Địa đạo kháng chiến nam hồng được xây dựng vào thời gian kháng chiến nào

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • Ducanh42
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 15/03/2022

  • Cảm ơn 1
  • Báo vi phạm


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 4 - TẠI ĐÂY

Sau khi được thành lập [4-1-1947], đội du kích xã Nam Hồng cùng thanh niên, nam nữ khỏe mạnh trong làng bắt đầu đào hệ thống giao thông hào sát lũy tre. Giao thông hào có chiều sâu hơn 1m và rộng từ 1,2m đến 1,4m.

CLIP: Bên trong địa đạo ở Hà Nội

[NLĐO]- Địa đạo Nam Hồng [Đông Anh, Hà Nội] với chiều dài 11 km, chiều sâu hơn 1 m và rộng từ 1,2 m đến 1,4 m được hình thành trong thời kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của quân và dân Nam Hồng.

  • UBND TP HCM xin ý kiến Bộ Quốc phòng về Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

  • Chủ tịch Cuba thưởng thức khoai mì tại địa đạo Củ Chi

  • Sau bài viết "Thâm nhập địa đạo vàng tặc": UBND tỉnh Gia Lai vào cuộc

  • Địa đạo Củ Chi được xếp hạng "Di tích quốc gia" đặc biệt

Hiện nay, địa đạo Nam Hồng chỉ còn 80 m và hơn 100 m hào giao thông dẫn qua vườn đất của nhiều hộ dân, hơn 10 cửa địa đạo nay chỉ còn lại 2, trong đó một cửa địa đạo bên dưới gầm giường nhà bà Phạm Thị Lai ở thôn Vệ, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Video bên trong địa đạo Nam Hồng từ thời kỳ kháng chiến chống pháp còn lưu giữ đến ngày nay

Anh Phạm Quang Hài [con trai bà Lai] cho biết theo lời mẹ kể, từ đầu năm 1947, đội du kích xã Nam Hồng sau khi được thành lập đã cùng thanh niên, nam nữ trong làng bắt đầu đào hệ thống giao thông hào sát vào lũy tre.

Lịch sử địa đạo Nam Hồng [huyện Đông Anh, Hà Nội] đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây, trở thành niềm tự hào của quân và dân Nam Hồng. Nơi đây, vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và tình yêu quê hương của người dân Nam Hồng tiếp tục tỏa sáng trong thời đại mới.

Địa đạo Nam Hồng với tổng chiều dài gần 11 km được xây dựng từ những năm kháng chiến chống Pháp và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.

Lối vào địa đạo bên dưới gầm giường nhà bà Phạm Thị Lai ở thôn Vệ xã Nam Hồng

Lối xuống địa đạo qua cửa hầm dưới gầm giường nhà bà Lai khá nhỏ, chỉ vừa đủ cho một người lớn. Có một chiếc thang sắt gắn vào vách hầm để mọi người lên xuống. Địa đạo có chiều cao hơn 1 m và rộng từ 1,2 m đến 1,4 m. Đất đào giao thông hào được đắp lên chân các bụi tre, tạo ra những ụ thành kiên cố, vừa làm thành lũy, vừa nuôi dưỡng tre phát triển tốt, vừa ngăn chặn xe tăng, đại bác và bộ binh của địch.

Song song với việc triển khai xây dựng hệ thống công sự chiến đấu, bà con xây dựng hàng trăm hầm bí mật ở khắp mọi nơi như: Ngoài ruộng, trong vườn, bờ ao, trong khu mộ, trong đình, trong chùa, trong nhà thờ họ.

Nhiều lối đi vào địa đạo được thiết kế hình vòng cung

Bà Lai chia sẻ: "Đoạn địa đạo Nam Hồng đầu tiên hình thành ở xóm Phó, thôn Đoài dài hơn 200 m. Chỉ sau khoảng 1 năm, đến đầu năm 1948, địa đạo Nam Hồng đã dài tới gần 11 km. Các tuyến địa đạo nối liền nhà này với nhà kia, có trục chính và hàng chục nhánh nhỏ, thành hình xương cá"

Nơi thứ 2 còn giữ lại lối vào địa đạo Nam Hồng là căn bếp cũ ở góc vườn của ông Phạm Văn Dộc [80 tuổi]: "Ngày xưa, khi các cụ đào địa đạo này, tôi mới có vài tuổi. Bố tôi tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ canh giữ cửa hầm và che giấu cán bộ. Khi còn sống, cụ vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những ngày giặc Pháp càn quét ở Nam Hồng, đó là đoạn địa đạo nguyên bản còn sót lại, được xây từ hơn 70 năm trước. Đi tiếp sẽ thấy một đoạn địa đạo khác, hiện được chính quyền và cơ quan chức năng đặt những tấm bê tông cốt thép lớn ở hai bên và trên đỉnh địa đạo với mục đích chống sập".

Lối vào địa đạo Nam Hồng thứ 2 là căn bếp cũ ở góc vườn của ông Phạm Văn Dộc [80 tuổi]

Theo ông Dộc, hiện nay dân làng vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện khá thú vị về địa đạo này: "Đó là vào một đợt càn của địch đầu năm 1954, địch phát hiện được một miệng địa đạo nhưng không dám xuống. Chúng lấy dây thừng buộc ngang thắt lưng cụ Long, một người dân trong làng, rồi bắt cụ xuống địa đạo kêu gọi du kích ra hàng. Cụ già này đi một mạch đến nơi du kích đang ẩn nấp, bảo anh em cắt dây thừng và ở luôn dưới địa đạo. Bọn địch ngồi trên miệng địa đạo chờ, nhưng càng chờ càng thấy mất hút"

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Nam Hồng đã đánh 308 trận, diệt 354 tên địch, làm bị thương 153 tên, 135 tên phải quy hàng; thu 72 súng trường, 3 súng tiểu liên, 780 lựu đạn, phá 3 xe lội nước, 1 trung liên.

Hình ảnh 2 lối vào địa đạo Nam Hồng trong thời kỳ kháng chiến chống pháp còn lưu giữ đến ngày nay:

Ngôi nhà của bà Lai dù đã sửa sang, tôn tạo để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình nhưng hình dáng vẫn giữ gần như nguyên vẹn

Nắp cửa địa đạo được thiết kế hai tay nắm, những tay nắm này theo thời gian đã hoen gỉ

Cửa vào địa đạo dưới gầm giường nhà bà Lai khá nhỏ, chỉ đủ cho một người lớn

Các tuyến địa đạo nối liền nhà này với nhà kia, có trục chính và hàng chục nhánh nhỏ, thành hình xương cá

Để biến làng xã thành chiến địa bất khả xâm phạm, quân dân Nam Hồng đã mở rộng hệ thống hầm bí mật bằng cách nối thông các hầm với nhau, tạo thành hệ thống giao thông bí mật, liên hoàn trong lòng đất

Lối đi của địa đạo dài dần 11 km và chia ra rất nhiều nhánh

Địa đạo Nam Hồng được thiết kế chắc chắn

Các cửa bên trong địa đạo chia thành các nhánh

Nơi cửa địa đạo thứ 2 của nhà ông Phạm Văn Dộc [80 tuổi]

Biển báo về đường địa đạo Nam Hồng

Bia di tích viết: "Nơi đây đồng chí Trần Xuyên, Chính trị viên thôn đội du kích đã hi sinh sau gần một ngày đánh trả một tiểu đoàn địch vây càn".

Ngôi nhà nơi có cửa địa đạo đã bị hư hỏng nặng theo thời gian

Ông Phạm Văn Dộc [80 tuổi] quyét những đống lá khô lô diện ra cửa hầm địa đạo Nam Hồng

Trong địa đạo cách một đoạn lại có ngách nhỏ cho bộ đội, du kích ta nép vào đây để mai phục, trong trường hợp quân địch phát hiện và xuống được địa đạo sẽ bất ngờ lao ra, khống chế

Những thanh sắt trong đường địa đạo Nam Hồng hoen rỉ theo thời gian

Ngô Nhung

Video liên quan

Chủ Đề