Giai đoạn tiền tố tụng là gì

1. Giai đoạn tố tụng là gì

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định rõ khái niệm giai đoạn tố tụng trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên, từ khóa giai đoạn tố tụng trong tố tụng hình sự vẫn được ngầm hiểu là quá trình giải quyết vụ án từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, được phân chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn tố tụng đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Tiếng anh pháp lý

Giai đoạn tố tụng được dịch sang tiếng Anh như sau: Litigation phase

Khái niệm về giai đoạn tố tụng được dịch sang tiếng anh như sau:

The procedural stage in criminal procedure is the process of solving a case from the beginning to the end, which is divided into many different stages. Each stage of the proceedings has an important role and significance in the settlement of a criminal case in accordance with the law.

So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa.

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Việc tiến hành hòa giải dựa trên nguyên tắc:

– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hộị.

So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa

Thủ tục hòa giải tiền tố tụngThủ tục hòa giải tại phiên tòa
Thời gian hòa giảiTrong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không do Chủ tọa phiên tòa hỏi và được thực hiện trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa [Điều 246, mục 2, Chương XIV Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015].

* TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA:

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi:

– Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải

Thành phần tham giaThành phần tham gia phiên họp gồm có:

a] Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b] Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c] Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d] Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động

đ] Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự [nếu có];

e] Người phiên dịch [nếu có].

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

– Do Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện;

– Chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;

– Kết quả hòa giải có tính chất bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý.

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩmTrước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩmVẫn chịu mức phí sơ thẩm như bình thường
Các quyết định của Tòa án dựa trên kết quả hòa giải– Trường hợp hòa giải không thành:

Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

– Trường hợp hòa giải thành:

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Công ty Luật FBLAW – UY TÍN – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật FBLAW về so sánh thủ tục tiến hành hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa

Hy vọng rằng sự tư vấn của luật FBLAW sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để giải quyết được những vướng mắc hiện có của bản thân.

???? Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ nhé:

Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email:
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trân trọng!

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Hòa giải không những chỉ là một thủ tục bắt buộc do tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ việc ra giải quyết bằng một phiên tòa xét xử hoặc một phiên họp theo quy định của pháp luật mà còn là một thủ tục do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Thành phần tham gia phiên hòa giải

Theo quy định tại Điều 209 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm:

Tiến hành hòa giải tại Tòa án của các đương sự

+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải đóng vai trò là người tiến hành hòa giải và thư ký tòa án là người giúp việc ghi biên bản hòa giải.

+ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự [nếu có];

+ Người phiên dịch [nếu có].

Thủ tục tiến hành phiên hòa giải

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để tiến hành hòa giải, thẩm phán sẽ tiến hành phiên hòa giải với việc phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án [nếu có].

Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố [nếu có]; những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án [nếu có];

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình [nếu có]; những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án [nếu có];

Người khác tham gia phiên họp hòa giải [nếu có] phát biểu ý kiến;

Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Tất cả những vấn đề trên được thư ký tòa án ghi vào biên bản hòa giải với những nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án và của thẩm phán chủ trì phiên tòa.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề