Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Vĩnh Phúc là ai

“Vĩnh Phúc đã xử lý kịp thời sai phạm trong bổ nhiệm”

Trả lời câu hỏi về việc thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng ở Tỉnh Vĩnh Phúc mà Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa thông báo kết luận, ông Nguyễn Tư Long, Vụ phó Công chức Viên chức [Bộ Nội vụ] cho biết, đây cũng là chủ trương, định hướng cắt giảm thủ tục hành chính. Nghĩa là, đã có cơ quan xử lý rồi thì các cơ quan khác cũng giảm thiểu, không chồng lắp.

“Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã kiểm tra, kết luận và Vĩnh Phúc đã kip thời ban hành văn bản, rút quy định không đủ điều kiện. Tôi được biết, Sở Nội vụ Vĩnh Phúc đã có văn bản 647, ngày 17/3/2021, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, đây là quyết định kịp thời trong xử lý sai phạm”, ông Long cho hay.

Theo ông Long, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản rút lại các quyết định bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. "Trong số các trường hợp bị rút quyết định bổ nhiệm có bà Trần Huyền Trang, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư", ông Tư Long nói.

Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Tư Long, Vụ phó Vụ Công chức Viên chức [Bộ Nội vụ] cho biết, liên quan đến việc cắt giảm văn bằng, chứng chỉ, ngày 11/6 vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02, không yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức hành chính, văn thư.

Cuộc họp báo ngày 18/6 của Bộ Nội vụ

Qua phản hồi của dư luận, ông Long cho biết, chủ trương này đã nhận được sự hưởng hứng, tán đồng của xã hội và đại bộ phận công chức. "Chúng ta đang thực hiện chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp, cũng đồng thời phải cắt giảm những quy định rườm rà đối với công chức, viên chức", tuy nhiên, ông Long nhấn mạnh, giảm áp lực văn băng, chứng chỉ không cần thiết chứ không phải không cần học.

Theo ông, giảm thiểu các loại văn bằng chứng chỉ phải căn cứ theo vị trí việc làm. Chẳng hạn, có vị trí không cần đến Tiếng Anh B1, B2, nhưng nếu lại bắt phải có, dẫn đến tình trạng mua văn bằng, chứng chỉ giả. Như vậy, việc cắt giảm các loại chứng chỉ sẽ giảm hệ quả đối với cán bộ công chức, viên chức.

Còn về lợi ích kinh tế, ông Long cho biết, dù chưa có tính toán cụ thể, nhưng sơ bộ có thể tính, mỗi văn bằng chứng chỉ khi đi học mất từ 2 – 3 triệu đồng. Với 300 nghìn công chức hành chính, dự kiến có khoảng 200 nghìn người sẽ phải hoàn thiện văn bằng, chứng chỉ, số tiền này không hề nhỏ, đó là chưa kể thời gian, chi phí xã hội và nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình đi học.

Về lý do vì sao chỉ giới hạn cắt giảm chứng chỉ với công chức hành chính, ông Long cho biết, theo phân cấp, công chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, còn viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ chuyên ngành.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ có báo cáo, và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chỉ đạo các Bộ khẩn trương rà soát thông tư, quy định về tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cũng tích hợp lại cho gọn nhất.

“Có học nữa hay không và đang tiếp tục học thì như thế nào? Theo tôi, việc nâng cao chất lượng đội ngũ, quan trọng nhất là đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu tự thân của người học, hoàn toàn không cấm đi học. Tuy nhiên, quan trọng nhất là khi có vị trí việc làm và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch thì chứng chỉ ngoại ngữ và tin học không phải là điều bắt buộc để đăng ký.

Nếu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi học để nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao trình độ tay nghề là rất tốt. Hiện nay, các công chức ở bộ, ngành Trung ương mà không sử dụng được máy vi tính thì không làm được việc, đương nhiên các đồng chí phải hoàn thiện, đó là nhu cầu tự thân”, ông Long cho hay.

“Học là suốt đời, rất tốt, nhưng điều quan trọng là không đưa ra các loại chứng chỉ rườm rà, tốn kém”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói thêm.

Nghe tin thấy quá vui và mừng, bởi đây rồi, đúng là thứ tôi đang tìm kiếm nhằm minh họa cho mấy bài viết về nhân tài của đất nước thời hiện đại. Người tài giỏi, lại trẻ được lựa chọn bổ nhiệm làm lãnh đạo bộ máy công quyền là dấu hiệu cho đất nước phát triển thì phải cổ vũ, khuyến khích và rất đáng nhân rộng, cố mà làm theo.

