Dịch vụ dẫn đường hàng không bao gồm:

Skip to content

Dịch vụ hàng không đóng vai trò như một cầu nối giữa khách hàng và hãng bay. Nó đem lại những tiện ích cho khách hàng và đem lại cảm giác thoải mái cũng như sự hài lòng cho khách hàng trong suốt quá trình bay.

Dịch Vụ Hàng Không Là Gì?

Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.

Dịch vụ hàng không là hình thức cung cấp, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau chuyến bay. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong bốn lĩnh vực của hàng không dân dụng. Loại hình dịch vụ này cung cấp các dịch vụ đảm bảo an toàn, thoải mái, chất lượng và tiện nghi cho khách hàng. Từ đó, góp phần cùng với các hãng hàng không tạo uy tín cũng như lợi thế cạnh tranh về mặt chất lượng, độ chuyên nghiệp và tăng sự hài lòng của khách hàng đối với hãng. Khi một hãng bay có được một dịch vụ hàng không hoàn hảo nhất họ sẽ chiếm lợi thế lớn trong mắt của khách hàng.

Phân Loại Dịch Vụ Hàng Không

Dịch vụ hàng không được phân loại tùy vào tiêu chuẩn đánh giá.

Phân Loại Theo Tính Chất & Phạm Vi Hoạt Động

  • Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
  • Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.
  • Dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay
  • Dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay là các dịch vụ nằm ngoài dây chuyền công nghệ vận chuyển hàng không nhưng có liên quan đến vận chuyển hàng không và hỗ trợ cho các sản phẩm vận chuyển hàng không cũng như hỗ trợ các lĩnh vực khác trong ngành.

Phân Loại Dựa Trên Dây Chuyền Kinh Doanh Vận Tải Hàng Không

  • Dịch vụ hàng không trực tiếp tại dây truyền kinh doanh của nhà vận chuyển hàng không
  • Dịch vụ trực tiếp trong dây truyền kinh doanh của hãng hàng không là các dịch vụ đồng bộ trong dây truyền công nghệ vận tải của hãng hàng không, thường do các hãng hàng không hoặc công ty con của hãng hàng không đảm nhiệm như: kĩ thuật – bảo dưỡng máy bay, dịch vụ kĩ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ hàng hóa, cung ứng suất ăn trên máy bay,…
  • Dịch vụ hàng không đảm bảo chức năng cho chuyến bay
  • Các dịch vụ bảo đảm cho hoạt động của chuyến bay bao gồm các dịch vụ như: dịch vụ nhà ga hành khách, hàng hoá, an ninh, soi chiếu hàng không, dịch vụ điều hành bay, dịch vụ cung ứng xăng dầu,…
  • Dịch vụ ngoài dây truyền vận tải của hãng hàng không
  • Dịch vụ ngoài dây truyền hàng không là những dịch vụ có liên quan đến vận chuyển hàng không và hộ trợ cho sản phẩm vận chuyển hàng không cũng như hỗ trợ các lĩnh vực khác trong ngành.

Vai Trò Của Dịch Vụ Hàng Không

Khi xã hội ngày càng phát triển đi cùng với nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, hàng không đóng một vai trò quan trọng và có lợi thế lớn trong sự lựa chọn của khách hàng. Do đó, các hãng hàng không luôn muốn tạo ra những dịch vụ hàng không với chất lượng tốt nhất và ưu đãi đến với khách hàng của họ.

Dịch vụ hàng không sẽ cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng theo tiêu chuẩn chung như thái độ phục vụ của nhân viên, các dịch vụ ăn uống, giải trí, cũng như nhiều tiện ích đi kèm của chuyến bay,…và những ưu đãi đặc biệt của riêng hãng hàng không đó. Để được đánh giá là một hãng bay tốt và là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng thì hãng cần phải có một dịch vụ chất lượng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và tạo cho họ cảm giác thoải mái trong suốt quá trình bay. Bên cạnh đó, các dịch vụ cũng đã góp phần giúp cho những hoạt động trước, trong, và sau quá trình bay trở lên dễ dàng theo một quy trình tạo nên sự tiện lợi cho hành khách.

You're Reading a Free Preview
Pages 9 to 34 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 38 is not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 42 to 46 are not shown in this preview.

Những quy định chung về dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không được quy định từ Điều 101 đến Điều 106 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành [có hiệu lực từ ngày 01/08/2017] như sau:

Điều 101. Quy định chung

1. Dịch vụ CNS được cung cấp nhằm phục vụ và bảo đảm an toàn, điều hòa, hiệu quả cho hoạt động bay dân dụng.

2. Việc sử dụng các dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động bay của tàu bay công vụ thực hiện trên cơ sở phương án khai thác và quản lý hoạt động bay theo hợp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

Điều 102. Cơ sở CNS

1. Cơ sở CNS bao gồm các cơ sở cung cấp một hoặc các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát.

2. Nhiệm vụ của cơ sở CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

3. Cơ sở CNS phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Điều 103. Nhân viên CNS

1. Nhân viên CNS bao gồm:

a] Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS;

b] Huấn luyện viên CNS.

2. Nhân viên CNS quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.

3. Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.

Điều 104. Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS

Cơ sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:

1. Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu [kênh riêng, kênh điện thoại]; liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.

2. Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR, SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.

3. Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 105. Cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài

Việc cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam và luật pháp của nước ngoài có liên quan.

Điều 106. Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS

1. Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng hệ thống, thiết bị CNS trong cơ sở ATS phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở hoặc bằng văn bản riêng biệt.

2. Cơ sở ATS và cơ sở CNS liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS.

3. Cơ sở ATS và cơ sở CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị dẫn đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay. Văn bản hiệp đồng phải có nội dung liên quan đến chế độ khai thác hệ thống đèn tín hiệu sân bay theo từng điều kiện cụ thể.

Trong đó,

- CNS [Communication, navigation, surveillance]: Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không. Dịch vụ CNS bao gồm dịch vụ liên lạc [không địa, điểm nối điểm], dịch vụ dẫn đường [bay đường dài, tiếp cận, hạ cánh, cất cánh], dịch vụ giám sát [ra đa sơ cấp/thứ Cấp/Mode S, giám sát tự động phụ thuộc].

- CPDLC [Controller-pilot data link communications]: Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.

- ATS [Air traffic services]: Dịch vụ không lưu.

- Cơ sở ATS: Cơ sở cung cấp ATS.

- AFTN [Aeronautical fixed telecommunication network]: Mạng viễn thông cố định hàng không. AFTN là mạng cung cấp dịch vụ thông tin hàng không bao gồm việc trao đổi các điện văn, dữ liệu giữa các trạm thông tin mặt đất với nhau.

- AMHS [Air traffic service message handling system]: Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.

- PSR [Primary surveillance radar]: Ra đa giám sát sơ cấp. PSR là hệ thống hoạt động theo nguyên lý phát xạ năng lượng sóng điện từ chiếu xạ vào mục tiêu, sau đó thu và xử lý các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu để xác định vị trí của mục tiêu theo cự ly và góc phương vị.

- SSR [Secondary surveillance radar]: Ra đa giám sát thứ cấp. SSR là hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp giữa máy hỏi trên mặt đất và máy trả lời trên tàu bay để nhận được các tin tức về mục tiêu đó [như cự ly, phương vị, tốc độ, độ cao...].

- ADS [Automatic dependent surveillance]: Giám sát phụ thuộc tự động. ADS là kỹ thuật giám sát mà trong đó tàu bay tự động cung cấp qua đường truyền dữ liệu các số liệu từ hệ thống định vị và dẫn đường trên tàu bay, bao gồm nhận dạng tàu bay, vị trí theo không gian 04 chiều và các số liệu thích hợp khác.

Trên đây là nội dung tư vấn những quy định chung về dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề