Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, hãy thường xuyên rửa tay khi đến những khu vực có nguy cơ cao như phương tiện giao thông công cộng, nơi tập trung đông người, bệnh viện, chợ buôn bán động vật, các sản phẩm động vật.

Dưới đây là công thức tự pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn theo hướng dẫn của WHO. Lưu ý, công thức này dùng để pha 10 lít dung dịch rửa tay. Nếu pha chế theo thể tích khác chỉ cần đảm bảo tỉ lệ giữa các thành phần. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo, với điều kiện cơ sở vật chất tại gia đình, thể tích mỗi mẻ pha chế không được vượt quá 50 lít, để đảm bảo an toàn.

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Minh Nhật

Tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV 2 gây ra vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống dẫn đến khan hiếm khẩu trang lẫn nước rửa tay sát khuẩn. Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công tác đối phó với bệnh dịch Covid–19 gây ra, Bộ môn Hóa – Sinh, khoa Khoa Học Tự Nhiên và Công nghệ, Ttrường Đại Học Khánh Hòa đã cập nhật công thức của WHO pha chế dung dịch rửa tay khô để chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch cúm Covid–19.

WHO đã đưa ra công thức tự pha chế dung dịch rửa tay khô với một số lưu ý, gồm công thức dùng để pha chế 10 lít dung dịch rửa tay, thể tích mỗi lần pha chế không được vượt qua 50 lít.

1. Hướng dẫn tự làm dung dịch rửa tay khô:

Các nguyên liệu chuẩn bị gồm:

  • Chai xịt, lọ để chiết dung dịch.
  • Bình thủy tinh dung tích 10L.
  • Phễu nhỏ.
  • Cồn y tế 96%: 8333mL (tác dụng khử trùng).
  • Oxy già 3%: 417mL (ngưng hoạt bào tử vi khuẩn bị nhiễm trong dung dịch).
  • Glycerin 98%: 145mL (giữ ẩm da tay). Nếu không có Glyxerin có thể thay thế bằng gel nha đam hoặc vitamin E dạng dầu lỏng.
  • Tinh dầu: thành phần này không bắt buộc để làm dung dịch rửa tay khô. Phần tinh dầu cho thêm chỉ giúp giảm bớt đi mùi của cồn, tạo mùi thơm dễ chịu và dưỡng da tay của bạn tốt hơn. Bạn có thể thêm vào các loại như tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà…
  • Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Hình 1 : Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để pha chế nước rửa tay khô

2. Các bước làm dung dịch rửa tay khô:

  • Đong 8333ml cồn rồi đổ vào bình chứa 10L.
  • Tiếp tục đong 417mL oxy già rồi thêm vào bình chứa cồn.
  • Đong 145mL glyxerin rồi cho vào bình chứa hỗn hợp trên. Sau khi đổ xong cần tráng bình đong gylxerin bằng nước đun sôi để nguội do dung dịch có tính chất nhớt. Nước tráng bình sẽ đổ vào bình chứa hỗn hợp.
  • Đổ nước cất hoặc nước đun sôi để nguội vào bình chứa khi hỗn hợp dung dịch trong bình chạm đến mốc 10L. Vặn nắp ngay để tránh bay hơi.
  • Cho tinh dầu vào bình.
  • Lắc đều bình 10L để trộn đều các dung dịch bên trong bình.
  • Chiết dung dịch vừa pha chế sang những lọ nhỏ hơn. Khi chiết xong cần chờ 72 tiếng để các loại vi khuẩn trong bình chiết bị tiêu diệt thì mới sử dụng được.

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Hình 2: Nhân viên phòng thí nghiệm Hóa học pha chế nước rửa tay khô

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Hình 3: Nhân viên phòng thí nghiệm Hóa học cho nước rửa tay khô vào bình chứa

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Hình 4: Sản phẩm nước rửa tay khô pha chế theo công thức của WHO

3. Một số lưu ý khi pha chế dung dịch nước rửa tay khô theo công thức của WHO:

  • Các dụng cụ, nguyên liệu bên trên chúng ta mua tại các cơ sở y tế, không dùng cồn công nghiệp vì có lẫn metanol gây độc cho người sử dụng.
  • Cồn y tế có khả năng bắt cháy nên khi tiến hành pha chế cần tránh xa những khu vực lửa, nguồn điện.
  • Rửa sạch các dụng cụ pha chế và có găng tay đeo khi thực hiện.

Lưu ý : Dung dịch nước rửa tay khô chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết vì xà phòng và nước sạch có nhiều ưu điểm hơn.

​Qua tìm hiểu công thức của sản phẩm rửa tay khô do các đơn vị trong và ngoài nước sản xuất hiện bán trên thị trường cũng như cách pha chế do các tổ chức y tế, tổ chức phòng chống dịch bệnh khuyến cáo. Nhóm nghiên cứu nhận thấy công thức do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo có nhiều vượt trội như: chất khử trùng chủ lực ít độc hại, mùi ít khó chịu, khá dễ tìm tại An Giang và vùng lân cận, chủng loại các hóa chất cần thiết khác khá phổ biến trên thị trường An Giang và quy trình sản xuất không cần quá nhiều thiết bị hiện đại, chính xác. Thành phần chính bao gồm: ethanol (cồn) 96%, hydrogen peroxide (oxy già) 3%, 98% và nước cất hoặc nước đun sôi để nguội, từ đó sẽ pha chế được dung dịch rửa tay khô sát khuẩn với nồng độ còn từ 75-85%.

