Điểm giống nhau giữa hình thái giản đơn và hình thái mở rộng của giá trị là gì

Sự phát triển các hình thái giá trịSự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện thông qua 4 hình thái cụ thể:1. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khácVD: 1m vải= 10kg thóc- Tuy là hình thái đơn giản nhưng bản thân nó lại không đơn giả, lại bao gồm hai hình thái:hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỉ lệ trao đổi chưa cố định- Hình thái giản đơn , giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hoá nhất định khácvới nó, chứ không biểu hiện ở mọ hàng hoá khác2. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng - Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn , sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất , chăn nuôi tách khỏi trồng trọt trao đổi trở lên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác.VD: 1m vải =10kg thóc hoặ 2 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàngĐây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.Tuy nhiên đây vẫn là trao đổi trực tiếp tỉ lệ trao đổi chưa cố định.3. Hình thái chung cảu giá trị Với sự phát triển cao hơn nữa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên đa dạng và nhiều hơn.Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, vì thees việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổ.Trong tình hình đó người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộn, rồi đem hàng hoá đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần khi vật trung gian trong đó trao đổi được cố định lại thì ở thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện.VD: 10 kg thóc hoặc 1 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng = 1 m vải4. Hình thái tiền tệKhi lực lượng và phân công lao đông xã hội phát triển hơn nữa, snả xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiểu vật ngang giá chung làm cho:trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn.do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất.Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trịVD: 10 kg thóc hoặc 1m vải hoặc 2 con gà= 1 chỉ vàng

Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực :một bên là các hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất , tỷ lệ trao đổ được cố định lại *] Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đôỉ hàng hóa vậy tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho cá hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.*] Chức năng của tiền tệ : 5 chức năng 1 Thước đó giá trị:Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.Muốn đo lường giá trị của hàng hoá , bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị.Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền cảu giá trị hàng hoá.2. Phương tiện lưu thông Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá.Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt.Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.3. Phương tiện cất trữ.Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: Tiền là đại biểu cho của cải xh dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của của cải.Để làm chức năng phương tiện cất trữ tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc.4. Phương tiện thanh toánLàm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuể, trả tiền mua chịu hàng.5. tiền tệ thế giớiKhi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc giathì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này tiền phải có đủ giá trị phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng.

 5 Chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau.Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

 Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ? [CH62]

Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt giá trị sử dụng, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị, chúng ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ giữa các hàng hóa với nhau. 

Chính vì vậy, thông qua sự nghiên cứu các hình thái biểu hiện của giá trị, qua các giai đoạn phát triển lịch sử, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, hình thái giá trị nổi bật và tiêu biểu nhất.

–   Sự phát triển các hình thái giá trị

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:

*   Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc

*    Gọi là giản đơn hay ngẫu nhiên, vì khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, trong thời kỳ ban đầu của trao đổi, hàng hóa bất kỳ, tỷ lệ trao đổi bất kỳ, miễn là hai chủ thể của hàng hóa đồng ý trao đổi.

*    Vế trái của phương trình [1 m vải] tự nó không nói lên được giá trị của nó, giá trị của nó chỉ được biểu hiện và phải nhờ hàng hóa đứng đối diện với nó [10 kg thóc] nói hộ giá trị của nó, vì thế nó được gọi là hình thái tương đối.

Vế phải của phương trình [10 kg thóc] là hình thái vật ngang giá, vì giá trị sử dụng của nó được dùng để biểu hiện giá trị của hàng hóa khác [1 m vải]. Hình thái vật ngang giá là mầm mống phôi thai của tiền tệ.

*    Nhược điểm của hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: trao đổi vật lấy vật, tỷ lệ trao đổi ngẫu nhiên, vật ngang giá chưa cố định, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện ở mọi hàng hóa khác. Khi trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, có nhiều mặt hàng hơn. đòi hỏi giá trị của một hàng hóa phải được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác với nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:

*     Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau khi có phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

*    Ví dụ:

*     Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. Trong ví dụ trên, giá trị của 1 m vải được biêu hiện ở 10 kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng. Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau.

*    Nhược điểm: trao đổi vật lấy vật, vật ngang giá chưa cố định…

+ Hình thái chung của giá trị:

*     Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem hàng hoá đó đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện.

*    Ví dụ:

*      Đến đây, tất cả các hàng hoá đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung.

*      Nhược điểm: vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

+ Hình thái tiền tệ:

*     Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.

*  Ví dụ:

*    Trong lịch sử, lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng.

Sở dĩ bạc và vàng đóng vai trò tiền tệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn.

*     Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực: một cực là các hàng hoá thông thường; còn một cực là hàng hoá [vàng; đóng vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị. Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.

–    Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Các nhà kinh tế trước C. Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ. Trái lại, C. Mác nghiên ứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao dổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

Vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì:

+ Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng [bạc] quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản.

+ Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả [lợi tức]. Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu.

+ Đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

Video liên quan

Chủ Đề