Được liều không dùng cho phụ nữ có thai

Đối với người bình thường, khi mắc bệnh có thể dễ dàng uống thuốc điều trị song với phụ nữ mang thai, tùy ý sử dụng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế các chuyên gia khuyến nào, khi mang thai không nên uống loại thuốc gì và nên uống loại thuốc gì đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

1. Bác sĩ tư vấn: Khi mang thai không nên uống loại thuốc gì?

Những loại thuốc sau chứa thành phần không phù hợp, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên được khuyến cáo không sử dụng trong thai kỳ. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc điều trị thay thế an toàn nhất với thai phụ.

Cơ thể mẹ bầu khi rất nhạy cảm trong thai kỳ

1.1. Ibuprofen

Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ngoài ra còn có tác dụng chống tập kết tiểu cầu. So với Aspirin thì tác dụng của Ibuprofen yếu hơn, song đều không phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Đặc biệt ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối của thai kỳ, sử dụng Ibuprofen có thể gây biến chứng cho tim thai, khiến đường ống trong tim thai đóng lại sớm, gây biến chứng cho tim, phổi. Nguy hiểm hơn, sử dụng Ibuprofen có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc dị tật tim nguy hiểm.

1.2. Naproxen

Naproxen là thuốc giảm đau quen thuộc, thường dùng cho các trường hợp viêm gân, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau bụng kinh, đau răng,… Ngoài ra, các trường hợp sưng cứng khớp, đau, viêm bao hoạt dịch, gout,… và các bệnh xương khác cũng có thể dùng Naproxen như loại thuốc điều trị kháng viêm không steroid.

Naproxen không nên dùng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này, thành phần naproxen nguy cơ gây sảy thai nếu dùng trong những tháng đầu. Sử dụng Naproxen ở những tháng cuối gây giảm lưu thông máu đến bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

1.3. Aspirin

Aspirin là một trong những loại thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Thuốc Asprin thường chỉ định điều trị cho các trường hợp cảm lạnh thông thường, nhức đầu,… tác dụng tốt cho những cơn đau nhẹ đến đau vừa.

Dù tác dụng điều trị rất tốt song Aspirin cũng được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn mang thai đầu, sử dụng Aspirin liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh. Sử dụng Aspirin trong những tháng cuối làm chậm quá trình chuyển dạ, khiến ống động mạch đóng sớm nguy hiểm cho sức khỏe, gây chết thai.

1.4. Ribavirin

Ribavirin là thuốc kháng virus thường dùng điều trị trong bệnh viêm gan C, sốt xuất huyết do virus hoặc nhiễm virus hợp bào hô hấp. Phụ nữ mang thai nếu mắc các bệnh này cũng không nên sử dụng Ribavirin để điều trị. Thuốc được khuyến cáo không nên dùng khi có dự định mang thai trước 6 tháng, sự tích tụ thành phần khi hấp thụ qua da và phổi sẽ gây hại cho thai nhi.

Việc hít bụi từ thuốc Ribavirin cũng gây tác dụng tương tự nên phụ nữ mang thai tuyệt đối nên tránh sử dụng cũng như tiếp xúc gần với loại thuốc này.

Thuốc ribavirin được khuyến cáo không nên dùng khi có dự định mang thai trước 6 tháng

1.5. Thuốc trị mụn

Do thay đổi nội tiết tố và các vấn đề sức khỏe khác mà mẹ bầu dễ nổi mụn hơn, nhiều trường hợp nổi mụn nặng khiến mẹ phải tìm đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc trị mụn an toàn có thể dùng. Các thuốc trị mụn chứa thành phần sau không thích hợp dùng ở phụ nữ mang thai:

Isotretinoin

Hoạt chất Isotretinoin chống mụn được chống chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây khoái thai.

Thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh nhóm cyclin

Các thuốc chứa thành phần này ảnh hưởng đến nội tiết tố trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Thuốc bôi trị mụn nhóm retinoid

Các thuốc trị mụn chứa thành phần retinol, acid retinoic hoặc adapalene là chống chỉ định dùng cho thai phụ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý trong lựa chọn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai, tránh các thành phần gây hại cho thai. Nên ưu tiên các phương pháp chăm sóc da hoặc mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả và an toàn.