Trên cơ sở khuyến cáo của WHO và điều kiện thực tế tại An Giang, Trung tâm đã tiến hành thử nghiệm pha chế nước rửa tay khô sát khuẩn với những thành phần, tỷ lệ và những vật dụng dễ tìm và dễ thực hiện, đặc biệt là chi phí thấp và phù hợp với tình hình tại địa phương; các cơ sở giáo dục có thể dễ dàng tự pha chế và sử dụng.

Dung dịch rửa tay khô theo hướng dẫn của who năm 2024

Theo Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang Nguyễn Văn Tùng, trong quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch này khi lau trên mặt bàn làm việc bằng gỗ. Kết quả kiểm tra cho thấy, sản phẩm có khả năng diệt khuẩn trên 99% và hiệu quả dài hơn 2 giờ. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, Trung tâm đã gửi mẫu dung dịch này đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ kiểm nghiệm một số chỉ tiêu kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen. Kết quả cho thấy không phát hiện các kim loại nặng này trong dung dịch.

Sản phẩm đã được triển khai dùng thử tại Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy, sản phẩm có khả năng đưa vào sử dụng rộng rãi và phù hợp với tình hình hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu trên, để chuyển giao rộng rãi quy trình sản xuất đến nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã tiến hành xây dựng tài liệu hướng dẫn pha dung dịch rửa tay khô sát khuẩn (theo khuyến cáo của WHO) với các bước thực hiện đơn giản và những nguyên vật liệu dễ tìm.

Môi trường học đường rất dễ làm lây lan và bùng phát các bệnh truyền nhiễm nếu như nguồn lây không được kiểm soát tốt. Vì vậy, việc ưu tiên chuyển giao quy trình đến các cơ sở giáo dục được xác định hàng đầu nhằm giúp các trường học chủ động và cơ động các biện pháp khử trùng, phòng chống dịch bằng các nguồn tự có của cơ sở, cụ thể là việc tự pha chế nhanh dung dịch rửa tay khô sát khuẩn với giá cả hợp lý. Trung tâm đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 21 lớp tập huấn kỹ thuật tự pha chế và sử dụng dung dịch rửa tay khô sát khuẩn trong trường học cho 1.119 cán bộ các phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường học trên toàn tỉnh. Qua lớp tập huấn, các cán bộ và giáo viên đã có thể tự pha chế nước rửa tay khô sát khuẩn và triển khai sử dụng cho đơn vị của mình. Bên cạnh đó, Trung tâm đã hỗ trợ miễn phí cho 11 điểm trường tổ chức tập huấn một số nguyên liệu (gồm 20 lít cồn 96%, 1 lít oxy già 3%, 0,34 lít glycerin 98%) để các trường có thể tự pha chế, sử dụng.

Đến nay tất cả các trường học đã tiến hành mua nguyên liệu để pha chế nước rửa tay khô sát khuẩn sẵn sàng đón học sinh trở lại trường sau dịch bệnh. Ngoài ra, nhiều cơ quan, đơn vị cũng áp dụng công thức này để tự pha chế dung dịch rửa tay khô sát khuẩn để sử dụng hiệu quả, ít tốn chi phí và tiện ích. Giá thành để pha 1 lít dung dịch sát khuẩn chỉ khoảng 30-40.000 đồng.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Hướng dẫn pha dung dịch rửa tay khô sát khuẩn định tính từ lá nha đam (trong điều kiện không có thiết bị định lượng và glycerin):

Để pha khoảng 1,2 lít dung dịch rửa tay cần dùng: Cồn 96%: 1.000ml; Oxy già 3%: bình 60 ml; nước lọc: 100 ml; lá nha đam: 100 g; chai PET sạch 1,5 lít, có nắp vặn; máy xay sinh tố; phễu (nếu cần).

Bước 1: Cho 1 lít cồn 96% vào chai PET 1,5 lít.

Bước 2: Cho 60ml oxy già 3% vào chai PET 1,5 lít (đã chứa 1 lít cồn) và đậy nắp lắc đều.

Bước 3: (Tạo GEL nha đam): thịt từ 100g lá nha đam+100 ml nước lọc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố và lọc qua túi vải để loại cặn bã.

Bước 4: Dùng khoảng 140 ml dung dịch gel nha đam tại bước 3 cho vào bình chai 1,5 lít (đã chứa dung dịch của bước 2) và lắc đều để hòa tan hoàn toàn. Lắc mạnh sau mỗi 12 giờ, có thể lọc tách bông cặn (nếu cần) và sử dụng dung dịch sau 72 giờ.

Lưu ý: Không tiếp tục sử dụng dung dịch sát khuẩn khi có triệu chứng dị ứng da. Cồn: cần mua cồn thực phẩm không dùng cồn công nghiệp. Oxy già 3% nên mua tại các hiệu thuốc tây. Gel nha đam tự làm: cần gọt thật sạch phần vỏ lá nha đam (thịt nha đam trắng trong không còn màu xanh) và tán nhuyễn qua rây (nếu không có máy xay). Dung dịch cần lọc qua túi vải để tránh cặn và tạo cảm giác nhám tay khi dùng dung dịch. Có thể sử dụng toàn bộ dung dịch gel nha đam của bước 3 để pha vào dung dịch của bước 2. Có thể dùng cân để cân 100g nước trong chai PET (loại chai 330ml) để có khoảng 100 ml nước. Cẩn thận trong thao tác, tránh các hóa chất, dung dịch văng vào mắt. Nguyên liệu và thành phẩm có độ bắt lửa cao nên đề phòng cháy nổ.