Bà Trần Huyền Trang trong một buổi làm việc với đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, tháng 7/2020. Ảnh: Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc

Mà xem ra ta cũng giống như một số nước đang quan tâm và làm nhiều thứ để phát hiện, sử dụng và trọng dụng người tài trong công vụ. Một trong những cái đích hướng đến của người ta là phát hiện và bồi dưỡng người tài trở thành công chức lãnh đạo trong tương lai. Với trường hợp bà Trần Huyền Trang, dường như mọi thứ đều giống như các nước đã và đang làm. 

Thứ nhất, bà Trang ở độ tuổi được gọi là trẻ. 31 tuổi đã là Phó giám đốc sở. Tuy nhiên, gọi là trẻ cũng chỉ là tương đối thôi. Hãy xem vừa rồi nhiều vị tại Đại hội 13 vào Trung ương ở độ tuổi 40, là Bí thư một tỉnh, Bộ trưởng một bộ thì mới thấy công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp sở bây giờ độ tuổi 30 cũng là bình thường, không nên coi là quá đặc biệt.

Thứ hai, bà Trang học hành cơ bản, nói theo ngôn ngữ hành chính là trình độ đào tạo tốt, cử nhân kinh tế, lại 2 ngoại ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh. Thử hỏi có nhiều công chức lãnh đạo cấp sở như vậy không?

Nhìn đại thể như vậy là quá tốt. Tuy nhiên, có vẻ có gì đó gờn gợn ở đây khi xem lại quá trình thăng tiến của bà Trang.

Quá trình thăng tiến

Bà Trang tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế tại Trung Quốc. Năm 2013, bà là chuyên viên tại Thành Đoàn TP Vĩnh Yên qua cơ chế xét tuyển, tức là qua xét tuyển để vào bộ máy đoàn thể.

Năm 2014, bà Trang là Phó bí thư Thành đoàn, sau 1 năm đã trở thành cán bộ lãnh đạo một tổ chức chính trị - xã hội lớn tại tỉnh.

Tháng 6/2016, bà chuyển sang làm chuyên viên Phòng Thẩm định, Sở KH-ĐT. Bà Trang được xét tuyển để vào cơ quan hành chính nhà nước và sau này được kết luận là sai nên bà đã phải thi công chức cho hợp cách, giống như một số trường hợp khác tại tỉnh và bà đã đỗ kỳ thi này.

Năm 2017, bà Trang được cử đi học tại Singapore. Năm 2018, bà được bổ nhiệm Phó trưởng phòng tại Sở. Tháng 7/2020, bà được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở KH-ĐT và chỉ sau khoảng 8, 9 tháng, bà đã được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở. 

Năm 2017, bà Trang được đưa vào diện cán bộ nguồn theo Đề án số 02 đã được phê duyệt “Tăng cường cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ trẻ, cán bộ nữ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”.

Có nghĩa là sau 4 năm kể từ khi vào làm việc tại Thành đoàn Vĩnh Yên, bà đã được đưa vào Đề án này, trong khi nếu học xong đại học mà thi đỗ công chức thì những người khác với 4 năm mới xong tập sự, được xếp bậc 1 hoặc xuất sắc thì bậc 2 chuyên viên thường trong cơ quan hành chính nhà nước.

Bà Trang là con của nữ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đương nhiệm.

“Các bước quy hoạch dân chủ, minh bạch”

Xét tổng thể thì việc bà Trang được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở KH-ĐT có gì sai không? Chắc không có gì sai. Quy trình, thủ tục chắc đều chuẩn. Mà chắc cũng không có quy định cứng cấm bổ nhiệm Phó giám đốc sở ở tuổi 30, 31.

Điều này càng thấy rõ vì theo ông Nguyễn Bá Huy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, “Các bước quy hoạch khách quan, dân chủ, minh bạch. Trong hội nghị về công tác cán bộ, các ý kiến đều tập trung giới thiệu bà Trần Huyền Trang. Tất cả các lần phiếu tín nhiệm, bà Trang đạt số phiếu tuyệt đối”. 

