Dự trữ dầu thô của Mỹ ảnh hưởng như thế nào

15:06' - 24/11/2021

BNEWS Mở kho dự trữ dầu là bước đi mới nhất của Chính phủ Mỹ để kiềm chế đà tăng của giá nhiên liệu.

Song, một số chuyên gia cho rằng biện pháp này sẽ không có tác động nhiều đến cán cân cung cầu trên thị trường “vàng đen”, khi lượng dầu tung ra thị trường quá nhỏ.

Quyết tâm của Mỹ

Ngày 23/11, Mỹ thông báo sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ các Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) với sự phối hợp cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh, để cố gắng hạ nhiệt giá dầu sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, “lờ đi” lời kêu gọi gia tăng nguồn cung. Đây là lần đầu tiên Mỹ có động thái phối hợp như vậy với một số quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới ở châu Á. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ xuất kho 50 triệu thùng dầu, tương đương nhu cầu của Mỹ, trong hai ngày rưỡi. Trong khi đó, Ấn Độ cho biết sẽ tung ra 5 triệu thùng, còn Anh cho phép giải phóng 1,5 triệu thùng từ các nguồn dự trữ tư nhân. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về số lượng và thời gian xuất kho dầu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc không được công bố. Trong một phát biểu, ông Biden cho biết Chính phủ Mỹ đang hành động để thực hiện cam kết trước đó về việc giải quyết vấn đề về giá năng lượng. Ông khẳng định sẽ mất một thời gian, song giá xăng sẽ giảm và về lâu dài nước Mỹ sẽ giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ khi chuyển sang năng lượng sạch. Nỗ lực của Mỹ phối hợp với các nền kinh tế lớn ở châu Á để giảm giá năng lượng đóng vai trò như một lời cảnh báo đối với OPEC và các nhà sản xuất lớn khác rằng họ cần giải quyết mối lo ngại về giá dầu thô cao, vốn tăng hơn 50% cho đến nay trong năm nay. Giá dầu thô gần đây đã chạm mức cao nhất trong bảy năm, và người tiêu dùng đang hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực do đà tăng của chi phí nhiên liệu. Giá xăng bán lẻ đã tăng hơn 60% vào năm ngoái, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2000, do nhu cầu đi lại gia tăng khi các hạn chế do đại dịch COVID-19 gây ra giảm bớt.

Giá dầu cao là do nhu cầu toàn cầu phục hồi mạnh mẽ và các chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu việc giải phóng kho dầu dự trữ có đủ để kiềm chế đà tăng giá của “vàng đen”.

Tác động thực sự

Sau khi Mỹ thông báo sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ SPR, giá dầu thế giới trong phiên 23/11 tăng lên mức cao của một tuần. Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc tăng 2,61 USD (3,3%) lên 82,31 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,75 USD (2,3%) lên 78,50 USD/thùng. Đây là mức tăng phần trăm lớn nhất tính theo ngày của dầu Brent kể từ tháng 8/2021 và là mức đóng phiên cao nhất kể từ ngày 16/11. Theo các nhà phân tích, đà tăng của giá dầu đã phản ánh những nghi ngờ về việc liệu động thái của Chính phủ Mỹ có làm thay đổi đáng kể tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị trường dầu thô toàn cầu hay không. Chuyên gia phân tích Andy Lipow thuộc công ty tư vấn Lipow Oil Associates, có trụ sở tại Mỹ, cho rằng động thái này chỉ mang tính biểu tượng vì rất khó để để giảm giá xăng trừ khi nguồn cung tăng vọt. Chuyên gia kinh tế hàng hóa Caroline Bain tại công ty tư vấn kinh tế Capital Economics, có trụ sở tại Anh, cho rằng biện pháp trên không đủ mạnh để hạ giá dầu và thậm chí có thể phản tác dụng nếu động thái này thúc đẩy OPEC+ làm chậm tốc độ tăng sản lượng.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng biện pháp trên đi ngược với nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm "khử carbon trong nền kinh tế" và không khuyến khích phát triển các dự án mới về khai thác và sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Thượng nghị sĩ John Barrasso, thành viên đảng Cộng hòa trong Ủy ban năng lượng Thượng viện cho rằng sử dụng SPR sẽ không giải quyết được vấn đề.

Phản ứng của OPEC+

OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách sản lượng nhưng cho đến nay vẫn chưa cho thấy dấu hiệu nào cho thấy các nhà sản xuất này sẽ thay đổi chiến lược. Hiện OPEC+ vẫn đang phải "vật lộn" để hoành thành mục tiêu tăng dần sản lượng trong khi họ tiếp tục lo lắng sự bùng phát trở lại các ca mắc COVID-19 làm giảm nhu cầu. Câu hỏi cần đặt ra hiện nay là liệu OPEC+ sẽ phản ứng như thế nào trước thông báo của Mỹ. Chuyên gia James Williams của công ty tư vấn về năng lượng WTRG Economics (Mỹ) cho rằng thông báo của ông Biden làm tăng khả năng OPEC+ sẽ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 12/2021 và thu hẹp kế hoạch nâng sản lượng vào tháng Giêng. Hơn nữa, trên thực tế, OPEC cũng không còn nhiều dư địa để tăng sản lượng nhanh hơn. OPEC+ từng thông báo từ tháng 8/2021 sẽ tăng sản lượng hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày, để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung vào năm 2022 nếu tăng quá nhanh sản lượng. Vấn đề là ở chỗ OPEC+ hiện thậm chí không thể đạt được mục tiêu trên. Trước đây, vào các thời điểm giá dầu quá thấp, các nhà sản xuất nhỏ trong OPEC ở châu Phi và một số nhà sản xuất dầu lớn hơn ở vùng Vịnh có thể tăng sản lượng nhiều hơn mức mà OPEC đặt ra. Nhưng hiện tại, do những tác động của dịch COVID-19, vấn đề môi trường, chỉ có ba thành viên OPEC là Saudi Arabia (A-rập Xê-út), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Iraq (I-rắc) có đủ lực để tăng nhanh nguồn cung.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã hối thúc OPEC+ giảm sản lượng dầu vào năm 2020, khi giá dầu giảm mạnh và đe dọa ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ. OPEC+ đã đồng ý cắt giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu - một con số kỷ lục.

Khi nhu cầu tăng trở lại nhanh hơn dự kiến, chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden lại liên tục gây sức ép với OPEC+ để tăng nguồn cung, với lý do giá dầu thô tăng cao có thể cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, công ty tham vấn về năng lượng Energy Aspects (Anh) nhận định OPEC+ sẽ không phản ứng trước sức ép về tăng nguồn cung./.

Dự trữ dầu thô của Mỹ ảnh hưởng như thế nào
Các bể chứa dầu thô tại trung tâm dầu khí Cushing ở Oklahoma (Hoa Kỳ), ngày 21/4/2020. (Nguồn: reuters.com)

Viện Dầu mỏ Mỹ (API) vừa báo cáo dự trữ dầu thô của nước này giảm 0,879 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/7.

API cũng báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,728 triệu thùng trong tuần trước đó kết thúc vào ngày 23/7. Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ trong giai đoạn trên giảm 4,1 triệu thùng.

[Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng]

Giá dầu thế giới giảm trong phiên 3/8 do lo ngại về số ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 ngày càng tăng đã “lấn át” dự báo về lượng dầu dự trữ tại các kho của Mỹ tiếp tục giảm.

Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm 48 xu Mỹ (0,66%) xuống 72,41 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (0,98%) xuống 70,56 USD/thùng.

Những lo ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng tại Trung Quốc và Mỹ, những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, đã khiến giá hai loại dầu chủ chốt này có thời điểm giảm hơn 3%./.

Vân Anh (TTXVN/Vietnam+)

Chốt phiên giao dịch ngày 17/8, giá dầu tăng nhưng vẫn ghi nhận tuần sụt giảm thứ 3 liên tiếp, sau khi dữ liệu hồi đầu tuần cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ nhảy vọt cùng với đà tăng mạnh của đồng USD đã làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng nhu cầu dầu.

Trong phiên giao dịch ngày 13/8, giá dầu đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và EU đe dọa đến triển vọng nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Thị trường dầu thế giới cũng chịu áp lực giảm giá do sự bất ổn kinh tế tại các thị trường mới nổi do cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ làm lu mờ triển vọng tăng trưởng nhu cầu năng lượng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ ảnh hưởng như thế nào

 Giá dầu giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Ảnh: AFP

Kết thúc phiên giao dịch 14/8, giá dầu thế giới tiếp tục giảm do chịu sức ép từ đồng USD đang mạnh lên, trong khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Giá hai loại dầu Brent và ngọt nhẹ WTI (của Mỹ) đều đi xuống sau số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ đã bất ngờ tăng thêm 3,7 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược so với dự báo giảm 2,5 triệu thùng mà các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó. 

Sang ngày 15/8, các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh, trong đó dầu ngọt nhẹ WTI đóng cửa ở mức thấp nhất trong 10 tuần khi lượng dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vọt. Ngày 15/8, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của nước này tăng lên 6,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/8, cao hơn dự báo tăng 3,7 triệu thùng của Viện Dầu mỏ Mỹ (API). Số liệu này trái ngược hoàn toàn với dự báo của các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts là sẽ giảm 2,4 triệu thùng.

Ngoài ra, mối lo khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng lây lan của cuộc khủng hoảng đó có thể tác động đến tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu dầu thô. Đồng USD tiếp tục tăng mạnh cũng gây áp lực lên giá “vàng đen”.

Giá dầu phục hồi trong ngày 16/8 sau 3 phiên giảm liên tục do nhận được yếu tố hỗ trợ từ việc Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại vòng đàm phán thương mại vào cuối tháng này.

Sang phiên giao dịch ngày 17/8, dầu thô tiếp tục tăng giá nhờ thông tin tích cực rằng Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nối lại các vòng đàm phán thương mại vào tuần tới, mặc dù kỳ vọng về một sự đột phá vẫn ở mức thấp.

Kết thúc phiên này, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex tiến 45 xu (tương đương 0,7%) lên 65,91 USD/thùng, nhưng vẫn sụt 2,5% trong tuần qua.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 tăng 40 xu Mỹ (tương đương 0,6%) lên 71,83 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng này đã giảm 1,3%.

Cả 2 mặt hàng dầu chính này đều đánh dấu 3 tuần sụt giảm liên tiếp.

Naeem Aslam, Giám đốc phân tích thị trường tại Think Markets, cho biết: “Không có nhiều hy vọng cho đà leo dốc của giá dầu, đặc biệt khi dữ liệu từ EIA cho thấy nguồn cung đã tăng trở lại”.

Giá dầu trong phiên này đã không phản ứng nhiều với dữ liệu về số giàn khoan dầu tại Mỹ. Cụ thể, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ không thay đổi ở mức 869 giàn trong tuần này.

Trong khi đó, những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực lan rộng đến các thị trường mới nổi từ cuộc khủng hoảng tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng dẫn đến biến động từ chứng khoán đến các thị trường hàng hóa trong tuần này, dẫn đầu là đợt bán tháo của các kim loại công nghiệp.

Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã vọt lên đỉnh 14 tháng vào đầu tuần này do nhà đầu tư lựa chọn đồng tiền này làm kênh trú ẩn an toàn.

Theo Eugen Weinberg, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Commerzbank, hiện thị trường dầu mỏ vẫn lo ngại rằng tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu dầu trên toàn cầu.

Trong khi đó, theo ông Weinberg về mặt nguồn cung, sản lượng dầu tại Libya được dự đoán sẽ tăng trở lại mức hơn 1 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ tháng 6 do sản lượng tại mỏ dầu lớn nhất của nước này đã trở lại mức bình thường.