Giám định y khoa ở đâu

Tôi bị TNLĐ nhưng đã xin nghỉ hẳn ở công ty. Sau đó tôi mới điều trị ổn định tại nạn lao động bây giờ tôi mới đi giám định sức khỏe để hưởng chế độ. Vậy nếu tự đi thì tôi đến đâu và hồ sơ giám định sức khỏe do TNLĐ phải mang theo những giấy tờ gì thế ạ? Có thể cho tôi địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội không? Xin cảm ơn.

Giám định y khoa ở đâu

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội để hưởng chế độ tai nạn lao động đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thú nhất, hồ sơ giám định y khoa để hưởng chế độ TNLĐ

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;…”

Như vậy, hồ sơ giám định sức khỏe do TNLĐ khi đã nghỉ hẳn ở công ty như sau:

– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT;

– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Như vậy, bạn sẽ chuẩn bị các giấy tờ trên tự nộp cho Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú.

Thứ hai, Địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội để hưởng chế độ tai nạn lao động

Công văn 2840/BHXH-TNQLHS của Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội ngày 28 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn về vấn đề giải quyết nghiệp vụ giới thiệu đi giám định y khoa như sau:

Giới thiệu đi giám định y khoa tại 03 địa chỉ:

– Địa chỉ số 86 Thợ Nhuộm, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm nhận hồ sơ giám định y khoa của đối tượng cư trú tại các quận; huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Thanh Trì, Từ Liêm, Mê Linh.

Giám định y khoa ở đâu

– Địa chỉ số 2 Bế Văn Đàn, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông nhận hồ sơ giám định y khoa của đối tượng cư trú tại các quận; huyện, thị xã: Hà Đông, Sơn Tây, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ.

– Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, ngõ 1194 đường Láng, quận Đống Đa chỉ nhận hồ sơ giám định y khoa của người lao động, thân nhân người lao động làm việc tại các đơn vị do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Trên đây là bài viết về vấn đề Địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội để hưởng chế độ tai nạn lao động Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau đây:

Thời điểm làm giám định sức khỏe để nhận trợ cấp TNLĐ

Những giấy tờ để giám định sức khỏe khi công ty có người bị TNLĐ là gì?

Nếu có vấn đề gì vướng mắc về Địa chỉ giám định y khoa tại Hà Nội để hưởng chế độ tai nạn lao động thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động:

+ Sử dụng mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định.

+ Sử dụng Giấy đề nghị khám giám định theo Phụ lục 2 Thông tư 56/2017/TT-BYT đối với người lao động không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định.

- Bản chính/bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp.

- Bản chính/bản sao hợp lệ Biên bản điều tra tai nạn lao động.

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định thì bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

+ Trường hợp không điều trị nội trú/ngoại trú: Giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp.

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

+ Không có các giấy tờ nhân thân nêu trên: Phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh và đóng giáp lai trên ảnh, được cấp trong không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT- BYT, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định tai nạn lao động lần đầu cho người lao động. Do đó, người lao động bị tai nạn lao động cần cung cấp các giấy tờ cần thiết doanh nghiệp có thể nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ. 

Giám định y khoa ở đâu

2. Thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu thực hiện thế nào?

Căn cứ Quyết định số 2968/QĐ-BYT năm 2018, thủ tục khám giám định sức khỏe lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị khám giám định.

Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tổ chức khám giám định sức khỏe cho người lao động bị tai nạn.

Căn cứ hồ sơ nhận được, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật

Trường hợp không khám giám định, trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản cho phía người lao động/doanh nghiệp biết lý do.

Bước 4: Phát hành Biên bản giám định y khoa.

Trong 10 ngày làm việc tính từ khi Hội đồng giám định y khoa có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

3. Chi phí khám giám định tai nạn lao động lần đầu do ai chi trả?

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 2968/QĐ-BYT năm 2018, lệ phí khám giám định được thực hiện theo chế độ thu được quy định tại Thông tư 243/2016/BTC với dịch vụ khám lâm sàng và cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa.

Các chi phí này sẽ được chi trả bởi cơ quan BHXH, bởi Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã nêu rõ:

Điều 42.  Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều không phải trả chi phí khám giám định tai nạn lao động lần đầu. Chi phí khám giám định sẽ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thanh toán.

Trên đây là hướng dẫn về thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu mới nhất hiện nay. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