Điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn ngân hàng

Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta từng trải qua hoặc sẽ gặp phải vào một lúc nào đó là, Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

I. Trước tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với Điểm mạnh

Việc chuẩn bị chu đáo cho các câu hỏi phỏng vấn này là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn không được hỏi câu hỏi này, bạn cũng nên nhận thức được điểm mạnh của mình và những lợi ích bạn có thể mang lại cho vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có được câu trả lời tốt về những điểm mạnh, góp phần giúp bạn dễ vượt qua vòng phỏng vấn và tìm được việc làm như mong muốn.

1. Danh sách điểm mạnh

– Sáng tạo

– Tính linh hoạt

– Mềm dẻo

– Tập trung

– Sáng kiến

– Trung thực

– Tận tâm

– Chính trực

– Tinh thần cầu tiến, luôn học hỏi.

– Giải quyết vấn đề

Ngay cả những ứng viên giàu kinh nghiệm nhất cũng có thể vật lộn với câu hỏi mô tả điểm mạnh của họ, vì vậy chúng tôi đã biên soạn một danh sách các ví dụ để giúp bạn dễ dàng vượt qua được câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo từ mỗi ví dụ về thế mạnh chính này để đưa ra lý do thuyết phục mà người quản lý tuyển dụng nên chọn bạn.

2.  Làm thế nào để trả lời điểm mạnh của bạn là gì?

2.1  Đối với lĩnh vực việc làm IT

Bất cứ phần mềm nào mới được phát hành, tôi sẽ luôn là người đầu tiên thử nghiệm và làm quen với nó. Tôi thích tìm hiểu về mọi khía cạnh của các phần mềm mới.

Và khi phát hiện ra các vấn đề không ổn, tôi đã liên hệ với nhà phát triển để sửa nó ngay lập tức. Vị trí này sẽ cho tôi có hội được làm việc với niềm đam mê của mình và giúp cho các chương trình của công ty tốt hơn.

2.2 Tôi luôn thích làm việc theo nhóm

Tôi thấy rằng khả năng làm việc nhóm và cộng tác với các thành viên là thế mạnh của tôi. Trong các dự án mà tôi làm leader, tôi đã làm tốt việc truyền cảm hứng cho các thành viên khác trong nhóm và làm việc cùng với họ để đạt được các mục tiêu của dự án.

2.3 Điểm mạnh lớn nhất của tôi là kỹ năng viết lách

Tôi làm việc tốt dưới áp lực, và tôi chưa bao giờ trễ hẹn. Một ví dụ cụ thể xuất hiện trong đầu tôi là khi tôi được yêu cầu hoàn thành một dự án mà một đồng nghiệp đã quên, tôi phải đảm nhận công việc này khi chỉ còn 2 tiếng nữa là đến thời hạn.

Đó là một phần quan trọng, vì vậy tôi đã đảm nhận công việc này, và với độ chính xác cao, tôi đã có thể hoàn thành bài viết. Nó không chỉ được hoàn thành đúng hạn, mà còn được độc giả của ấn phẩm nhận xét tích cực.

2.4 Tôi có điểm mạnh với ngành tài chính

tôi thấy rằng tôi rất giỏi làm việc với những con số và tôi thực sự yêu thích nó. Tôi thích giúp mọi người tiết kiệm tiền và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho khách hàng của mình.

Tìm hiểu về nhu cầu của họ và tìm cách giúp họ đạt được lợi nhuận mà họ muốn và họ rất hài lòng với những tư vấn của tôi, và tôi đã giúp khách hàng của mình tăng giá trị ròng lên 10% mỗi năm.

2.5 Tôi là một người đồng cảm

Tôi có kỹ năng quan tâm đến mọi người và hiểu nhu cầu của họ. Tôi đã từng làm nhân viên tư vấn và nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng bất mãn với dịch vụ của công ty.

Tôi đã tư vấn cho khách hàng những lựa chọn khác tốt hơn, và giúp giải quyết bức xúc của khách hàng ngay thời điểm đó.Tôi biết tầm quan trọng của việc làm hài lòng một khách hàng và tôi luôn kiên nhẫn và linh động trong các tình huống để làm hài lòng khách hàng.

