Đông phương học cần bao nhiêu điểm

Đông phương học là ngành khoa học xã hội nghiên cứu chuyên sâu về con người, lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế… của các quốc gia phương Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Đông Nam Á.

Chương trình đào tạo ngành Đông phương học cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết đặc sắc về những nền văn hóa lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Song song với việc học ngôn ngữ, sinh viên cũng lĩnh hội những nền tảng căn bản về văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế… của các quốc gia phương Đông.

Những năm gần đây, ngày càng có thêm trường đại học tuyển sinh ngành Đông Phương học theo khối C, bên cạnh khối D hay A1. Tuy nhiên, điểm chuẩn khối C của ngành này có sự khác biệt rất lớn giữa các trường.

Thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo điểm chuẩn khối C của các trường đối với ngành Đông phương học 4 năm gần đây trước khi nộp hồ sơ xét tuyển đại học năm 2021.

STT Trường

Điểm chuẩn

năm 2017

Điểm chuẩn

năm 2018

Điểm chuẩn

năm 2019

Điểm chuẩn

năm 2020

1 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế 14.25 13 13 15
2 Đại Học Thái Bình Dương 15,5 13 17 14
3 Đại Học Lạc Hồng 15,5 14 14 15
4 Đại Học Cửu Long 15,5 13 14 15
5 Đại học Công Nghệ TPHCM 17,5 16 17 18
6 Đại Học Đà Lạt 18,5 16 16 16
7 Đại Học Văn Hiến 20 14 15 15
8 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 28,5 27,25 28,5 29,75
9 Đại Học Quy Nhơn - 14 14 15
10 Đại Học Dân Lập Văn Lang - 17,5 19 18
11 Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu - - 14 15
12 Đại Học Yersin Đà Lạt - - - 15
13 Đại Học Gia Định - - - 15
14 Đại Học Đại Nam - - - 15

 >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Phương Chi

Mức điểm chuẩn vào ngành Báo chí hầu hết tăng mạnh. Thậm chí, có trường mà thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn mới trúng tuyển.

Khối C gồm tổ hợp môn Văn- Sử- Địa. Năm nay, có tới 476 thí sinh đạt điểm xét tuyển đại học từ tổ hợp khối C ở mức 28 điểm trở lên.

Em Phạm Thanh Tùng, học sinh lớp 12C5, Trường THPT Hoàng Lệ Kha [huyện Hà Trung] - thủ khoa khối C của tỉnh Thanh Hóa đang sống với bà ngoại gần 90 tuổi.

Từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT, VietNamNet đã phân tích điểm trung bình khối C của các tỉnh, thành trên cả nước. An Giang là địa phương có điểm trung bình khối C cao nhất với 21,23 điểm.

Tối 15/9, các trường đại học tiếp tục công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2021 bằng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, ngành Đông phương học của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với số điểm chuẩn là 29,80 điểm. Tiếp đến là ngành Báo chí với điểm chuẩn là 28,8 điểm.

Điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội năm 2021 là 28,75 điểm, ngành Kỹ thuật máy tính là 27,65 điểm, ngành Kỹ thuật điều khiển tự động hoá là 27,75 điểm.

Điểm chuẩn cao nhất vào ĐH Y dược, ĐHQG Hà Nội năm nay thuộc về ngành Y khoa với 28,15 điểm, ngành Răng-Hàm-Mặt có điểm chuẩn cao thứ 2 với 27,5 điểm, tiếp đến là ngành Dược học có điểm chuẩn là 26,05 điểm.

Điểm chuẩn cao nhất của ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội là ngành Sư phạm Ngữ văn-Lịch sử-Địa lý với 26, 55 điểm, ngành Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên là 25,55 điểm. Đáng chú ý, điểm chuẩn vào ngành Đông phương học của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội năm 2021 tiếp tục dẫn đầu trong số các trường đã công bố với 29,8 điểm [tổ hợp xét tuyển 3 môn Văn, Sử, Địa]. Tiếp đến là ngành Báo chí với điểm chuẩn là 28,8 điểm [tổ hợp xét tuyển Văn, Sử, Địa]. Năm ngoái, điểm chuẩn vào ngành Đông phương học cũng dẫn đầu cả nước với 29,75 điểm.

Năm 2021, ngành Đông phương học của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tiếp tục dẫn đầu với 29,80 điểm

Điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội ngành Khoa học Máy tính cao nhất là 28,43, tiếp đến là ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo với điểm chuẩn là 28,4, ngành Công nghệ thông tin với 27,85 điểm, ngành An toàn không gian số với 27,44 điểm. Các ngành có điểm chuẩn thấp nhất năm nay có mức điểm chuẩn là 23,88 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội ngành Logistics và chuỗi cung ứng là 28,3 điểm, ngành Kinh doanh quốc tế là 28, 25 điểm, ngành Maketting là 28,15 điểm, ngành Thương mại điện tử và Kiểm toán là 28,1 điểm, ngành Kinh tế quốc tế là 28,05 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất của ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội năm nay là 26,9 điểm.

Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.Hồ Chí Minh, các ngành Marketing, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm trúng tuyển cao nhất là 24. Các ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Công nghệ thông tin có mức điểm trúng tuyển là 22, các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh doanh thương mại, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Thiết kế đồ họa, Tâm lý học có mức điểm trúng tuyển là 21.

Theo điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 của Trường ĐH Thương mại Hà Nội, ngành Maketting có điểm chuẩn cao nhất với 27,45 điểm, tiếp đến là ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn trúng tuyển là 27,4, ngành Thương mại điện tử có điểm chuẩn là 27,1 điểm. Ngành thấp nhất năm nay của ĐH Thương mại có điểm chuẩn là 26,1 điểm.

Huyền Thanh

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Đông phương học
Tổ hợp môn:

  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • C00: Văn – Sử – Địa
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
  • D04: Toán – Văn – Tiếng Trung

Nếu bạn có thiên hướng xã hội và năng động; bạn muốn khám phá và nghiên cứu giá trị ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị của các quốc gia; nếu bạn muốn làm việc trong môi trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, thì thật tuyệt vời: hãy chọn ngành Đông Phương học!

Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] và tham gia vào sự phát triển mạnh mẽ của Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC]. Việc gia nhập các khu vực tự do thương mại tự do chung không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm và trao đổi văn hóa giữa các nước. Điều này tạo điều kiện cho ngành Đông phương học phát triển.

Học ngành Đông phương học có gì thú vị?

Đông phương học là ngành khoa học xã hội nghiên cứu chuyên sâu về con người, lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế… của các quốc gia phương Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Đông Nam Á.

Chương trình đào tạo ngành Đông phương học cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết đặc sắc về những nền văn hóa lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Song song với việc học ngôn ngữ, sinh viên cũng lĩnh hội những nền tảng căn bản về văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế… của các quốc gia phương Đông.

Sinh viên khi theo học ngành này được đào tạo để sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ chuyên ngành [Nhật, Hàn, Trung…], đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành và nắm vững kiến thức nền tảng đặc trưng của từng quốc gia để làm việc trong môi trường đa văn hóa.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Đông phương học?

  • Có năng khiếu về ngoại ngữ
  • Yêu thích lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, yêu thích tìm hiểu về các quốc gia phương Đông [Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…]
  • Năng động, tư duy hướng ngoại

Học ngành Đông phương học ở đâu?

Những trường đại học đào tạo ngành Đông phương học như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Văn Lang, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học Tp. HCM, …sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn nổi trội trong lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng này.

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN ĐÔNG PHƯƠNG HỌC VĂN LANG

Trường Đại học Văn Lang mở ngành Đông phương học từ năm 2017.

Ngành Đông Phương học của VLU có 3 chuyên ngành: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, đào tạo theo định hướng ứng dụng.

Các thỏa thuận hợp tác của VLU và Đại học Gwangju, Đại học Nam Seoul… giúp sinh viên có cơ hội học tập tại Hàn Quốc với các chương trình 2+2, 3+1…

Điểm nổi bật của ngành Đông phương học tại Trường Đại học Văn Lang?

Các bạn sinh viên Khoa Xã hội & Nhân Văn mô tả đặc trưng văn hóa Hàn Quốc trong chương trình cấp khoa [nguồn: Văn Lang Photographers]

Học Đông phương học ở Trường Đại học Văn Lang là trải nghiệm một hành trình kỳ thú đi từ lịch sử xa xưa đến sự phát triển hiện đại của các khu vực và quốc gia phương Đông.

Văn Lang đào tạo ngành Đông phương học theo định hướng ứng dụng, SV tiếp cận sự tương đồng và khác biệt về đặc trưng văn hóa xã hội của các nền văn hóa trong khu vực [thuộc từng chuyên ngành] trong sự so sánh đối chiếu; từ đó người học tăng khả năng hội nhập và thích nghi trong môi trường lao động quốc tế hiện đại. Ngoài ra, người học sẽ có các kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng trình bày thuyết trình, tranh luận các vấn đề xuyên quốc gia, đa văn hóa và vận dụng thành thạo, hiệu quả ngoại ngữ chuyên ngành trong giao tiếp, giao lưu quốc tế.

Tháng 11/2017, Trường Đại học Văn Lang ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học GwangJu. Tháng 10/2018, Văn Lang ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Nam Seoul [Hàn Quốc]. Qua đó, sinh viên ngành Đông phương học có cơ hội sang Hàn Quốc trao đổi học tập theo các chương trình 2 +2 hoặc 3 + 1. Đến nay, đã có 6 sinh viên ngành Đông phương học VLU sang Hàn Quốc học tập.

Chương trình học ngành Đông phương học đào tạo những gì?

3 chuyên ngành: Nhật Bản học – Hàn Quốc học – Trung Quốc học

Sau 4 năm học, bạn nắm vững kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Đông phương học theo hướng chuyên ngành Nhật Bản học, Hàn Quốc học hoặc Trung Quốc học; thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết ngôn ngữ chính [Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc].

  • Kiến thức chuyên sâu về quốc gia [ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, địa lý,…]
  • Nghiệp vụ biên phiên dịch, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ thương mại,…
  • Kỹ năng cá nhân: thích ứng môi trường sống, làm việc nhóm, giao tiếp và ứng xử trong môi trường đa văn hóa.
  • Kỹ năng chuyên môn: nhận biết, phân loại các dữ liệu, thông tin về khu vực học và đất nước học, làm nền tảng phát triển tư duy sáng tạo; phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đa lĩnh vực, đa ngôn ngữ; kỹ năng quan hệ quốc tế và giao tiếp xã hội.

Hoạt động của Sinh viên ngành Đông phương học tại Văn Lang?

Ngành Đông phương học thuộc Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên Đông phương học tự tin và tài năng, nổi bật trong các hoạt động phong trào và lễ hội của Khoa.

Ngày 03/3/2018, tại Vòng Chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Nhật các trường đại học phía Nam” lần 2 năm 2018, sinh viên Đông phương học trường Đại học Văn Lang giành giải khuyến khích.

Ngày 27/10/2019, tại Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản, bạn Trương Thị Bích Kiều và Văn Tứ Phi Lân – ngành Đông phương học VLU đã đạt 3 hạng mục giải thưởng: Top 5 Miss and Mister Sakura 2019, thí sinh trình diễn trang phục Dạ hội đẹp nhất, thí sinh trình diễn trang phục Kimono đẹp nhất.

Trình diễn trang phục truyền thống trong chương trình cấp khoa “Thiên Điểu” [nguồn: Văn Lang Photographers]

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Đông phương học

Ngành Đông phương học có cơ hội việc làm rộng mở, người học ngành Đông phương học có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Môi trường làm việc rộng mở: là ngành học tiếp xúc với nền văn hóa của các nước khác nên người tốt nghiệp ngành Đông phương học có cơ hội học tập và làm việc ở các nước tiên tiến, là mơ ước của những bạn trẻ yêu thích sự tự do và công việc năng động.

Một số vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ngành Đông phương học:

  • Nhân viên biên – phiên dịch
  • Phóng viên quốc tế
  • Nhân viên đối ngoại
  • Chuyên viên Sở Ngoại vụ
  • Nhân viên tư vấn du học
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Nhân viên hải quan
  • Giảng dạy,…

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Đông phương học?

Phương Đông là một trong những cái nôi lâu đời của nền văn minh nhân loại, hội tụ nguồn tài nguyên nhân lực dồi dào, là khu vực phát triển kinh tế rất năng động, thị trường đang trỗi dậy với nhiều triển vọng lớn. Trong sự phát triển đó, phương Đông ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao… ở rất nhiều nước. Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong vùng giàu tiềm năng này của thế giới, đã và đang có những quan hệ trên nhiều lĩnh vực với các quốc gia trong vùng. Việc nghiên cứu để hiểu biết sâu rộng về thế giới phương Đông là một nhu cầu tất yếu và khách quan.

Việc làm của cử nhân ngành học Đông phương học rất rộng mở. Ngoài ra, sinh viên ngành Đông Phương học còn có cơ hội học lên cao hoặc tìm học bổng du học khá dễ dàng. Hằng năm, ngành Đông phương học ở các trường thường tiếp nhận nhiều suất học bổng trợ cấp, du học và trao đổi văn hóa với nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore…

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Đông phương học tại Văn Lang?

  • Xét theo điểm thi THPT quốc gia: 18 điểm [2020]
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT [học bạ]:
    – Năm 2019: 18 điểm
    – Năm 2020: 18 điểm [đợt 1], 18 điểm [đợt 2]
    – Năm 2021: 18 điểm [đợt 2]

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

Tháng 6/2020, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn. Nếu bạn muốn học ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn chỉ với 2 năm đào tạo và ra trường với tay nghề cao, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Chương trình Đào tạo của ngành Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Nhật của Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn.

  • Trưởng khoa: PGS. TS. Đặng Ngọc Lệ
  • Phó Trưởng khoa: GVC. TS. Hồ Quốc Hùng; PGS. TS. Lê Thị Minh Hà
  • Văn phòng Khoa: Lầu 5, Tòa nhà A, Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028.7109 9253 – Ext: 4130
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề