Giải thích vì sao khi trẻ em sinh ra lại cất tiếng khóc chào đời

14/06/2017 16151

"Khóc" là trạng thái biểu cảm của con người, là một điều rất bình thường và bạn có thể vô tình bắt gặp ở bất cứ đâu hay của chính bản thân mình. Nhưng trẻ mới sinh không hiểu gì về cảm xúc thì tại sao chúng lại khóc?

Hài nhi vừa sinh ra đã khóc là khóc giả. Bởi vì tiếng khóc này chỉ có tiếng mà không có nước mắt, hơn nữa hài nhi vừa sinh ra căn bản không có gì đau khổ mà phải khóc, hơn nữa nó cũngchưa hiểu được khóc là gì. Đương nhiên, hài nhi khóc là khóc giả, đó không phải là biểu hiện vì đau khổ. Vậy vì sao nó lại khóc?

Trên thực tế tiếng khóc của hài nhi biểu thị sự kiến lập vận động hô hấp của nó. Hài nhi sau khi sinh ra nếu không khóc tức là không thở, là ngạt thở. Thai nhi bình thường [khi chưa sinh ra]nằm trong bụng mẹ không tự hô hấp. Ôxy và các chất bổ cần thiết đều từ máu của mẹ chuyển đến thông qua dây rốn và rau. Nhưng sau khi ra đời, tình hình đã khác. Hài nhi rời khỏi bụng mẹ sống độc lập phải dựa vào sự hô hấp của mình để hấp thụ ôxy và thải ra khí CO2, phải tuần hoàn máu toàn thân, phải tự mình ăn uống để hấp thu dinh dưỡng.

Không khí đi vào phổi là nhờ phổi co và giãn. Sự co giãn của phổi là nhờ lồng ngực mở rộng và co lại. Khi lồng ngực mở ra thì phổi cũng giãn ra. Do đó, áp lực trong phổi thấp hơn áp lực không khí, không khí bên ngoài nhân đó đi vào phổi. Ngược lại, khi lồng ngực thu nhỏ thì phổi cũng thu nhỏ, áp lực trong phổi cao hơn áp lực không khí, khí trong phổi bị dồn ra. Khi thai nhi đang ở trong bụng mẹ, trong phổi không có không khí. Hai lá phổi lúc đó còn là một tổ chức đặc, nhưng đã đầy trong ngực; vì khi đó lồng ngực đang ở trạng thái co lại nên rất nhỏ. Sau khi ra đời, vì tư thế thay đổi, tay chân được duỗi ra làm cho lồng ngực bỗng nhiên giãn ra, nở to, phổi cũng nở to, lúc đó hài nhi sẽ hít vào hơi đầu tiên. Sau khi hít vào, không khí từ khí quản đi vào tế bào, các cơ hít lập tức giãn ra, còn các cơ thở thì co lại, lồng ngực tự mở ra lại thu nhỏ về trạng thái cũ, khiến cho không khí trong phổi bị ép ra. Do không khí bên ngoài có áp lực nhất định nên khi chất khí từ trong phế bào đi ra ngoài qua khí quản, các cơ của đầu yết hầu sẽ co lại, hai dây thanh đới nằm trong yết hầu bị chất khí làm rung động, bật ra tiếng kêu như tiếng khóc.

Hài nhi lúc vừa ra đời phần nhiều ở trạng thái thiếu ôxy, khíCO2 trong máu khá nhiều. Điều này kích thích và làm hưng phấn trung khu thần kinh hô hấp, khiến trẻ hít vào từng ngụm không khí. Vì vậy, trẻ em sau khi sinh đều khóc một trận, chờ đến lúc hoạt động hô hấp có nhịp bình thường thì sẽ hết khóc.

Tổng hợp

17-11-2020 Hạnh Nguyên

Tiếng khóc ré lên sau khi con ra đời là âm thanh mà bố mẹ nào cũng muốn nghe, điều đó chứng tỏ con đã chui ra khỏi bụng và chào đón thế gới mới.

Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc, khóc là trạng thái biểu cảm của con người vậy trẻ sơ sinh chưa hiểu gì về cảm xúc cũng không bị tổn thương thì tại sao chúng lại cất tiếng khóc? Dưới góc độ y học, việc trẻ khóc ngay sau khi chào đời mang ý nghĩa rất quan trọng.

Trẻ sơ sinh sẽ cất tiếng khóc chào đời. Ảnh: theAsianparent.

>>Bạn có thể chưa biết: 4 dấu hiệu bất thường ở thóp trẻ sơ sinh

Tiếng khóc đầu đời có tác dụng gì?

