Đối tượng nghiên cứu của môn xây dựng Đảng

Xây dựng Đảng là một chuyên ngành nghiên cứu thuộc bộ môn khoa học chính trị hay Chính trị học, tập trung nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng hệ thống, cơ chế, hoạt động của một đảng chính trị. Công tác xây dựng Đảng là một trong những việc làm thiết yếu quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính sống còn của một Đảng chính trị cầm quyền.

Công tác xây dựng Đảng là 1 công tác có tính quan trọng sống còn đối với 1 đảng lãnh đạo,vì vậy mục đích của việc này là nhằm xây dựng 1 Đảng đoàn kết về chính trị, vững vàng về tư tưởng và kiện toàn,linh hoạt trong việc tổ chức bộ máy đảng.

Trong đó lĩnh vực chính trị là lĩnh vực được chú trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định,tác động sâu sắc đến các lĩnh vực nghiên cứu khác.

Nhiệm vụ chủ yếu của việc này là xây dựng đường lối chính trị, bao gồm: đường lối chung và đường lối của từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng mặt của đời sống xã hội. Những vấn đề cơ bản nhất của đường lối chính trị được thể hiện trong Cương lĩnh. Đường lối có khi được xác định đồng thời hoặc có khi được xác định trước Cương lĩnh.

Từ những Cương lĩnh, điều lệ của 1 Đảng chính trị,Đảng ấy phải biết cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách lớn; tiếp đó là phải quán triệt đến toàn Đảng, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách đã đề ra. Mỗi một nhiệm vụ như vậy đều yêu cầu xây dựng Đảng về chính trị một cách phù hợp:

Muốn Xây dựng điều lệ, cương lĩnh chính trị của Đảng đòi hỏi phải có tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn sâu sắc, tầm tư duy chiến lược nhìn xa trông rộng. Xác định chủ trương, chính sách lại đòi hỏi sự ấm hiểu sâu sắc các yếu tố chủ quan, khách quan, có tầm tư duy sách lược nhạy bén, để giành được cái tối đa trong một thời kỳ, thời điểm nhất định, để không vụt mất thời cơ quan trọng làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của Đảng.

Xây dựng Đảng về chính trị còn đòi hỏi phải làm cho toàn Đảng, và mỗi đảng viên có được bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là kết quả tổng hợp của việc xây dựng Đảng toàn diện

Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là làm cho tư tưởng của cán bộ, đảng viên phù hợp với tư tưởng của Đảng, thống nhất cao và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng.

Để bảo đảm sự thống nhất giữa nền tảng tư tưởng và hành động của Đảng trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Các Cấp ủy Đảng, nhất là cán bộ chủ chốt, phải dành thời gian và công sức thích đáng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.

- Đối với những vấn đề lý luận, trực tiếp chi phối việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, đã được thảo luận, tranh luận trong thời gian dài, đã chín muồi, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cần kết luận để thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng.

- Nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng trên cơ sở lý luận và thực tiễn chính xác, thiết thực, sâu sắc; phù hợp với sự cần thiết thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và tình hình Đảng trí ngày càng được nâng cao.

- Đổi mới công tác thông tin nội bộ, nhằm nâng cao tính cập nhật, tính chính xác, tính mở rộng của thông tin,không né tránh, hạn chế thông tin (nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay).

Trong các văn kiện Đảng vẫn thường nói đến các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trong đó Nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định là nguyên tắc tổ chức cơ bản nhất. Như vậy, ngoài nguyên tắc tổ chức cơ bản còn những nguyên tắc tổ chức khác nữa. Tổ chức xây dựng Đảng ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo cơ chế tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách,trên cơ sở ấy cá nhân là người nắm giữ chức vụ, phải thực thi và hoàn thành các các nhiệm vụ của tập thể lãnh đạo giao phó,trong một số trường hợp nhất định thì cá nhân sẽ được quyền quyết định và phải báo cáo lại tập thể lãnh đạo.

Đối với lĩnh vực xây dựng tổ chức, bộ máy sinh hoạt Đảng, nhiều nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế,thì cơ bản Đảng ta được tổ chức xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc chủ yếu sau: - Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc lập các tổ chức Đảng theo các cấp của hệ thống chính trị và theo quy mô địa giới - hành chính.

- Nguyên tắc lập các tổ chức cơ sở của Đảng trong các đơn vị cơ sở thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Mỗi đảng viên đều phải sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở Đảng

Việc xây dựng 1 Đảng cầm quyền dựa trên những cơ sở trên sẽ đảm bảo được tính nhất quán trong các chủ trương chính sách, quyết định và tính đồng bộ trong công tác triển khai và thực thi các chủ trương chính sách quyết định đó.

Xây dựng phong cách lãnh đạo của Đảng và lối làm việc của cán bộ, đảng viên là xác định rõ mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo; từ đó vận dụng cách thức, biện pháp phù hợp để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với nhân dân.

Trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, việc lãnh đạo là bằng mệnh lệnh, bằng tập trung cao độ, bằng cơ chế xin - cho, cấp phát bình quân. Trong thời kỳ đổi mới, phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của Đảng được đổi mới theo hướng ngày càng cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Những chuyển biến tích cực được thể hiện ở việc Đảng tập trung thực hiện vai trò lãnh đạo về tư tưởng, chính trị, tổ chức; Nhà nước thực hiện việc quản lý theo pháp luật để thực hiện quyền lực của dân, do dân, vì dân; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện vai trò phản biện xã hội; quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện.

  • http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tiep-tuc-xay-dung-dang-ve-chinh-tri-va-tu-tuong-115834
  • http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XII/2019/54575/Xay-dung-Dang-trong-sach-vung-manh-thuc-tien-va-kinh.aspx
  • http://www.xaydungdang.org.vn/

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xây_dựng_Đảng&oldid=65080946”

a)           Khái niệm "đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam"

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác — Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối cách mạng. Đây là công việc quan trọng hàng đầu của một chính đảng.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quam điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng.

Về tổng thể, đường lối cách mạng của Đảng bao gồm đường lối đối nội và đường lối đối ngoại.

Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng, như: đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử, như: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa; đường lối cách mạng trong  thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945); đường lối cách mạng miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975); đường lối đổi mới (từ Đại hội VI, 1986). Ngoài ra, còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như: đường lối công nghiệp hóa; đường lối phát triển kinh tế - xã hội; đường lối văn hóa - văn nghệ; đường lối xây dựng Đảng và Nhà nước; đường lối đối ngoại...

Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối, nếu thấy đường lối không còn phù hợp với thực tiễn thì phải sửa đổi.

Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng; quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc. Vì vậy, để tăng cường vai trò lạnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn. Nghĩa là, đường lối của Đảng phải được hoạch định trên cơ sở quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức tiên tiến của nhân loại; phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng Việt Nam và đặc điểm, xu thế quốc tế. Mục tiêu của đường nhằm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đường lối đúng sẽ đi vào đời sống, soi sáng thực tiễn, trở thành ngọn cờ thức tỉnh, động viên và tập hợp quần chúng nhân dân tham gia tự giác phong trào cách mạng cách hiệu quả nhất; ngược lại, nếu sai lầm về đường lối thì cách mạng sẽ bị tổn thất, thậm chí bị thất bại.

b) Đối tượng nghiên cứu môn học.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ bản nghiên cứu đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Do đó, đối tượng nghiên cứu cơ bản của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin và môn học Tư tưởng Hồ Chi Minh. Vì đường lối của Đảng là sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Do đó, nắm vững hai môn học này sẽ trang bị cho sinh viên tri thức và phương pháp luận khoa học để nhận thức và thực hiện đuờng lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

Mặt khác, vì đường lối cách, mạng không chỉ nói lên sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới của Đảng ta. Do đó, việc nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Loigiahay.com