Đọc hiểu đất nước của những người con gái con trai

câu 1: Phần cuối của đoạn văn, tác giả đã gợi ra câu hỏi khiến người đọc day dứt mãi, đó là " Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây . "Khoảng trống" ở đây chính là những khoảng trống về mặt tâm hồn khi ai đó luôn cảm thấy buồn và cô độc vì không thể giao lưu, chia sẻ với những người xung quanh.Vậy tại sao những người trẻ lại thường có khoảng trống do cảm giác cô độc và nỗi buồn tạo ra.Đó là do tuổi trẻ là tuổi của khát khao, hoài bão, tuổi của hi vọng, đam mê, của khao khát bày tỏ sẻ chia.Tuy nhiên vì không đạt được nên họ dễ dàng rơi vào trạng thái buồn,cô độc.Làm sao để khắc phục tình trạng này. Trước hết, mỗi người cần xác định cho mình một tư tưởng đúng đắn về hạnh phúc để từ đó uôn hoàn thiện mình để hướng đến hạnh phúc chân chính, để không buồn và cô đơn nếu theo đuổi hạnh phúc không phù hợp với mình. Một cách khác nữa đó là tìm người có hoàn cảnh giống mình để sẻ chia, để đồng cảm và có lẽ nỗi buồn cũng vơi bớt. Điều quan trọng có lẽ là phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ của mình. Không nên để việc suy nghĩ quá nhiều hay nhận thức chưa đúng làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.

câu 2: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông đã phản ánh khá sinh động hình ảnh hào hùng của nhân dân ta, đất nước ta trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông đã phản ánh khá sinh động hình ảnh hào hùng của nhân dân ta, đất nước ta trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hay nói một cách khác, thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một tình yêu nước, yêu chân lí cách mạng tha thiết, bộc lộ niềm tự hào dân tộc cao độ, niềm tin chắc chắn vào tương lai tất thắng của cách mạng. Đặc biệt là Nguyễn Khoa Điềm luôn có ý thức nhắc nhở thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau phải biết gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều này được Nguyễn Khoa Điềm bộc lộ khá rõ trong đoạn thơ sau: Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Đoạn thơ đã thể hiện được cái tâm" của nhà thơ đối với đất nước. Nhà thơ mong muốn thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên đi nguồn cội của mình, đừng đánh mất quá khứ, bởi quá khứ đã làm nên hiện tại, không có quá khứ thì làm sao có hiện tại. Dân tộc ta có lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là một quá khứ bi thương nhưng rất hào hùng của dân tộc. Chính cái quá khứ ấy đã hun đúc làm nên bề dày truyền thống của dân tộc, làm cho dân tộc vẫn tồn tại đến ngày hôm nay qua bao cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội về nhiều mặt như quân số, kinh tế, vũ khí... chúng ta thắng kẻ thù bằng sức mạnh của lòng yêu nước. Chính vì vậy mà trong đoạn thơ này, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc nhở, khuyên nhủ thế hệ hôm nay hãy nhìn rất xa vào quá khứ của dân tộc. Và trong cái chiều dài của lịch sử dân tộc ấy, có biết bao lớp người con gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ, họ đã sống và chết một cách giản dị và bình tâm không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng mà nhà thơ đã khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc. Chính họ là những con người làm ra Đất Nước. Lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với thế hệ hôm nay hết sức thuyết phục, bởi nó không phải là lời giáo huấn suông, mà lời giáo huấn ấy dựa trên một sự thật rõ ràng, hiển nhiên từ hiện thực lịch sử sinh động của dân tộc ta. Họ đã làm ra Đất Nước bằng chính những công việc hàng ngày và trong suốt cuộc đời họ: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Họ truyền cho nhau ngọn lửa mang tên sức sống của dân tộc Việt Nam. Họ bảo vệ đất đai xứ sở từ thời vua Hùng cầm gươm đi mở cõi. Họ đã gìn giữ và truyền lọi cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần, vật chất và cả tình yêu đất nước của lớp lớp con người. Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nól, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã, tên làng và truyền thống chống thù trong giặc ngoài. Nói đến văn hóa là nói đến văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này cũng chú ý đến hai điều đó. Vấn đề là tác giả không chẳng định sự tồn tại của văn hóa mà khẳng định người làm nên văn hóa ấy là nhân dân. Vì thế sau khi đề cập đến hình ảnh địa lý mang tính nhân dân, lịch sử mang tính nhân dân và văn hóa mang tính nhân dân, nhà thơ đã khái quát nên một điều mang tính chân lý của thời đại. Để đất nước này là đất nước nhân dân Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại. Để đất nước này là đất nước nhân dân" Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để đất nước hòa bình, thống nhất. nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi "Sống vững chãi 4000 năm sừng sững Lưng đeo gươm tay miệt mài bút hoa Trong lạ thực sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa"

Đánh giá 5 sao giúp chị nhé. Nếu thấy hay thì thưởng thêm xu cho chị nhé. Nếu không hiểu chỗ nào thì hỏi chị, chị sẽ giải thích cho nhé. Cảm ơn em nhiều.

dạ em cảm ơn chị nhiều nhé