2. 6 Có kỹ năng giải quyết vấn đề

Tôi tin rằng điểm mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều này khiến tôi đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức.

2.7. Tôi biết rất rõ về ngành Marketing.

Sau khi làm việc trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị trong hơn 5 năm, tôi có các kỹ năng để tối ưu số tiền quảng cáo và cải thiện lợi nhuận của công ty.

Trên thực tế, khi đảm nhận vị trí này trước đây tôi đã có thể tăng doanh thu cho công ty trong các quý , lần lượt là 7% và 5%.

2.8. Điểm mạnh nhất của tôi là đạo đức công việc

Tôi luôn sự sẵn sàng nhận công việc áp lực khi cần thiết. Tôi không ngại tiếp nhận một khách hàng khó tính hoặc làm một dự án mà không ai khác muốn bởi vì đó là những khách hàng và dự án sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm.

Nếu bạn có khả năng kể một câu chuyện bằng câu trả lời  sẽ giúp bạn vượt qua các ứng viên xin việc khác. Bạn càng có thể nói rõ những điểm mạnh lớn nhất của mình sẽ giúp để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

II. Điểm yếu

1. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này:

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng không thực sự muốn biết chính xác điể m yếu của bạn là gì, mà thông qua câu trả lời họ sẽ đánh giá bạn dựa trên 3 yếu tố như sau:

Khả năng phân tích: Bạn có khả năng phân tích tốt những sai lầm, điểm yếu, công việc của bạn đang làm như thế nào ?

Khả năng chiến lược: Làm thế nào bạn có thể xây dựng kế hoạch / chiến lược để khắc phục những điểm yếu này?

Mức độ ảnh hưởng : Bạn đã thực hiện tốt các kế hoạch này ở mức độ như thế nào và bạn đã cải thiện được bao nhiêu phần trăm về điểm yếu của mình.

Do đó.

Nếu bạn trả lời rằng không có bất kì điểm yếu nào thì có vẻ rất kiêu ngạo, nhưng nếu bạn trả lời quá nhiều điểm yếu tiêu cực, bạn có thể sẽ mất cơ hội được tuyển dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Bạn cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi mà không khiến người quản lý tuyển dụng sợ hãi với một điểm yếu lớn mà bạn có thể khắc phục.

2. Danh sách điểm yếu

– Không an toàn

– Cực kỳ hướng nội

– Cực kỳ hướng ngoại

– Định hướng quá chi tiết

– Nói trước công chúng

– Hiểu biết về tài chính

– Quá nhạy cảm

– Kĩ năng thuyết trình

3. Làm thế nào để trả lời điểm yếu của bạn là gì?

3. 1 Quá cầu toàn

Tôi có xu hướng quá cầu toàn trong công việc. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án, tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm được tốt hơn cho công việc mặc dù tôi vẫn nhận được những phản hồi tích cực từ đồng nghiệp và khách hàng.

Điều này thường khiến tôi làm việc quá sức và khiến tôi cảm thấy kiệt sức. Tôi luôn cố găng dung hòa điều này để giúp bản thân tự tin hơn, và làm việc hòa hợp hơn với mọi người trong Team.

3. 2 Hướng nội

Tôi là người hướng nội, điều này khiến tôi hạn chế trong việc chia sẽ những đóng góp và ý tưởng trong công việc với Team. Tôi cảm thấy rằng tôi  luôn có những ý tưởng hay, nhưng tôi không phải lúc nào cũng thoải mái trình bày.

Tôi quyết định bắt đầu thực hiện các thay đổi để làm quen với việc chia sẻ ý tưởng của mình vì lợi ích chung của nhóm. Tôi vẫn đang tích cực cải thiện điều này và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong năm vừa qua.

3.3 Làm việc quá độc lập

Tôi có xu hướng muốn tự mình hoàn thành các dự án mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Trong quá khứ, điều này khiến tôi gặp phải áp lực và căng thẳng không cần thiết.

Tôi đang cố gắng cải  thiện kỹ năng giao tiếp, hòa đồng và mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong công ty.

