Giảng viên đại học lương bao nhiêu năm 2024

Sáng nay (3.11), PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết trường vừa thông qua chính sách hỗ trợ cho cán bộ giảng viên theo vị trí việc làm và học hàm, học vị. Không tính lãnh đạo nhà trường, lương của cán bộ giảng viên tăng nhiều nhất ở mức 12 triệu đồng/tháng so với trước đây.

Cụ thể, trưởng các đơn vị (trưởng khoa, trưởng các phòng ban) có học hàm phó giáo sư trở lên được tăng lương thêm 12 triệu đồng/tháng, tức thu nhập sẽ tăng trên 65 triệu đồng/tháng. Trưởng đơn vị có học vị thấp hơn, mức tăng cũng thấp hơn: người có trình độ tiến sĩ tăng 10,5 triệu đồng/tháng và trình độ thạc sĩ tăng 9 triệu đồng/tháng.

Với khối giảng viên không giữ chức vụ quản lý, mức tăng cũng khác nhau tùy theo học hàm học vị. Giảng viên có học hàm phó giáo sư trở lên được tăng thêm 5 triệu, nâng thu nhập cứng hằng tháng lên gần 60 triệu đồng. Giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 3,5 triệu đồng và trình độ thạc sĩ tăng 2 triệu đồng, nâng tổng thu nhập của nhóm giảng viên này lên 35-40 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, trường điều chỉnh thu nhập của cán bộ giảng viên trong thời gian hè và tết giống như các tháng khác trong năm, thay vì trước đây thu nhập hè và tết chỉ tính theo ngày đi làm thực tế.

"Số tiền trên là lương "cứng" cán bộ giảng viên trường nhận được hằng tháng. Chỉ tính riêng chi phí chi cho hỗ trợ cán bộ giảng viên theo vị trí việc làm và học hàm học vị, mỗi tháng trường chi thêm gần 3 tỉ đồng", PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn cho hay.

Giảng viên đại học lương bao nhiêu năm 2024

Trường ĐH Công thương TP.HCM được đổi tên từ Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

T.S.

Thưởng tết 20 triệu đồng/tháng từ hiệu trưởng đến lao công

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn cũng chia sẻ thêm về chính sách thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dành cho cán bộ giảng viên.

Theo đó, Trường ĐH Công thương TP.HCM chi mức thưởng tết âm lịch ở mức 20 triệu đồng/người. Điều này được nhà trường quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ với khoản chi tiền thu nhập tháng 13. Mức thưởng áp dụng cho tất cả viên chức và người lao động của trường, thành viên hội đồng trường có thời gian làm việc từ một năm trở lên. Như vậy, từ chủ tịch hội đồng trường, ban giám hiệu, trưởng/phó các đơn vị đến giảng viên, nhân viên cho đến lao công của của trường đều cùng nhận mức thưởng như nhau.

Chia sẻ thêm về mức thưởng này, ông Hoàn nói: "Mức thưởng tết đồng đều như vậy được Trường ĐH Công thương TP.HCM áp dụng nhiều năm nay. Theo chia sẻ của một cán bộ trường, thưởng tết được chia đều, giống nhau với tất cả người lao động, từ hiệu trưởng đến lao công, không phân biệt vị trí, công việc bởi hàng tháng lương của mỗi người đã khác nhau".

Ngoài mức thưởng tết trên, Trường ĐH Công thương TP.HCM còn dành một khoản để lì xì đầu năm ở mức 3 triệu đồng/người cho cán bộ, giảng viên, nhân viên cũng như quà tặng cho cán bộ lãnh đạo, nhà giáo đã nghỉ hưu.

Trực thuộc Bộ Công thương, Trường ĐH Công thương TP.HCM được Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành quyết định về việc đổi tên từ Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vào đầu tháng 7 năm nay. Hiện nay Trường ĐH Công thương TP.HCM có hơn 700 cán bộ, giảng viên nhân viên và quỹ thưởng tết ước tính khoảng trên 15 tỉ đồng.

