Giá vàng ngày 4 tháng 1 năm 2022

Tính tới 14h30' ngày 4/1, giá vàng 9999 của Doji tại Hà Nội giảm 150 nghìn đồng ở chiều mua và giảm 300 nghìn đồng ở chiều bán so với buổi sáng. Cụ thể, giá vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:

  Mua vào Bán ra
Doji Hà Nội 60,80 triệu đồng/lượng 61,45 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM 60,80 triệu đồng/lượng 61,40 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội 60,80 triệu đồng/lượng 61,52 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM 60,80 triệu đồng/lượng 61,50 triệu đồng/lượng

Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 14h30' ngày 4/1

Mở cửa thị trường ngày 4/1, giá vàng 9999 hôm nay của SJC tại Hà Nội giảm 50 nghìn đồng ở chiều mua vào và giảm 100 nghìn đồng ở chiều bán ra so với kết thúc phiên giao dịch hôm qua. Lúc 8h35' ngày 4/1, vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:

  Mua vào Bán ra
Doji Hà Nội 60,95 triệu đồng/lượng 61,75 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM 60,80 triệu đồng/lượng 61,40 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội 60,80 triệu đồng/lượng 61,52 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM 60,80 triệu đồng/lượng 61,50 triệu đồng/lượng

Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 8h35' ngày 4/1

Kết thúc phiên giao dịch 3/1, giá vàng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

Doji Hà Nội:  60,95 triệu đồng/lượng -  61,75 triệu đồng/lượng

SJC Hà Nội: 60,85 triệu đồng/lượng - 61,62 triệu đồng/lượng

Doji TP.HCM: 61,00 triệu đồng/lượng -  61,70 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 60,85 triệu đồng/lượng - 61,63 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Tính tới 8h35' sáng 4/1 [giờ Việt Nam], giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.804,6 USD/ounce, giảm 16,4 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2 trên sàn Comex New York ở mức 1.803,3 USD/ounce, giảm 18,7 USD/ounce so với đêm qua.

Biểu đồ giá vàng quốc tế

Đêm 3/1 [giờ Việt Nam], giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.821 USD/ounce. Vàng giao tháng 2 trên sàn Comex New York ở mức 1.822 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 3/1 thấp hơn khoảng 3,9% [74 USD/ounce] so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 10,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 3/1.

Giá vàng trên thị trường quốc tế sụt giảm sau khi tăng khá nhanh trên ngưỡng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và kỳ vọng đối với mặt hàng này thay đổi liên tục.

Vàng được cho là vào xu hướng tăng sau vài phiên ổn định trên ngưỡng 1.800 USD/ounce. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vào đầu năm mới ở mức thấp khiến sự nghi ngờ đối với xu hướng này còn lớn.

Trong năm 2021, giá vàng thế giới đã giảm khoảng 5%. Đây là mức giảm theo năm mạnh nhất của kim loại quý này từ 2015. Nguyên nhân chính khiến vàng thế giới giảm giá là sự phục hồi của các nền kinh tế trong đại dịch Covid-19 và các thị trường chứng khoán tăng mạnh, khiến vai trò kênh đầu tư an toàn của vàng suy yếu.

Giá vàng hôm nay 4/1: Vàng sụt giảm sau cú tăng vọt đầu năm mới

Vào đầu 2022, nền kinh tế Mỹ đón nhận cả tin tốt và tin xấu. Thị trường lao động tiếp tục được cải thiện, sản xuất công nghiệp tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo trên mức trước đại dịch. Trong khi đó, biến thể Omicron sẽ tác động tiêu cực, lâu dài đến nền kinh tế.

Trong khi chính sách của Fed hiện nay có thể gây áp lực hơn cho người tiêu dùng Mỹ, tiếp tục đẩy giá cả tăng cao.

Theo State Street Global Advisors, Fed nhiều khả năng sẽ không mạo hiểm tăng mạnh lãi suất khi lạm phát vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với kinh tế Mỹ. Fed có thể sẽ chỉ tăng lãi suất khoảng 2 lần trong năm 2022, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 0,25%.

Dự báo giá vàng

Nhiều quốc gia có nguy cơ rơi vào tình trạng lạm phát đình đốn nếu đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trong năm 2022. Điều này cũng sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá vàng năm 2022. Vàng được dự báo có 30% khả năng giá vàng vượt 2.000 USD/ounce lên mức cao kỷ lục mới ngay cả khi Fed tìm cách thắt chặt lãi suất vào năm mới.

Ở chiều ngược lại, theo J.P.Morgan, chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt của Ngân hàng trung ương Mỹ [Fed] sẽ khiến vàng và bạc giảm giá mạnh trong suốt năm 2022. Từ mức trung bình 1765 USD/ounce trong quý I, giá vàng được dự báo sẽ giảm dần trong suốt năm 2022 xuống mức trung bình trong quý IV là 1520 USD/ounce.

Fed có kế hoạch kết thúc việc mua trái phiếu hàng tháng vào tháng 3 và có thể sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Theo J.P.Morgan, Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9. J.P.Morgan dự kiến đồng đô la Mỹ sẽ tăng 1,6% trong năm 2022.

V. Minh

Trái ngược với giá vàng thế giới, vàng trong nước kết thúc 1 năm tăng vùn vụt, chạm đỉnh 62 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn kết thúc năm 2020 tại 60,95 – 61,67 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra] và ghi nhận tăng tới 5,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 5,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra trong cả năm.

Mở cửa sáng ngày giao dịch đầu tiên của năm mới hôm nay ngày 4/1 tại Hà Nội, giá vàng SJC đã giảm mạnh 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 60,75 – 61,47 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra].

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 60,75 – 61,45 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 270.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 52,37 – 53,02 triệu đồng/lượng [mua vào - bán ra].

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 28,4 USD xuống 1.801,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng ngừng rơi và đi ngang quanh ngưỡng trên.

Giá vàng tương lai giao tháng 2/2022 trên sàn Comex New York tăng gần 4 USD lên 1.804 USD/ounce.

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Hai đã đột ngột lao dốc do sức ép từ đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu Mỹ nhảy vọt từ 1,53%/năm vọt lên 1,63%/năm.

Với mức giá khoảng 1.801 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND [đã tính thuế, phí gia công] đang ở mức 50,33 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng hơn 11,1 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index [DXY] mở cửa sáng nay đứng ở mức 96,27 điểm.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay ngày 4/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.134 đồng/USD, giảm 11 đồng so với ngày cuối năm 2020. Biên độ dao động của tỷ giá USD ở mức 22.439 - 23.830 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 22.650 – 23.150 đồng/USD.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 22.640 – 22.920 đồng/USD.

Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.500 đồng/USD và bán ra là 23.600 đồng/USD.

Lạc Nhạn

Giá vàng trong nước đang được neo ở mức cao. Ảnh minh họa

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay [4/1], lúc 10h, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng mạnh hêm 350 nghìn đồng lên 55,95-56,50 triệu đồng/lượng. Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh thêm 600 nghìn đồng chiều mua vào và 230 nghìn đồng chiều bán ra lên 56,00-56,48 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp này lại co hẹp khoảng cách mua vào và bán ra nhằm kích thích giao dịch.

Trên hệ thống Phú Quý, giá vàng miếng SJC được niêm yết 56,05-56,25 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 400 nghìn đồng chiều mua vào và 200 nghìn đồng chiều bán ra. Còn giá vàng 9999 NPQ cũng được Phú Quý tăng thêm 400 nghìn đồng và 300 nghìn đồng hai chiều lên 54,95-56,65 triệu đồng/lượng.

Tăng mạnh hơn là giá vàng 24k Rồng Vàng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu khi được doanh nghiệp này niêm yết 55,08-56,08 triệu đồng/lượng, tăng 620 nghìn đồng chiều mua vào và bán ra… Như vậy, đến thời điểm này, giá vàng trong nước đã vững chắc trên 56 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, kể cả tại các thương hiệu vàng nhỏ. Còn chiều mua vào cũng đã được các doanh nghiệp chấp nhận trên 55 triệu đồng. Nếu duy trì được thành quả này, mặt bằng giá mới được thị trường thiết lập ngay đầu năm 2021.

Giá vàng thế giới

Sở dĩ giá vàng trong nước tăng mạnh là nhờ thị trường thế giới trong phiên sáng nay đã tăng vọt từ dưới 1.900 USD/ounce lên trên 1.920 USD/ounce. Lúc 10h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch tại 1.921,30 USD/ounce sau khi tăng mạnh mẽ 22,30 USD/oucne [1,17%] so với mức giá chốt phiên trước kỳ nghỉ.

Giá vàng thế giới đang "thử" ngưỡng kháng cự 1.900 USD

Về khía cạnh kỹ thuật, mục tiêu tăng giá tiếp theo của giá vàng thế giới là tạo ra giá đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất của tháng 11/2020 là 1.973,30 USD.

Ngược lại, mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.820,00 USD/ounce.

Chốt phiên trước kỳ nghỉ Tết, giá vàng thế giới đang “thử” ngưỡng kháng cự 1.900 USD/ounce trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên ít hơn dự kiến trong báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ khi chỉ có 787.000 người Mỹ lần đầu tiên nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước, giảm 19.000 đơn so với con số 806.000 đơn của tuần trước đó.

Hỗ trợ cho thị trường hiện nay là thị trường chứng khoán đang chững lại và có thể sẽ suy yếu thêm.

Bên cạnh đó, nguồn cầu có thể được tăng cường khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục sáng sủa sau khi chứng kiến tháng thứ 10 liên tiếp tăng trưởng sản xuất mở rộng.

Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc được coi là tín hiệu tốt cho thị trường vàng bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ vàng lớn và đang bước vào mùa vụ khi tết cổ truyền và mùa cưới tới gần.

Bên cạnh đó, nhu cầu vàng cũng được kỳ vọng sẽ tăng cao hơn khi thị trường tiêu thụ lớn khác là Ấn Độ cũng bước vào mùa cưới.

Video liên quan

Chủ Đề