3. 4 Tôi là người cả nể

Tôi luôn tránh đối đầu trong cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Điều này khiến tôi đôi khi phải thỏa hiệp về chất lượng công việc hoặc những gì tôi cần để hoàn thành một dự án chỉ để giữ hòa khí.

Tôi nhận ra điểm yếu này và đã tích cực làm việc để nói lên ý kiến của mình một cách xây dựng và hữu ích để cải thiện hiệu xuất của Team.

Bạn càng có thể nói rõ hơn những điểm yếu đáng kể nhất của mình và đưa ra các ví dụ và cách bạn đang cố gắng khắc phục những điểm yếu đó sẽ phục vụ tốt cho bạn trong quá trình tìm việc.

Phần kết luận

Thực hành. Luyện tập là một trong những bước quan trọng nhất trước cuộc phỏng vấn của bạn. Với việc luyện tập phù hợp, bạn sẽ đưa ra được câu trả lời gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng khi được hỏi:  Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Các câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu có vẻ là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn khác.Bài viết sẽ dưới đây sẽcung cấp các thông tin hữu ích cho bạn trình bày sáng tỏ nhất về câu hỏi Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn là gì?. Câu hỏi kinh điển được hãngHRchannels thống kê là một trong số những câu hỏi nhiều nhất trong mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng.


Xem thêm: Đăng ký Upload CV để nhận việc làm phù hợp điểm mạnh, điểm yếu bản thân

MỤC LỤC
1- Điểm yếu của bản thân
1.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu
1.2. Danh sách điểm yếu
1.3. Các ví dụ câu hỏi về điểm yếu
1.4. Ví dụ câu trả lời về điểm yếu
2- Điểm mạnh của bản thân
2.1. Trả lời như thế nào về điểm mạnh của bản thân
2.2. Danh sách điểm mạnh
2.3. Các ví dụ câu hỏi về điểm mạnh
2.4. Ví dụ câu trả lời về điểm mạnh
3. Lời khuyên đắt giá khi đi phỏng vấn


1. Điểm yếu của bản thân

Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đồng thời hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Trường hợp này thường khá hiếm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy nói về điểm yếu trước. Khi này, bạn có thể kết thúc phần trả lời của bạn bằng những ý tích cực.

1.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu

Hãy giải quyết vấn đề khó hơn trước. Ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, ai muốn thừa nhận điều này? Đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn đầy tính cạnh tranh?

Khi thảo luận về điểm yếu, bạn có thể nói về những điểm liên quan đến đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng, tùy thuộc vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí công việc liên quan đến quan hệ khách hàng, hãy tập trung vào đặc điểm nhân cách. Nếu đó là một vị trí việc làm liên quan đến kỹ thuật, điểm yếu liên quan đến kỹ năng nên được quan tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Ví dụ, nếu công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng, đừng nói rằng điểm yếu của bạn là giao tiếp kém.

Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.

Xem thêm: Điểm mạnh nhất của anh/chị là gì?
Telesales là gì? Mô tả công việc của một Telesales

1.2. Ví dụ về điểm yếu

Hãy trung thực khi nói về điểm yếu của bạn. Bạn nên chọn những điểm yếu không liên quan đến những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

- Thiếu tính tổ chức, sắp xếp

Những việc làm hấp dẫn

Nhân Viên Kinh doanh Khách hàng Doanh Nghiệp [650$++]

Hà nội Dịch vụ khách hàng

Recruitment Consultant [Manufacturing/Engineering, USD700]

Hà nội

Recruitment Consultant [Manufacturing/Engineering, USD700]

Hà nội Nhân sự

Recruitment Officer [Marketing/Sales/Finance&Accounting,, USD700]

Hà nội Nhân sự

CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG [Tiếng Trung, USD 600]

Hà nội Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

- Quá nhạy cảm

- Hay tự chỉ trích bản thân

- Thiếu kinh nghiệm thực hành các kỹ năng [các kỹ năng này không phải các kỹ năng thiết yếu]

- Không tự tin trước đám đông

- Thiếu tập trung

- Thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc

- Kỹ năng phân công nhiệm vụ không tốt


1.3. Ví dụ câu hỏi về điểm yếu

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm yếu dưới nhiều dạng khác nhau:

- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

- Bạn thấy phần nào của công việc này sẽ là thách thức lớn nhất đối với bạn?