Khi còn ở trong bụng mẹ thì việc hô hấp, trao đổi khí với bên ngoài sẽ thông qua dây rốn nhưng đến khi trẻ chào đời, tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì phải chủ động thở.

Và chính tiếng khóc thật to sẽ có tác dụng tích cực trong việc hô hấp, giúp phổi của trẻ được nạp đầy không khí và nở ra hết cỡ. Ngoài ra, tiếng khóc còn giúp bé có thể loại bỏ được những chất dịch còn đọng lại trong phổi, mũi hoặc miệng của bé. Khi nghe tiếng khóc của trẻ, các bác sĩ cũng có thể nhận biết được trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe không và hướng điều trị như thế nào là phù hợp.

Nghe tiếng trẻ khóc, bác sĩ mới yên tâm. Ảnh: theAsianparent.

>> Bạn có biết: Con hết khóc đêm ngủ ngày nhờ mẹ tập thói quen phân biệt ngày và đêm

Nếu bé không khóc thì nguy hiểm như thế nào?

Trẻ em chưa biết nói, chưa thể hiện được rõ cảm xúc, mong muốn của mình nên tiếng khóc là phương thức giao tiếp biểu đạt cảm xúc cơ bản của trẻ sơ sinh, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé rất tốt. Theo các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, nếu vừa chui ra khỏi bụng mẹ nhưng bé không cất tiếng khóc thì có thể vì những nguyên nhân sau:

1. Lâm vào tình trạng thiếu ôxi

Khi vừa chui ra khỏi bụng mẹ, khoang ngực của em bé chưa kịp mở hết, vì thế nếu không khóc to, không khí không thể tràn vào khoang ngực thì bé dễ bị thiếu oxi khiến cơ thể tím tái.

Bố mẹ chẳng mong gì hơn, chỉ mong con khỏe mạnh, thông minh. Ảnh: Vinmec.

2. Có thể bị dị vật chặn đường hô hấp

Các bác sĩ cho biết, nhiều em bé chào đời không khóc là do dị vật [nước ối, phân su, đờm dãi...] tồn tại trong miệng hoặc đường hô hấp. Vì thế, để xử lý tình trạng này các bác sĩ thường dốc ngược người bé xuống, vỗ nhẹ vào lưng để bé khóc và thở được. 

3. Mắc chứng liệt dây thần kinh trung ương

Trường hợp này khá hiếm nhưng không phải là không thể xảy ra. Trẻ em mới sinh cơ thể còn yếu ớt, phần đầu cũng khá mỏng manh nên dễ bị tác động đến thần kinh trung ương, thiếu ôxi kéo dài,... Một khi những trường hợp trên xảy ra, trẻ sẽ không khóc ra âm thanh.

>> Xem thêm: Mẹ ngó lơ để trẻ khóc nhiều quá số phút này sẽ dễ tổn thương não, lớn kém thông minh

Trẻ sơ sinh khóc không chỉ là là để chào đón thế giới mà còn thể hiện tình trạng sức khỏe. Vì thế, vừa chào đời mà trẻ không khóc thì bác sĩ, cha mẹ đều vô cùng lo lắng. Lớn hơn một xíu, tiếng khóc của trẻ còn mang những ý nghĩa "giao tiếp" với mọi người xung quanh như con đói, con đau bụng hay khóc chịu ở đâu đó trên cơ thể. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về chăm sóc con trẻ.

Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!

CÁCH ĐỌC VỊ TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ SƠ SINH

Không giống như người lớn có thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ bằng lời nói. Đối với trẻ em, chúng luôn dùng tiếng khóc để "gây áp lực" với người lớn. 

- Con vừa mắt nhắm, mắt mở vừa khóc: Chứng tỏ con buồn ngủ, nếu con dụi mắt, ngáp thì mẹ nên tạo không gian yên tĩnh, tắt tivi, nhạc để con dần đi vào giấc ngủ. - Con khóc to, dữ dội sau khi ăn: Điều này chứng tỏ trẻ khó chịu, đau bụng sau khi ăn, mẹ cần chuẩn bị khăn sữa để tránh con nôn trớ.

- Con khóc to nhưng không có nước mắt: Chứng tỏ con đang vòi vĩnh, làm nũng, mẹ nhất định không được chiều theo ý con.

Xem chi tiết tại đây!