Thực tế đã cho thấy khi muốn thì không có gì khó để bảo đảm đúng theo quy trình. Cũng như vậy, khi muốn thì cũng không có gì khó để bảo đảm đúng theo tiêu chuẩn. Nhưng khi bổ nhiệm thì thiếu phần thành tích nhân sự đã đạt được trong quá trình công tác nên chủ yếu dựa vào phiếu bầu. Và chính điều đó tạo ra lỗ hổng lớn trong cái gọi là sức thuyết phục, sự tâm phục, khẩu phục trong trường hợp bổ nhiệm bà Trang.

Cho nên, nêu mấy cái gờn gợn này để thấy câu chuyện nhân tài, bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ở nước ta còn tiếp tục phải đổi mới để không còn phải gờn gợn khi bổ nhiệm người trẻ. 

Đinh Duy Hòa

Phải chăng quan niệm của ta về người tài là quá cao nên loay hoay mãi vẫn không đưa ra được tiêu chí xác định người tài trong công vụ?

Tại hội nghị thường kỳ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cuối tháng 2/2021, ông Nguyễn Phú Sơn - Giám đốc Sở Nội vụ, đã công bố quyết định của UBND tỉnh về việc điều động, bổ nhiệm một số cán bộ cấp sở; trong đó có bà Trần Huyền Trang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.

Bà Trang năm nay 31 tuổi, là con gái của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan.

Theo một lãnh đạo Bộ Nội vụ, hiện chưa có thống kê chính thức về độ tuổi cán bộ cấp sở trên cả nước, tuy nhiên ở tuổi 31, nữ phó Giám đốc Sở ở Vĩnh Phúc là một trong những lãnh cấp cấp sở trẻ nhất toàn quốc. Bộ Nội vụ đang xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và sẽ có thống kê về độ tuổi.

Sáng 1/3, ông Nguyễn Bá Huy - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cho hay bà Trần Huyền Trang được bổ nhiệm trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Quảng cáo

Trước đây cơ quan này đã nhiều lần đề xuất bổ nhiệm thêm chức vụ Phó giám đốc vì khối lượng công việc lớn. Vì vậy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy đồng ý bổ sung một Phó giám đốc Sở từ nguồn cán bộ được quy hoạch. Chức danh này thực hiện theo đúng quy trình 5 bước về công tác cán bộ.

"Các bước quy hoạch khách quan, dân chủ, minh bạch. Trong hội nghị về công tác cán bộ, các ý kiến đều tập trung giới thiệu bà Trần Huyền Trang. Tất cả các lần lấy phiếu tín nhiệm, bà Trang đạt số phiếu tuyệt đối", ông Huy cho biết.

Quảng cáo

Bà Trần Huyền Trang [phải] tại cuộc làm việc giữa Trung tâm Nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc với đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, tháng 7/2020. Ảnh: Sở KHĐTVP

Dựa trên kết quả quy trình công tác cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã trao đổi với nhiều đơn vị để thẩm định, như Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, chi bộ Đảng nơi bà Trang làm việc... Những nơi này đều đánh giá tích cực về đạo đức, lối sống, năng lực của bà Trang. Vì vậy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã báo cáo và đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn bạc "hết sức dân chủ, khách quan, minh bạch". Tại cuộc bỏ phiếu kín ở Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bà Trang đạt số phiếu tuyệt đối.

"Bà Trần Huyền Trang đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn của Phó giám đốc Sở. Quan điểm của chúng tôi là mọi cán bộ, công chức đều có cơ hội phát triển bình đẳng như nhau, dựa trên năng lực, uy tín, sở trường", ông Huy nói và thông tin thêm, tỉnh Vĩnh Phúc đang ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Độ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, khẳng định tân Phó giám đốc Trần Huyền Trang "có năng lực tốt, xứng đáng đảm nhiệm chức vụ được giao". Sở đang xem xét phân công bà Trang phụ trách lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

Bà Trần Huyền Trang sinh năm 1990, từng làm chuyên viên Thành đoàn TP Vĩnh Yên. Tháng 12/2014, bà làm Phó bí thư Thành đoàn Vĩnh Yên; tháng 7/2016, làm chuyên viên Phòng thẩm định; tháng 4/2017, làm Phó phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tháng 3/2019, bà Trang học bồi dưỡng ngôn ngữ tiếng Anh tại Singapore. Tháng 7/2020, bà làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc hiện có ba Phó giám đốc là bà Trần Huyền Trang và các ông Phạm Quang Thắng, Nguyễn Bình Khương.

Video liên quan

Chủ Đề