- Bạn thấy việc đưa ra quyết định nào là khó khăn nhất?

- Bạn đã từng bị sếp chỉ trích điều gì?

1.4. Ví dụ câu trả lời về điểm yếu

Đối với những câu hỏi dạng này, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời sau:

#1: “Tôi thường có xu hướng chỉ trích bản thân một cách gay gắt. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án nào đó, dù nhận được những nhận xét tích cực, tôi luôn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn nữa. Điều này thường làm tôi bị quá tải và luôn cảm thấy không hài lòng. Trong một vài năm vừa rồi, tôi bắt đầu tự nhìn nhận thành quả mà bản thân đã đạt được. Tôi cảm thấy tự tin hơn, đồng thời trân trọng sự cố gắng của tập thể cũng như sự hỗ trợ của những người xung quanh.”

#2: “Tôi thường hay cảm thấy ngại ngùng. Điều này khiến tôi gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông hoặc nêu ý kiến của bản thân. Trước đây, khi ở vị trí lãnh đạo một nhóm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã khiến nhóm của mình bị chậm tiến độ và không đạt được mục tiêu. Tôi đã không tự tin đưa ra ý kiến của mình. Tôi đã quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin trước đám đông. Lớp học rất vui, tôi có cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận. Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện, tôi sẽ bắt chuyện với những người ít nói hơn. Tôi đã từng như vậy. Tôi có thể hiểu được cảm giác của họ.”

#3: “Tôi thường có thói quen trì hoãn mọi việc tới phút cuối. Tôi biết đó là một thói quen xấu vì nó luôn khiến tôi bị căng thẳng vì deadline. Khi tôi làm ở công ty cũ, thói quen này của tôi đã khiến cả nhóm bị căng thẳng và phải chạy nước rút để kịp giao sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi thói quen bằng cách lên lịch trình làm việc khoa học và cụ thể. Lúc mới đầu, mọi việc rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đã có thể từ bỏ thói quen xấu này.”


Xem thêm >>>10 lỗi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
HR là gì? Các vị trí và công việc trong ngành HR
HR là gì? Chi tiết tất tần tật về các bộ phận của HR

#4: “Khi còn đi học, tôi không thích toán, không hiểu được các môn khoa học tự nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi đi làm, tôi muốn làm việc với số liệu nhiều hơn. Tôi bắt đầu đăng ký tham gia các khóa học phân tích, tư duy. Thực sự mà nói, học toán rất căng thẳng và khó khăn. Nhưng việc học kết hợp với thực hành trong công việc giúp tôi tiến bộ hơn rất nhiều.”

2. Điểm mạnh của bản thân

2.1. Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh

Có một sự thật bất ngờ là khá nhiều người gặp khó khăn khi nói đến điểm mạnh của bản thân. Làm sao để nêu điểm mạnh một cách phù hợp? Làm sao để không khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang khoe khoang?

Dù nhà tuyển dụng có hỏi câu hỏi này trong buổi phỏng vấn hay không, bạn cũng nên có sự chuẩn bị. Việc này giúp bạn hiểu mình có những điểm mạnh gì và những điểm gì có thể khiến bạn chiếm ưu thế so với những ứng viên khác. Hơn nữa, bạn có thể nói đến chúng ở những phần khác của cuộc phỏng vấn.

Giống như nói về điểm yếu. Bạn có thể nói theo hai hướng: đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng/ thói quen. Hãy thêm vào bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên khác biệt.

2.2. Ví dụ về điểm mạnh

Một số ví dụ về điểm mạnh mà bạn có thể nêu trong câu trả lời:

- Sáng tạo

- Linh hoạt

- Trung thực

- Nhiệt tình/ đam mê

- Kiên nhẫn

- Có kỷ luật

- Sáng tạo

- Có khả năng tập trung
- Có khả năng định hướng


Xem thêm:Những điểm mạnh trong nghề nghiệp bạn cần chú ý

2.3. Ví dụ câu hỏi về điểm mạnh

Nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi về điểm mạnh của bạn dưới nhiều dạng khác nhau- chia sẻ của một Headhunter giỏi với5 năm kinh nghiệm trong nghề:

- Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

- Điều gì sẽ giúp bạn thành công ở vị trí công việc này?