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/tai-sao-em-be-so-sinh-khi-vua-chao-doi-phai-khoc-65420.html

Tin liên quan

Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn [cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ] thành ra thể hơi [bắt đầu chứa khí]. Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé [lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ] và tạo ra tiếng khóc. Thực chất, đó chính là bé đang thở. Y học gọi tình trạng này là "khóc giả". Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào. Bé nào không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại. 

Tại sao em bé lại cất tiếng khóc ngay khi vừa chào đời? Liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé sau này? Hãy cùng chúng tôi khám phá tiếng khóc của bé trong bài viết dưới đây nhé!

===>Xem thêm: Kiến thức mang thai

Lý giải tiếng khóc của bé

Theo các chuyên gia giải thích, khi còn ở trong bụng mẹ, bé thở qua dây rốn. Vì vậy, khi vừa chào đời, bé sẽ phải tự thở bằng phổi và khí quản. Bởi vậy, có thể coi tiếng khóc đầu đời là sự nỗ lực của bé, chứng tỏ bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường mới.

 

Tiếng khóc đầu đời là sự nỗ lực của bé, chứng tỏ bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường mới

===>Xem thêm: LẬT TẨY 3 BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA BÉ YÊU TỪ TRONG BỤNG MẸ

Trung bình sau khi sinh ra, mỗi bé sẽ khóc khoảng 30 giây đến 1 phút. Thông qua tiếng khóc cũng cho thấy mũi và phổi của bé đã được hút hết nước ối và các tạp chất khác giúp bé có thể thở dễ dàng hơn khi tiếp xúc với môi trường hoàn toàn mới.

===>Xem thêm: Mẹ bầu “rỉ tai” nhau thực phẩm vàng giúp con sinh ra có làn da trắng trẻo

Thêm một nguyên nhân nữa, lý giải nguyên nhân bé khóc, đó là do môi trường thay đổi đột ngột, không còn ấm áp như khi còn trong bụng mẹ, bé “buộc” phải cất tiếng khóc để hấp dẫn sự chú ý của mọi người.

 

Bé khóc vì đột ngột mất đi sự ấm áp như khi còn trong bụng mẹ

===>Xem thêm: Những điều nên biết khi chăm sóc bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Hơn nữa, trong quá trình sinh bé, thời điểm đẩy bé ra ngoài, nhiều bà mẹ sẽ ngừng thở một lúc, điều này khiến lượng CO2 trong máu của bé tăng lên. Do đó, buộc bé phải dùng tiếng khóc để tống khứ lượng CO2 còn sót lại ra ngoài, như vậy bé mới có thể thở được.

===>Xem thêm: Những đồ dùng thiết yếu cần mang khi đi sinh

Đối với trường hợp các bé không tự khóc, các bác sĩ sẽ kích thích giúp bé khóc bằng cách “tét” vào mông bé. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trong quá trình thực hiện sẽ gây nguy hiểm cho bé. Bởi vậy, hiện nay, các bác sĩ thường thay thế bằng phương pháp xoa bóp lòng bàn chân hoặc chà xát lưng cho bé.

===>Xem thêm: 5 loại máy hút sữa tốt nhất có giá dưới 1 triệu

Dấu hiệu nhận biết từ tiếng khóc của bé

 

Thông qua tiếng khóc bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé

===>Xem thêm: Tư vấn chọn mua sản phẩm mẹ và Bé

Nếu sau khi thực hiện các phương pháp mà bé vẫn không khóc, bạn cần hết sức lưu ý, có thể bé bị chấn thương sau sinh. Bởi vậy, thông qua tiếng khóc bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé:

- Tiếng khóc rất chói tai -> có thể có áp lực trong hộp sọ của bé

- Tiếng khóc rất khàn -> có thể bé bị chuột rút

- Tiếng khóc của bé như một chú mèo -> có thể bé đang mắc phải một căn bệnh di truyền nào đó

- Tiếng khóc yếu ớt, không đáng kể -> có thể do rối loạn thần kinh hoặc các biến chứng bất thường khác.

===>Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé

Đáng lưu ý, trường hợp các bé không tự khóc sau khi sinh, thường trong năm đầu tiên rất dễ mắc các bệnh về mũi và cảm lạnh. Tỉ lệ mắc các bệnh tai - mũi - họng cũng cao hơn, có thể dẫn đến điếc hoặc chậm nói,...

Bởi vậy, các bậc cha mẹ hãy lưu tâm đến tiếng khóc của bé ngay khi vừa chào đời để kịp thời chữa trị, giúp bé luôn khỏe mạnh nhé!

 ===>Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con nhỏ

Video liên quan

Chủ Đề