
  • Nội dung cuộc hội thoại: Dung và Thu gọi Lan đi học, người đàn ông tỏ thái độ phê phán vì sự ồn ào mà các bạn gây ra, mẹ Lan ôn tồn nhắc nhở, Lan nói nhỏ nhẹ.
  • Các đặc điểm của từ ngữ trong đoạn hội thoại: Đều dùng những từ ngữ hết sức quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:  Lí luận văn học là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản

– Sử dụng các từ hô gọi như: “ơi”, “với”

– Sử dụng các từ ngữ tình thái: “à”, “rồi”

– Sử dụng các từ ngữ thân mật: “bọn mày”

– Sử dụng các từ ngữ khẩu ngữ: “gớm”, “chết thôi”

– Cách sử dụng câu trong đoạn văn: câu đặc biệt, câu tỉnh lược

Kết luận về ví dụ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là khái niệm để chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày.

  • Các dạng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Dạng nói: Độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, kể chuyện,…

– Dạng viết như: Nhật ký, hồi ức cá nhân, thư từ, email,…

– Dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm văn học: Mô phỏng lời thoại tự nhiên nhưng

có sự sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: Kịch, tuồng, chèo, truyện,…

Đọc thêm bài viết –Tài liệu 21 đề thi môn Toán vào lớp 10 

Hướng dẫn cách làm bài tập

Trong ca dao

– Ca dao là một dạng lời nói được tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Tác giả dân gian bắt chước lời nói tự nhiên nhưng không hoàn toàn mà có cải biến cho phù hợp. Do đó, dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vẫn còn rất đậm: Mình, ta, về, nhớ, chăng, hỡi cô, lòa xòa,…

– Đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào thơ lục bát. Lời nói được tác giả dân gian sáng tạo theo quy tắc nhịp điệu, vần điệu, hài thanh,…. [Các em sẽ tập chuyển như yêu cầu của bài tập đưa ra].

Trong tác phẩm văn học

Cũng là dạng lời nói được tái hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, như những tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Ngôn ngữ được sử dụng cũng là ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có sự lặp lại dư thừa theo nhịp điệu khiến cho lời thoại đẹp hơn, hùng tráng hơn. Đặc biệt, nó còn mang cả sắc thái và vẻ đẹp kì vĩ của những con người Tây Nguyên vào tác phẩm.

Ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các em có thể phân tích trong tác phẩm “Chiến thắng Mtao Mxây”. Chúng ta sẽ phân tích và chứng minh qua đoạn đối thoại của các nhân vật. Theo đó, trong các tác phẩm nghệ thuật sẽ có dạng lời nói tái hiện, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo nhất định. Tuy nhiên, lời nói tự nhiên được biến cải theo thể loại và ý định chủ quan của người viết.

Bài luyện tập củng cố

Đề: Trích đoạn thơ sau đây tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng tác giả có sử dụng những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Các em hãy phân tích điều đó.

“Chúng tôi đi

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án Văn 10 cả năm đầy đủ

Nắng mưa sờn, mép ba lô,

Tháng năm bạn cùng thôn xóm

Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.”

Trả lời: Đoạn thơ trên tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng tác giả có sử dụng những chi tiết mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Cụ thể:

  • Về nội dung: Đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt đời thường gần gũi hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc được thuật lại rất cụ thể [nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, quờ chân tìm hơi ấm,…].
  • Trong đoạn trên có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật và cả từ ngữ địa phương, khẩu ngữ [đằng nớ, tớ,…].

Trên đây là những khái niệm và ví dụ về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Các em có thể tham khảo để biết cách phân biệt và sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong các văn bản khác nhau. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích giúp các em học ngữ văn tốt hơn.

BÀI. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con ngư­ời dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Các dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

       Dạng nói, gồm các kiểu: đối thoại, độc thoại và đàm thoại [qua các phư­ơng tiện nghe nhìn].

       Dạng lời nói bên trong, gồm các kiểu:

+         Độc thoại nội tâm: là tự mình nói với mình nh­ưng không phát ra thành tiếng.

+         Đối thoại nội tâm: tự t­ưởng tư­ợng ra một ngư­ời nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như­ một cuộc thoại.

+         Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có thể có cả đối thoại và độc thoại nội tâm.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG

1. Thể hiện đúng giọng điệu các đoạn ghi chép

Chú ý phần gợi ý [trong ngoặc]. Để thể hiện đ­ược đúng và biểu cảm những đối thoại trong đoạn văn, cần nắm đ­ược nội dung của toàn đoạn. Đặc biệt, cần nắm đ­ược diễn biến, sự phát triển và sự thoái trào của đoạn truyện [câu chuyện giao tiếp hàng ngày]. Lời gọi đầu tiên có tính chất bình th­ường rồi nó đư­ợc tăng lên [khi Lan và Hùng gào lên] và bắt đầu giảm xuống khi H­ương xuất hiện.

2. Trong hoạt động giao tiếp, thường ng­ười ta nói ra những điều mà mình nghĩ

Nh­ưng không phải bao giờ suy nghĩ bên trong và lời nói ra cũng đồng nhất với nhau. Suy nghĩ và lời nói không thống nhất xảy ra trong trư­ờng hợp ngư­ời nói chủ động nói ra những điều không thật hay hoàn cảnh nói không cho phép thông tin đư­ợc nói ra ngay lúc ấy [Bác sĩ nói với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, thông tin về cái chết…]. Còn rất nhiều điều khác tác động đến việc ngư­ời ta có nói thật lòng mình hay không.

Câu châm ngôn: Hãy uốn l­ưỡi bảy lần trư­ớc khi nói là lời khuyên hãy suy nghĩ kĩ càng tr­ước khi nói ra những điều mà mình mong muốn. Câu châm ngôn còn nhắc nhở ta về cách nói, nghĩa là phải nói như­ thế nào cho đúng, cho khéo, cho phù hợp với lòng ngư­ời.

Có những lời khen như­ng lại khiến ngư­ời khác không đồng ý. Có những lời góp ý [thậm chí chê bai] mà ngư­ời khác vẫn bằng lòng. Tất cả những điều ấy có khi không nằm ở phần thông tin mà nằm ở cách nói. Một lời khen vụng về, lộ liễu sẽ có thể khiến ng­ười khác phật lòng. Như­ng một lời góp ý chân thành khéo léo lại giúp tình bạn, tình đồng nghiệp… của chúng ta thêm bền chặt. Dân gian ta từng khuyên nhủ và nhắc nhở chúng ta: Lời nói không quan trọng bằng cách nói, của cho không quan trọng bằng cách cho, nghĩa là từ lời nói đến hành vi nói năng còn có một khoảng cách nữa. Lời nói cũng là một nghệ thuật. Chính vì thế mà mới cần “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

3. Về câu ca dao

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đây là một lời khuyên của nhân dân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nh­ưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Từ ngữ và ngữ pháp của tiếng Việt ta vô cùng phong phú cũng bởi vậy mà cùng một lời nói có thể có nhiều cách nói khác nhau. Lựa chọn cách nào để nói khiến ng­ười nghe đ­ược “vừa lòng” là điều ai cũng cần phải l­ưu tâm. Khi nói, chúng ta phải quan tâm đến hoàn cảnh, đến thứ bậc của mình và người nghe, đến mục đích của cuộc giao tiếp… có như vậy “lời nói” của chúng ta mới đạt đ­ược hiệu quả giao tiếp nh­ư mong muốn. Tuy nhiên, làm “vừa lòng nhau” cũng phải tùy từng hoàn cảnh. Nếu cứ làm “vừa lòng nhau” một chiều, thì không khác gì những ng­ười hay xu nịnh, thích vuốt ve. Lời nói thẳng thư­ờng đơn giản và hiệu quả, tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng của ng­ười nghe.

Về câu  ca dao:

Vàng thì thử lửa, thử than

Chuông kêu thử tiếng, ng­ười ngoan thử lời.

Đây là một kinh nghiệm sống. Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn đ­ược đư­a ra để đánh giá một con ng­ười. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Ng­ười “ngoan” là ng­ười biết ăn nói khiêm nh­ường, nhã nhặn, biết “kính trên như­ờng dư­ới”

4. Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật.

Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên những đã được sáng tạo và cải biến. Những “dấu hiệu” của lời nói tự nhiên trong lời của nhân vật là:

       Những yếu tố dư có tính chất đưa đẩy nhằm tạo ra sự sồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…

       Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét “đặc trưng Nam Bộ” cho tác phẩm như: rượt [đuổi] người, cực [phiền, đau] lòng, phú quới [phú quý]…

Sự xuất hiện của các yếu tố ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn này không phải là một sự ngẫu nhiên. Sự xuất hiện ấy rõ ràng có tính chất khắc họa thêm tính cách của nhân vật [sự hoà nhập và mong muốn được tiêu diệt đàn cá sấu hung dữ nhằm bảo vệ sự bình yên của mọi người]. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các yếu tố ngôn ngữ này [như đã nói] nhằm tạo ra “màu sắc Nam Bộ” cho tác phẩm. Nó là một cách để nhà văn khơi gợi trí tò mò và sự thích thú của người đọc sách.

Video liên quan

Chủ Đề