Đốt rfa là gì

Lở loét, hoại tử do đắp lá vào u tuyến giáp...

ThS.BS Phạm Như Quỳnh  – Phó khoa Khám bệnh, BVĐK Hà Nội cho biết, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới từ 3-10 lần. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi 20 có tần suất mắc bệnh rất cao. Tại nước ta, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.

Theo ThS.BS Phạm Như Quỳnh, sự khác biệt về cấu tạo chính là nguyên nhân khiến nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới. Với phụ nữ, cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và họ phải chịu những biến động về nội tiết tố nhiều hơn nam giới. Đa số các trường hợp đến khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Khoa Ung bướu BV Hà Nội là nữ giới với các triệu chứng khá điển hình như: cổ phình to, khó nuốt, khàn tiếng. Hầu hết họ đều ở độ tuổi trên 30 và đã từng sinh con.

Trường hợp gần đây tới BV Hà Nội khám trong tháng 3/2021, bệnh nhân Đ.T.C [47 tuổi] trong tình trạng cổ sưng tấy, nhiều vết sẹo lớn nhăn nhúm, mắt lồi, tay run, cơ thể suy nhược, mạch nhanh.

Trước đó, khi thấy vùng cổ xuất hiện khối u, chị C nghe lời hàng xóm tự đắp lá. Sau đó, chị C. tìm đến nhà các thầy lang, chị được cho uống, đắp các loại thuốc nam lên vùng cổ trong 10 ngày với chi phí khoảng 10 triệu đồng. Sau 10 ngày, tại vị trí đắp thuốc, vùng da của chị C bị hoại tử bong tróc. Các thầy lang khẳng định là đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên sau đó, chị C. sụt cân, mệt mỏi gia đình đã đưa chị đến khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân C. bị Basedow, , việc đắp lá và điều trị tại nhà thầy lang gây nhiễm trùng, làm tình trạng càng nặng thêm.

Trong quá trình thực hiện đốt sóng cao tần bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Trường hợp như của chị C. không phải là hiếm gặp. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân ở vùng nông thôn, khi phát hiện có bướu cổ thường không đi khám, mà tự ý chữa trị bằng các phương pháp truyền miệng trong dân gian như đắp tỏi, lá râm bụt, lá lốt, các loại lá thuốc nam, hay dùng dao lam rạch bướu, dùng kim châm vào bướu.

Theo ThS.BS. Phạm như Quỳnh, bệnh nhân không nên điều trị bướu cổ theo kiểu dân gian vì những cách này thực chất không chữa được bướu cổ, mà gây lở loét, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Triệt tiêu u tuyến giáp không cần phẫu thuật

Theo ThS.BS. Phạm như Quỳnh, nhiều người bệnh có suy nghĩ, để điều trị u tuyến giáp nếu không uống thuốc thì chỉ có duy nhất phương pháp mổ mở. Không ít người sợ đau, sợ động dao kéo, sợ để lại sẹo,... nên quyết "sống chung” với bướu cổ bằng cách chỉ uống thuốc. Tuy nhiên, hiện nay bệnh nhân có thể yên tâm thoải mái khi điều trị u tuyến giáp lành tính nhờ các phương pháp kỹ thuật cao ít xâm lấn, không mổ, không để lại sẹo như phương pháp đốt sóng cao tần RFA triệt tiêu khối u.

Cắt bỏ u tuyến giáp bằng tần số sóng vô tuyến, là một lựa chọn xâm lấn tối thiểu với hiệu quả tối đa để điều trị nhân giáp. Được hướng dẫn bởi hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể phát sóng tần số vô tuyến một cách chính xác để làm nóng các nhân giáp nhằm thu nhỏ chúng. Quy trình được tiến hành trong điều kiện ngoại trú sử dụng gây tê tại chỗ giúp bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường gần như ngay sau đó.

Đốt sóng cao tần RFA là phương pháp hiện đại hiện nay xâm lấn tối thiểu hiệu quả tối đa trong điều trị u lành tuyến giáp

Cắt bỏ bằng tần số vô tuyến là một phương pháp điều trị qua da dẫn đến hoại tử và xơ hóa mô nhiệt. Kết quả của quá trình này là các nốt sần nhỏ lại. Các thử nghiệm lâm sàng ở Ý và Hàn Quốc đã chứng minh khả năng co lại nốt bền 50 đến 80% sau RFA nhân giáp.

Theo ThS.BS Phạm Như Quỳnh, đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định trong hầu hết các trường hợp sau:

● U lành tuyến giáp [>=1,5 cm] có triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu và ho

● Tạo thành khối lồi vùng cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ

● Khối u gây chèn ép, đè, đẩy các cấu trúc xung quanh [khí quản, thực quản,...]

● Nhân nóng tuyến giáp gây cường giáp

● Khối hỗn hợp [gồm phần dịch, phần đặc] tái phát sau điều trị

ThS.BS Phạm như Quỳnh  – Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân u tuyến giáp.

Quy trình đốt sóng cao tần RFA

Khoảng một giờ trước khi làm thủ tục, bác sĩ có thể cho người bệnh uống một liều nhỏ thuốc để thư giãn. Thuốc tê sẽ được bôi dưới da và xung quanh tuyến giáp.

Bước 1: Kim được đưa vào trong khối u theo đường xuyên qua da thành bụng khi bệnh nhân đã được gây mê.

Bước 2: Kim này sẽ phát sóng radio đốt nóng các tế bào ác tính của khối u và các tế bào gan trong vòng 0,5 - 1cm kề bên khối u.

Bước 3: Nhiệt độ sẽ đạt đến trên 100 độ C và sẽ duy trì trong khoảng 10 phút thì đủ để giết tất các các tế bào trong phạm vi phá hủy của kim radio.

Người bệnh có thể về nhà sau khi làm thủ thuật khoảng 30-45 phút mà không cần nằm ở viện.

Lợi ích khi điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp RFA tại bệnh viện Đa khoa Hà Nội:

● Thủ tục xâm lấn tối thiểu, thực hiện dưới gây tê cục bộ

● Là phương pháp điều trị an toàn, được sử dụng trên toàn thế giới

● Không để lại sẹo ngang vùng cổ

● Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp, ít nguy cơ khàn tiếng so với phẫu thuật

● Hầu như không gặp biến chứng của suy giáp, tránh nguy cơ phải uống thuốc hormon tuyến giáp

● Thời gian phục hồi nhanh, ra viện trong ngày, không gây tổn thương các cấu trúc quanh tuyến giáp, không đau sau can thiệp

● Bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính - không gây suy giáp

BV Đa khoa Hà Nội đã trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm trong giới y khoa. Để điều trị u tuyến giáp đạt hiệu quả tốt bằng phương pháp đốt sóng cao tần, bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã hợp tác với bệnh viện Đại học Y. 

Không chỉ điều trị tốt các bệnh lý tuyến giáp, BV Đa khoa Hà Nội có đầy đủ các chuyên khoa, đáp ứng tất cả nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Khách hàng có thể đặt lịch khám qua tổng đài 1900 2345 29 để được tư vấn và không phải chờ đợi lâu.

Nhằm mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, hỗ trợ tối đa kinh phí cho người bệnh, BV Đa khoa Hà Nội ưu đãi:● Miễn phí khám đối với các bệnh lý tuyến giáp cho khách đặt lịch tư vấn trước qua tổng đài.● Giảm 20% chi phí đốt sóng cao tần tuyến giáp.● Miễn phí lưu viện 1 ngày với những trường hợp khách hàng ở xa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tổng đài hotline 1900 2345 29 hoặc xem trực tiếp tại: //uudai.benhvienhanoi.vn/dieutrituyengiap


Phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp phá huỷ tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt và phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi cho điều trị các khối u gan cũng như các khối u lành tính khác như u xơ tuyến vú, u xương lành tính, u phổi...

Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về kỹ thuật này, TS.BS Lê Văn Khảng, Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai sẽ có những chia sẻ liên quan đến kỹ thuật này.

PV: Đầu tiên, bác sĩ có thể chia sẻ cho độc giả biết nhân nóng tuyến giáp là gì?

TS.BS Lê Văn Khảng: Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, chức năng sản xuất ra hormon, tác dụng lên nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Bướu nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Phần lớn nhân tuyến giáp là các nhân không có chức năng, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ nhỏ nhân tuyến giáp có chức năng [autonomously functioning thyroid nodules] hay còn gọi là “nhân nóng”.

Nhân nóng tuyến giáp là nhân của tuyến giáp có tình trạng tăng tiết một cách tự phát hormon tuyến giáp vào máu và không chịu sự kiểm soát của tuyến yên gây ra tình trạng cường giáp cận lâm sàng [tiền nhiễm độc giáp] hoặc nhiễm độc giáp. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thì vẫn chưa được biết rõ. Các triệu chứng nhiễm độc giáp thường nhẹ trong đó các biểu hiện về tim mạch thường nổi bật như nhịp nhanh, rung nhĩ có kèm hoặc không kèm tình trạng suy tim.

