Giáo án bảo vệ môi trường lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ 9: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 21: GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG SẠCH, ĐẸP [TIẾP]

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

– Nhận biết được môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp

2.Năng lực:

– Biết được những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch, đẹp

3.Phẩm chất:

– Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: – một số tranh ảnh, clip về môi trường sạch, đẹp và môi trường chưa sạch, đẹp.

2. Học sinh: – SGK

3. Các phương pháp- Hình thức dạy học:

–  Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

2. Khởi động:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trời, Đất, Nước” [SGV/189]

– Gv dẫn vào bài mới

2.Khám phá  – Kết nối:

Hoạt động 3: Kể về một vài địa điểm chưa sạch, đẹp và đề xuất việc cần làm để bảo vệ môi trường

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm

– GV yêu cầu HS kể về một vài địa điểm chưa sạch, đẹp của quê hương, sau đó thảo luận nhóm đôi để xác định các việc cần làm để bảo vệ cảnh đẹp đó

+ Bước 2: Làm việc chung cả lớp

– GV mời HS chia sẻ về các hành động bảo vệ môi trường

– GV nhận xét câu trả lời của các bạn, khuyến khích các đội chưa làm được học tập các đội làm tốt

3.Thực hành:

Hoạt động 4: Xác định các hành động nên làm để giữ môi trường luôn sạch, đẹp

+Bước 1: Làm việc theo nhóm

– GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 để xác định các hành động nên làm để bảo vệ môi trường

+Bước 2: Làm việc chung cả lớp

– Mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

– GV kết luận các việc nên làm để bảo vệ môi trường sạch đẹp là: quét dọn lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi và việc không nên làm là: dẫm lên cỏ,

4.Củng cố- Dặn dò :

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau       

-HS tham gia

-HS thực hiện nhóm đôi

-HS trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét.

-HS lắng nghe, nêu ý kiến

HS thảo luận theo yêu cầu

-HS trình bày, nhận xét

HS thảo luận theo yêu cầu

-HS trình bày, nhận xét nhóm bạn

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

HĐTN:                      SINH HOẠT TẬP THỂ

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

– Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

– GDHS chủ đề 9 “Em bảo vệ môi trường”

– Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

2. Năng lực:

– Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

3. Phẩm chất

– Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Chuẩn bị:

– GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

– HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:

a. Sơ kết tuần học

* Cách thức tiến hành:

– Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên báo cáo tình hình học tập của tổ mình về tất cả các môn học trong tuần.

– Lớp trưởng tiếp tục mời lớp phó học tập và lớp phó văn thể mĩ báo cáo tình hình của lớp.

– Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.GV chủ nhiệm nêu nhận xét chung về ưu, khuyết điểm và đề nghị lớp trưởng điều khiển các tổ vạch ra biện pháp khắc phục những hạn chế.

b. Kế hoạch tuần tới.

– Lớp trưởng tiếp tục mời  các tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

– Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các tổ.

3. Sinh hoạt theo chủ đề

Gv tổ chức HS hát/ đọc thơ về Bác Hồ

-GV lấy tinh thần xung phong của HS lên hát/ đọc thơ về Bác Hồ

4.Đánh giá:

a.Cá nhân tự đánh giá

GV HD HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

-Tốt:Thực hiện thường xuyên các yêu cầu sau:

+Đề xuất được việc cần làm để bảo vệ môi trường

+Nhận xét được các hành động bảo vệ hay phá hoại môi trường

-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

– Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên

b. Đánh giá theo tổ/ nhóm

– GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung :

+Có đề xuất, nhận xét được các hành động bảo vệ môi trường hay không.

+Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, có trách nhiệm,… hay không.

c. Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4. Củng cố – dặn dò

– Nhận xét tiết học của lớp mình.

– GV dặn dò nhắc nhở HS xét, đánh giá chung        

– Lớp trưởng lên điều khiển.

– Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về tổ mình. Sau khi báo cáo mời các bạn cho ý kiến.

-HS theo dõi HS chia sẻ, lắng nghe, nhận xét.

-HS theo dõi, lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– Các tổ trưởng thảo luận trong tổ đưa ra biện pháp khắc phục và chia sẻ trước lớp.

– Các tổ trưởng lần lượt nêu kế hoạch của tổ mình trong tuần tới.

– HS hát lớp phụ hoạ

– HS các nhóm thi đua đọc thơ

-Thi đua đọc trước lớp

-HS tự đánh giá.

– Kiểm chứng lại việc làm của mình

-HS đánh giá lẫn nhau.

-HS thực hiện.

HS lắng nghe thực hiện

HS lắng nghe

I. Mục tiêu

- Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

- Nhận diện được một số nguy hiểm từ môi trường sống bị ô nhiễm đối với bản thân.

- Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị

- Máy chiếu, phiếu cảm xúc của em

- Video về vứt rác bừa bãi

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề: Em bảo vệ môi trường - Tiết 3: Sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KẾ HOẠCH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MINH HỌA CHỦ ĐỀ: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Mục tiêu Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp. - Nhận diện được một số nguy hiểm từ môi trường sống bị ô nhiễm đối với bản thân. Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Chuẩn bị - Máy chiếu, phiếu cảm xúc của em - Video về vứt rác bừa bãi - Bài hát: Em yêu cây xanh. Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp Mục tiêu: - Đánh giá được các hoạt động đã thực hiện trong tuần 33 - Đề xuất được các biện pháp thực hiện hoạt động của lớp trong tuần 34 Cách tiến hành Đại diện các tổ báo cáo các nội dung về học tập, nền nếp, lao động, vệ sinh cá nhân của tổ trong tuần 33 Các tổ đề xuất biểu dương các bạn có kết quả thực hiện tốt trong tuần qua. Các tổ thảo luận, trao đổi, đề xuất các biện pháp thực hiện các hoạt động của tổ, của lớp trong tuần 34 Kết luận: - GV nhận xét, đánh giá các hoạt động và các biện pháp học sinh đề xuất thực hiện - GV tuyên dương những HS, tổ HS thực hiện tốt Hoạt động 2: Thi kể về những địa điểm sạch đẹp ở trường và địa phương. Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Cách tiến hành - HS thực hiện theo nhóm 4, kể những địa điểm sạch, đẹp ở trường và ở địa phương trong thời gian 5 phút - Các nhóm trình bày kết quả của mình, nhóm khác cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - các câu hỏi gợi ý: + Kể tên các khu vực sạch, đẹp có ở trường em [sân trường, vườn trường, bồn hoa, nhà xe ] + Kể tên các nơi sạch, đẹp có ở địa phương em [con đường làng, vườn hoa nhà hàng xóm, sân bóng ] Kết luận Những nơi sạch, đẹp là những nơi không có rác thải, không khí trong lành, có nơi cần có bóng mát, cây xanh, hoa kiểng Hoạt động 3: Xem video của các tranh về tác hại của vứt rác và chất thải bừa bãi. Mục tiêu: - Nhận diện được một số nguy hiểm từ môi trường sống bị ô nhiễm đối với bản thân. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp. Cách tiến hành - Cho HS xem video - HS thực hiện trao đổi nhóm và chọn những tranh tác hại xấu đến môi trường. - Các nhóm trình bày kết quả của mình, nhóm khác cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - Tập thể HS hát bài Em yêu cây xanh. - Câu hỏi gợi ý: + Những việc làm nào được xem là vứt rác bừa bãi? + Theo em, vứt rác và chất thải bừa bãi sẽ gây ra những tác hại nào đến môi trường? Kết luận Việc vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe của con người. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thông qua bài học sinh thực hiện đúng hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. HS kể và quan sát được về bảo vệ môi trường, mạnh dạn tự tin khi hợp tác, trao đổi.

Tài liệu đính kèm:

  • giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_em_bao_ve_moi_tru.docx

Video liên quan

Chủ Đề