Giảng viên đại học luôn là một trong những nghề được yêu quý và kính trọng bởi xã hội. Với kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, nhiều người tin rằng lương giảng viên đại học sẽ cao và có nhiều đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc hội đã quy định về việc tăng lương cơ sở hàng tháng, bắt đầu từ ngày 01/07/2023, mức lương giảng viên đại học cũng có nhiều sự thay đổi. Vậy cụ thể giảng viên đại học lương bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Giảng viên đại học là những ai?

Trước khi tìm hiểu về lương giảng viên đại học, hãy cùng khám phá định nghĩa của giảng viên đại học theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giảng viên đại học là cá nhân có trách nhiệm giảng dạy tại các trường đại học và đã nhận được sự công nhận từ Chính phủ Việt Nam về bằng cấp. Để có thể trở thành giảng viên đại học, cá nhân tối thiểu phải có bằng thạc sĩ hoặc tương đương. Theo Khoản 29 Điều 1 của Luật Giáo dục đại học, giảng viên cần có những đặc điểm sau:

“Người giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học phải có nhân thân rõ ràng, phẩm chất và đạo đức tốt, đồng thời đảm bảo sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Họ cũng cần có trình độ đáp ứng yêu cầu của Luật, các quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.”

Giảng viên đại học lương bao nhiêu năm 2024
Giảng viên đại học thường yêu cầu có bằng Thạc sĩ trở lên hoặc tương đương.

Bên cạnh đó, theo quy định của bộ luật trên, chức danh giảng viên đại học còn được phân loại như sau:

“Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Việc bổ nhiệm chức danh giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học phải tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, cùng với việc đáp ứng vị trí công việc và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.”

2. Phân loại lương giảng viên đại học

Các giảng viên tại các trường đại học đều có trình độ chuyên môn cao, từ thạc sĩ trở lên. Do đó, việc tính toán lương của họ không chỉ phụ thuộc vào số tiết giảng mà còn dựa trên một loạt các tiêu chí đánh giá khác. Mức lương được phân loại theo các danh hiệu và tình trạng công việc như sau:

  • Lương giảng viên chính thức
  • Lương giảng viên theo hợp đồng
  • Lương giảng viên được vào biên chế
  • Lương giảng viên viên chức
  • Lương giảng viên đã nghỉ hưu
  • Lương giảng viên thuê ngoài

Vì vậy, mỗi vị trí công việc sẽ có các công thức tính lương riêng biệt. Hơn nữa, lương của giảng viên đại học còn phụ thuộc vào ngạch lương, dẫn đến việc mỗi giảng viên có mức lương khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và vị trí công việc của họ.

3. Các bậc lương, hệ số lương

Bậc lương giảng viên đại học

Các bậc lương của giảng viên đại học được điều chỉnh theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ. Theo quy định mới, lương giảng viên được phân thành 3 nhóm bậc lương:

  • Viên chức thuộc nhóm A3: Bao gồm giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.2, với hệ số lương và mức lương tương ứng. Tuy nhiên, có sự khác biệt về cấp bậc và thưởng.
  • Viên chức thuộc nhóm A2: Bao gồm giảng viên chính, được chia thành nhiều cấp bậc để xác định mức lương.
  • Viên chức thuộc A1: Nhóm giảng viên thông thường và trợ giảng.

Giảng viên đại học lương bao nhiêu năm 2024
Lương giảng viên đại học được chia thành 3 bậc lương tương ứng A1, A2, A3.

Hệ số lương

Hệ số lương của giảng viên đại học cũng được phân chia thành nhiều bậc theo trình độ học vấn. Ban đầu, khi bắt đầu sự nghiệp, giảng viên sẽ nhận lương ở mức hệ số khởi điểm. Sau đó, hệ số lương sẽ thay đổi tùy thuộc vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm và môi trường làm việc.

Cụ thể, hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân thành 3 bậc:

  • Hệ số lương Đại học: Ở mức 2,34
  • Hệ số lương Cao đẳng: Ở mức 2,1
  • Hệ số lương Trung cấp: Ở mức 1,86

4. Cách tính lương mới nhất

Đối với giảng viên đại học là viên chức

Mức lương của giảng viên đại học là viên chức được tính theo công thức chi tiết như sau:

  • Lương: Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi: Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%
  • Tiền đóng bảo hiểm xã hội: Tiền đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5%
  • Tổng lương thực nhận = Lương + Tiền phụ cấp ưu đãi – Tiền đóng bảo hiểm xã hội

Dựa vào công thức trên và mức lương cơ sở sửa đổi từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng, bảng dưới đây liệt kê mức lương cho các hạng giảng viên và bậc lương tương ứng:

Hạng giảng viên Bậc Hệ số lương Mức lương Giảng viên cao cấp 1 6,20 11.160.000 2 6,56 11.808.000 3 6,92 12.456.000 4 7,28 13.104.000 5 7,64 13.752.000 6 8,00 14.400.000 Giảng viên chính 1 4,40 7.920.000 2 4,47 8.532.000 3 5,08 9.144.000 4 5,42 9.756.000 5 5,76 10.368.000 6 6,10 10.980.000 7 6,44 11.592.000 8 6,78 12.204.000 Giảng viên và Trợ giảng 1 2,34 4.212.000 2 2,67 4.806.000 3 3,00 5.400.000 4 3,33 5.994.000 5 3,66 6.588.000 6 3,99 7.182.000 7 4,32 7.776.000 8 4,65 8.370.000 9 4,98 8.964.000

Đối với giảng viên đại học ký theo hợp đồng

Ngoài việc làm giảng viên đại học là viên chức, có nhiều giảng viên chọn ký kết hợp đồng lao động với các trường đại học. Trong trường hợp này, họ sẽ được hưởng chế độ lương và thưởng theo thỏa thuận với đại diện của nhà trường, như đã được thảo luận trước đó. Tuy nhiên, quy định rằng mức lương này không thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, theo các giá trị cụ thể như sau:

  • Các trường thuộc vùng I: 4.680.000 đồng/tháng
  • Các trường thuộc vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
  • Các trường thuộc vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
  • Các trường thuộc vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Giảng viên đại học lương bao nhiêu năm 2024
Lương giảng viên đại học theo hợp đồng sẽ dựa trên thỏa thuận giữa giảng viên và trường đại học, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tạm kết

Vậy là Vieclam24h.vn đã cùng bạn tìm hiểu về mức lương giảng viên đại học và cập nhật cách tính mới nhất, dựa trên sự thay đổi của mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2023. Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết trên sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về mức lương, một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm và trân trọng. Từ đó, có thể giúp bạn đưa ra những quyết định cho sự nghiệp sau này. Chúc bạn luôn thành công!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Lương giảng viên đại học là bao nhiêu?

Đối với giảng viên đại học là viên chức.

Giảng viên đại học Văn Lang lương bao nhiêu?

Thông tin từ Trường Đại học Văn Lang, thu nhập tối thiểu đối với giảng viên, giảng viên nghiên cứu trình độ tiến sĩ là 350 triệu đồng/năm. Theo chế độ đãi ngộ đăng tải của Đại học Kinh tế TPHCM, người lao động được hưởng 14 suất phúc lợi vào các dịp lễ, Tết tương đương 21 triệu đồng/năm theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Giảng viên đại học cần bằng cấp gì?

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Giảng viên thỉnh giảng bao nhiêu tiền?

Đối với giáo viên thỉnh giảng ở cấp bậc tiểu học là khoảng 50.000đ/ tiết. Còn với giáo viên thỉnh giảng tại các trường THCS là 80.000đ/ tiết. Đối với giáo viên THPT và các trường trung cấp nghề, giáo viên giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ nhận được mức lương thỉnh giảng là 100.000đ/ tiết.