Những “nhân nóng” ở thời điểm phát hiện và chẩn đoán có thể chưa gây ra tình trạng nhiễm độc giáp nhưng cũng được khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt vì nó có thể tiến triển thành nhiễm độc giáp bất cứ lúc nào. Hơn nữa, tình trạng cường giáp cận lâm sàng kéo dài cũng có thể để lại nhiều hậu quả ở các cơ quan khác nhau như: tim mạch, cơ xương khớp của bệnh nhân.

Có một số phương pháp để điều trị nhân nóng tuyến giáp là phẫu thuật hoặc uống iod phóng xạ. Trong trường hợp bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật và iod phóng xạ thì đốt sóng cao tần là phương pháp an toàn và hiệu quả.

PV: Vậy bác sĩ có thể chia sẻ cụ thể hơn về phương pháp Đốt sóng cao tần?

TS.BS Lê Văn Khảng: Phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần [Radiofrequency ablation -RFA] là một trong những phương pháp phá huỷ tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt và nó đã được sử dụng rộng rãi cho điều trị các khối u gan cũng như các khối u lành tính khác như u xơ tuyến vú, u xương lành tính, u phổi... Đối với tuyến giáp, đốt sóng cao tần đã được các tác giả Hàn Quốc nghiên cứu và đưa vào sử dụng cho điều trị các nhân tuyến giáp lành tính và một số trường hợp ung thư tuyến giáp tái phát trong vòng 15 năm trở lại đây. Đồng thời, họ cũng đã tiến hành điều trị “nhân nóng” bằng đốt sóng cao tần và chỉ ra tính hiệu quả cũng như sự an toàn của phương pháp này.

PV: Kỹ thuật này có ưu điểm và nhược điểm gì?

TS.BS Lê Văn Khảng:Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, dùng kim đốt có đường kính nhỏ 18G [tương đương 1mm] vào nốt tuyến giáp, không để lại sẹo hoặc rất nhỏ, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, thời gian điều trị ngắn 15 -54 phút, chỉ gần gây tê, không cần gây mê, ít tác dụng phụ, tỷ lệ thành công cao. Nhược điểm của phương pháp là chi phí điều trị cao hơn so với các phương pháp khác.

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc là Jin Yong Sung và cộng sự, trên 44 bệnh nhân có nhân nóng tuyến giáp từ chối hoặc không phù hợp phẫu thuật, với 23 nhân độc và 21 nhân tiền độc, thể tích trung bình của nốt trước đốt là 18.5 ± 30.1 mL, sau đốt giảm còn 4.5 ± 9.8 mL. Cải thiện đáng kể nồng độ hormone T3, FT4 và TSH. Xạ hình tuyến giáp thấy 35 nhân nóng trở thành nhân lạnh hoặc bình thường, 9 nốt giảm bắt phóng xạ. Triệu chứng và mức độ lồi cổ giảm đáng kể. Không có biến chứng lớn.

PV: Điểm khác biệt của phương pháp này với phương pháp điều trị truyền thống?

TS.BS Lê Văn Khảng: Nhân nóng tuyến giáp gây ra tình trạng cường giáp cận lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp. Vì vậy trước tiên cần điều trị nội khoa cho những bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc giáp về bình giáp bằng các thuốc sau đó chuẩn bị cho điều trị phẫu thuật hoặc các phương pháp khác. Bệnh nhân không cần nằm viện, chi phí thấp, có thể làm chậm phát triển nhân và ngăn ngừa hình thành nhân mới. Tuy nhiên hiệu quả điều trị thấp, phải theo dõi lâu dài, có nguy cơ tái phát triển sau khi ngừng thuốc, trong một số trường hợp có tác dụng phụ của thuốc.

- Phương pháp điều trị cơ bản là phẫu thuật. Bằng phương pháp này có thể lấy được u, loại bỏ được các triệu chứng, xác định được mô bệnh học. Nhược điểm là bệnh nhân phải nằm viện, chi phí cao, nguy cơ bị biến chứng: liệt thần kinh quặt ngược, suy giáp, suy cận giáp, ảnh hưởng thẩm mỹ [sẹo mổ], không thực hiện được trên bệnh nhân rối loạn đông máu.