1.6. Thuốc kháng sinh

Phụ nữ mang thai không may bị nhiễm trùng sẽ cần điều trị với kháng sinh, song hãy đi khám để bác sĩ kê thuốc kháng sinh an toàn với mẹ bầu. Việc lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp trong giai đoạn này sẽ xem xét dựa trên các yếu tố như: tuổi thai, loại kháng sinh, thời gian sử dụng thuốc, liều lượng, tình trạng sức khỏe,…

Phụ nữ mang thai không may bị nhiễm trùng cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Các thuốc kháng sinh nên lưu ý gồm:

  • Thuốc kháng sinh sulfa kết hợp với kháng sinh trimethoprim.

  • Thuốc kháng sinh Tetracycline không nên sử dụng sau tuần thai thứ 15.

  • Kháng sinh levofloxacin và ciprofloxacin ảnh hưởng đến sự phát triển xương và cơ bắp của thai.

  • Kháng sinh Fluoroquinolones gây nguy cơ rách hoặc vỡ động mạch chủ, tăng nguy cơ sảy thai.

2. Cách phòng ngừa bệnh trong khi mang thai để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh

Để hạn chế việc sử dụng thuốc điều trị cũng như tăng cường sức khỏe thai phụ, nuôi dưỡng thai phát triển tốt hơn, việc phòng chống bệnh ở mẹ bầu là rất quan trọng. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi của cơ thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc bệnh cao hơn nên chăm sóc bảo vệ sức khỏe càng quan trọng.

Dưới đây là những biện pháp tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà mẹ bầu nên lưu ý:

2.1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Nếu có ý định mang thai, cần chủ động tiêm phòng cúm và các vắc xin ngừa bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ khác. Một số vắc xin có thể tiêm trong thai kỳ, một số bắt buộc tiêm trước thai kỳ, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện lịch tiêm chủng thích hợp nhất.

2.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh trong thời gian mang thai. Đặc biệt, các loại rau củ quả giàu chất oxy hóa tự nhiên, nhiều Vitamin và khoáng chất nên được bổ sung hàng ngày.

2.3. Tập thể dục

Suy nghĩ của nhiều người là phụ nữ mang thai không nên vận động nhiều gây nguy cơ động thai, nguy hiểm cho thai nhi. Thực tế thai phụ nên vận động thường xuyên, tìm đến các bài tập phù hợp vừa tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ đau nhức, mắc bệnh xương khớp thai kỳ cũng như củng cố hệ miễn dịch.

Thai phụ nên vận động thường xuyên với các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe

Để chắc chắn khi mang thai không nên uống loại thuốc gì, hãy thăm khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể với trường hợp của bản thân.

07 Tháng 04, 2020

Có thể nhiều người không biết mình có thai nên vô tình sử dụng thuốc Tây khi có dấu hiệu mệt hay một vài người biết có thai nhưng vì lỡ uống thuốc nên cảm thấy vô cùng hoang mang. Vậy để dứt hẳn bệnh thì có bầu uống thuốc tây được không, có thai uống thuốc tây có sao không và một số thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai cần biết là gì?

1. Khi đang mang thai uống thuốc tây có sao không?

Khi mang thai nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ - đây là giai đoạn thai nhi phát triển, hình thành não bộ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, tim thai xuất hiện. Do đó, đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải chú ý. Thai nhi có thể chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân vô cùng nguy hiểm như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, bệnh tật và thậm chí là thuốc kháng sinh.

Chúng ta cũng biết rằng, khi phụ nữ mang thai, sức đề kháng cũng bị suy giảm nên có thể mắc nhiều bệnh. Trong trường hợp bệnh nhẹ, mẹ bầu có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh như hoa quả, rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các bệnh vặt. Trong trường hợp bệnh nặng, mẹ bầu cần lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và không tự ý mua thuốc tây để sử dụng. Bởi nhiều mẹ bệnh nặng, việc sử dụng thuốc đòi hỏi phải liều cao mới có thể khỏi được bệnh. Khi mẹ bầu sốt cao, tử cung co bóp mạnh có thể nguy hiểm đến thai nhi như sinh non thậm chí sảy thai nên mẹ bầu cần lưu ý. 

Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng nếu nên dễ nhiễm bệnh  [Ảnh Internet]

Vậy làm sao để hạ sốt cho bà bầu? Bà bầu có được uống thuốc hạ sốt?