- Chúng tôi có thể mong chờ điều gì ở bạn trong 60 ngày làm việc đầu tiên?

- Bạn đã từng nhận được lời khen như thế nào từ sếp cũ?

2.4. Ví dụ câu trả lời về điểm mạnh

Kể cả những ứng viên có kinh nghiệm nhất cũng có thể gặp khó khăn với câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây:

#1: “Tôi có khả năng lãnh đạo. Tôi đã có kinh nghiệm mười năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi luôn làm việc vượt KPIs và được thăng chức hai lần ở vị trí công việc cũ. Tôi tin rằng những thành công này có được trên cơ sở việc lãnh đạo một cách hiệu quả các nhóm gồm những cá nhân có kiến thức và kỹ năng đa dạng. Tôi thường xuyên sử dụng và rèn luyện khả năng lãnh đạo bằng cách theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của các cá nhân trong nhóm, trao đổi thẳng thắn để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. Tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng này ở những vị trí làm việc tiếp theo.”

#2: “Tôi có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Tôi từng lãnh đạo một nhóm bao gồm nhiều thành viên với kỹ năng đa dạng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tôi đã chỉ dẫn, truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên để cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung. Trong ba năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.”

#3: “Tôi luôn muốn thử nghiệm những kỹ thuật mới. Khi có một phần mềm mới được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn là một trong những người tiếp xúc đầu tiên. Tôi muốn tìm hiểu và khám phá từng khía canh, từng chức năng. Ở công ty cũ, khi có một phần mềm kế toán mới được sử dụng, tôi đã tìm ra một lỗi quan trọng và yêu cầu nhà phát triển sửa lại. Điều này đã giúp công ty tránh việc sai lệch trong nhiều tài liệu tài chính. Tôi tin rằng vị trí công việc này có thể cho tôi cơ hội được áp dụng điểm mạnh của minh.”


Xem thêm >>>Mẫu cv tiếng anh ấn tượng hoàn thành trong 05 phút

#4: “Tôi hiểu về lĩnh vực công nghiệp này. Tôi có kinh nghiệm mười năm làm việc trong ngành marketing và kinh doanh. Tôi biết cách nâng cao hiệu quả marketing. Khi tôi bắt đầu làm việc ở công ty cũ, hoạt động kinh doanh đang trên đà đi xuống. Trong hai năm tôi ở đó, tổng doanh thu của họ đã tăng lần lượt là 6% và 5% từng năm.”

#5: “Tôi có khả năng viết tốt. Tôi từng viết tự do trong năm năm cho nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết của mình, tôi có thể đảm bảo cả nội dung và kỹ thuật, tôi có thể cân bằng giữa sáng tạo và phân tích.”

3. Lời khuyên khi đi phỏng vấn

Trên hết, khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những tình huống không mong đợi. Điều này có thể giúp bạn tự tin hơn để đương đầu với kể cả những tình huống căng thẳng nhất.

Hãy chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn bằng việc tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp, đảm bảo những gì bạn có là những gì họ cần, chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và thực hành trước tại nhà.

Bạn cần nắm rõ những thông tin về bản thân: bạn là ai, bạn làm gì, bạn có thể làm gì cho doanh nghiệp. Cố gắng rút gọn những thông tin này trong vòng 60 giây.

Sau khi nhận được câu hỏi, bạn có thể dành ra một vài phút để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Đừng ngại việc tạm dừng nếu bạn cần thời gian. Khi đó, bạn có thể tập trung suy nghĩ và đưa ra câu trả lời chất lượng hơn là nói ngay những điều vừa xuất hiện trong đầu bạn.

>>> Đọc thêm: CÁCH TRÌNH BÀY ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU TRONG MỘTCV ẤN TƯỢNG

"Bạn muốn được gợi ý việc làm phù hợp với kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Hãy đăng ký, HRchannels sẽ cập nhật danh sách việc làm phù hợp hàng tuần cho bạn."

Nguồn ảnh: Internet.


Video liên quan

Chủ Đề