- Điều trị bằng iode phóng xạ [RI radioiodine] được lựa chọn cho những BN có bướu giáp nhân hoạt động [nhân nóng trên xạ hình], có kèm hoặc không kèm theo cường giáp. Với phương pháp này, bệnh nhân cũng không cần nằm viện, chi phí thấp, ít BN bị tác dụng phụ, kích thước nhân giảm 40%/ năm. Nhược điểm của iode phóng xạ là không dùng được cho các BN nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải thực hiện biện pháp tránh thai, giảm kích thước nhân từ từ, tỷ lệ suy giáp tới 10% trong 5 năm, nguy cơ bị viêm tuyến giáp hoặc nhiễm độc giáp do phóng xạ.

- Tiêm cồn tuyệt đối đã được một số trung tâm sử dụng, tuy nhiên chỉ có khoảng 52% bệnh nhân hết nhiễm độc giáp sau một tới vài lần tiêm cồn. Vùng hoại tử tế bào do cồn gây ra khó tiên lượng và kiểm soát chắc chắn như đốt sóng vì hướng lan của cồn

PV: Nguyên lý tác động của phương pháp này?

TS.BS Lê Văn Khảng: Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đốt nhiệt sóng cao tần là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500MHz được tạo ra từ máy RF nối với kim điện cực, tạo ra dòng điện đi từ điện cực đặt trong nhân tuyến giáp tới tấm điện cực phân tán đặt trên đùi bệnh nhân. Vì xuất hiện trở kháng của mô u so với kim điện cực bằng kim loại dẫn đến sự chuyển động hỗn loạn của các ion trong khối u xung quanh đầu điện cực và giải phóng nhiệt năng tại chỗ bởi lực ma sát giữa chúng. Chính nhiệt năng này sẽ làm nóng và gây chết các tế bào và tổ chức của mô u.

Sự chuyển động của các ion trong tổ chức mô u gây ra ma sát tạo thành nhiệt phá huỷ khối u Quá trình truyền nhiệt của khối u trong quá trình RFA

Máy và kim đốt sóng cao tần tuyến giáp

PV: Quy trình gồm những bước như thế nào?

TS.BS Lê Văn Khảng:Bệnh nhân nhập viện điều trị trong ngày, có hồ sơ bệnh án.

- Có đủ các xét nghiệm đông máu cơ bản, công thức máu và các xét nghiệm chức năng tuyến giáp trong giới hạn bình thường [bệnh nhân cần được điều trị nội khoa về bình giáp trước điều trị], kết quả xạ hình tuyến giáp trước điều trị. Kết quả chọc tế bào khối tuyến giáp ít nhất 2 lần có kết quả lành tính. Bệnh nhân được giải thích về tác dụng cũng như nguy cơ của kỹ thuật. Đây là kỹ thuật được thực hiện khá an toàn, tỉ lệ biến chứng rất thấp.

- Tiến hành kỹ thuật:

BN được đặt tư thế nằm ngửa với phần cổ mở rộng

Sát trùng vị trí chọc, phủ toan vô trùng có lỗ

Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1% x 02 ống, tịnh tiến từng lớp đến bao tuyến giáp

Tiến hành đốt sóng cao tần tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm.

Thời gian đốt phụ thuộc và kích thước của khối u và khả năng chịu đựng của bệnh nhân

Kết thúc thủ thuật khi tổn thương nhân tuyến giáp được đốt hoàn toàn.

Kết thúc thủ thuật – rút kim đốt sóng.

Sát trùng da tại điểm chọc, băng vô khuẩn

Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường, theo dõi và phát hiện các biến chứng sớm sau đốt sóng cao tần.

PV: Những bệnh nhân nào được chỉ định với kỹ thuật này?

TS.BS Lê Văn Khảng:Người bệnh đã được chẩn đoán xác định “nhân nóng tuyến giáp” có tình trạng cường giáp [nhiễm độc giáp] hoặc không.

Người bệnh có vấn đề về triệu chứng hoặc các vấn đề về thẩm mỹ do nhân nóng tuyến giáp gây ra.

Nồng độ hormone tuyến giáp trong giới hạn bình thường hoặc được điều trị nội khoa về bình giáp [trong trường hợp bệnh nhân có cường giáp] trước khi được can thiệp điều trị đốt sóng cao tần.

Kết quả xét nghiệm tế bào học từ bệnh phẩm lấy được là lành tính

Chức năng đông máu bình thường: PT > 60%, TC > 50.000/mm3

Không có bệnh nang phối hợp: suy tim, suy thận...

PV: Những bệnh nhân nào không phù hợp với kỹ thuật này?

TS.BS Lê Văn Khảng:Bệnh nhân đang trong tình trạng cường giáp, nhiễm độc giáp hoặc viêm tuyến giáp nguy cơ nhiễm độc giáp khi tiến hành điều trị đốt sóng cao tần.

Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng [tiểu cầu

Chủ Đề