Trước tiên, hãy thật bình tĩnh, bà bầu bị sốt nên tìm cách hạ sốt bằng cách lau mát người bằng khăn ướt để giảm nhiệt, nếu sốt cao thì dùng lau mát bằng nước ấm ở cổ, ngực, nách và bẹn liên tục đến khi giảm. Để bà bầu ở nơi thoáng mát, không để tiếp xúc với gió lùa, không ủ ấm, không mặc phong phanh và uống nhiều nước để bù nước và nhanh hồi phục sức khỏe. Khi hạ sốt không có dấu hiệu giảm nhiệt cần đưa bà bầu đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng như không tự ý cho bà bầu uống thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Quan trọng hơn cả là việc phòng ngừa nhiễm bệnh, nếu thay đổi thời tiết bà bầu cần lưu ý giữ gìn bản thân để không bị ốm.

Uống thuốc tây có thể không phải lúc nào cũng gây hại, ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng, uống thuốc tây khi mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, đặc biệt là không nên uống thuốc tây khi mang thai thời kỳ đầu - giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc cảm cúm

Khi hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm gặp thời tiết thay đổi thường có khả năng nhiễm bệnh, điển hình nhất là bệnh cảm cúm. Theo một số nghiên cứu, một số virus cúm có thể làm thai nhi bị dị tật bẩm sinh như đục thủy tinh thể, sứt môi, sinh non và nặng hơn là lưu thai. 

Mặc dù bệnh cúm ở phụ nữ có thai thường khá lành tính nhưng khi biến chứng nặng thì vô cùng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Và có không ít người đã sử dụng thuốc cảm cúm để rồi lại băn khoăn liệu “bà bầu lỡ uống thuốc cảm cúm có hại thai nhi không?”. Tuy nhiên, nếu có lỡ uống thuốc mới biết mình có thai và để có thể biết được mức độ ảnh hưởng của thuốc cảm cúm mà mẹ bầu sử dụng có ảnh hưởng hay không và ảnh hưởng như nào đến thai nhi, chúng ta cần xem lại tên thuốc mà mẹ bầu đã sử dụng cũng như liều dùng và thời gian sử dụng. Cách tốt nhất là đến và nghe bác sĩ tư vấn nhé các mẹ để có lời khuyên tốt nhất, giảm đi hoang mang cho mẹ. 

Thực tế, trên thị trường, tại các nhà thuốc cũng có các loại thuốc an toàn cho mẹ bầu nhưng bạn cần có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ để an tâm sử dụng mà không gây hại cho thai nhi nhé. 

Nên áp dụng các biện pháp dân gian để chữa cảm cúm và không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ [Ảnh Internet]

Mẹo trị cảm cúm cho bà bầu:

- Sử dụng nước lá tía tô, kinh giới để uống giúp mẹ nhanh chóng khỏi cảm. - Ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô giúp bà bầu dễ chịu hơn.

- Giã tỏi và uống với nước làm dịu các triệu chứng cũng như phòng cúm hiệu quả.

3. Những loại thuốc gây sảy thai mẹ bầu nên biết

Ghi nhớ các loại thuốc kháng sinh chống chỉ định cho phụ nữ có thai để tránh ảnh hưởng thai nhi [Ảnh Internet]

Dưới đây là một số thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai, đây là những loại thuốc gây sảy thai mẹ bầu nên biết để tránh:

- Thuốc giảm đau chống viêm

- Thuốc kháng sinh

- Thuốc giảm đau, gây nghiện

- Thuốc huyết áp

- Thuốc lợi tiểu

- Thuốc da liễu

- Thuốc ức chế thần kinh trung ương

- Thuống chống động kinh

- Thuốc trị ung thư ...

Đây chỉ là một số gợi ý cho mẹ bầu và lưu ý có thai không nên uống thuốc gì để mẹ bầu tham khảo. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc được sử dụng hoặc chống chỉ định cho người có thai mẹ bầu cần thảo luận trực tiếp với bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp hàng loạt các thắc mắc cho mẹ bầu về việc uống thuốc khi không biết có thai, uống thuốc trong khi mang thai, có thai uống thuốc tây có sao không … để mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bản thân tốt nhất và không còn hoang mang về vấn đề này nhé.

Xem thêm:

Vitamin Bầu Blackmore Pregnancy & Breast Feeding Gold

Vital Pregna - bổ sung vitamin khoáng chất cho bà bầu

Thuốc bổ chuyên dùng cho bà bầu - PM Procare

Video liên quan

Chủ Đề